Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Nguyễn Bạch Yến - Bài 3: Các kiểu vần

I. Mục tiêu: Tiếng Việt 1- CGD, tập hai, là VẦN vì trong đó chứa tất cả các vần có thể có, chia ra 5 mẫu:

 1. Mẫu ba: Vần chỉ có âm chính: 12 vần (các nguyên âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, iê, uô, ươ)

 2. Mẫu oa: Vần có âm đệm, âm chính: 6 vần ( oa, oe, uê, uy, uơ, uya).

 3. Mẫu an: Vần có âm chính và âm cuối:

 4. Mẫu oan: Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối:

 5. Mẫu iê: các vần chứa nguyên âm đôi dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học.

 

ppt14 trang | Chia sẻ: ledaTS7oQ | Lượt xem: 2704 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiếng Việt Lớp 1 - Nguyễn Bạch Yến - Bài 3: Các kiểu vần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÀI 3: CÁC KIỂU VẦN Giáo viên: Nguyễn Bạch Yến Trường PTCS Thực Nghiệm Hà Nội 	Viện KHGD Việt Nam BƯỚC 1: GIỚI THIỆU CHUNG I. Mục tiêu: Tiếng Việt 1- CGD, tập hai, là VẦN vì trong đó chứa tất cả các vần có thể có, chia ra 5 mẫu: 	1. Mẫu ba: Vần chỉ có âm chính: 12 vần (các nguyên âm: a, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, iê, uô, ươ) 	2. Mẫu oa: Vần có âm đệm, âm chính: 6 vần ( oa, oe, uê, uy, uơ, uya). 	3. Mẫu an: Vần có âm chính và âm cuối: 	4. Mẫu oan: Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối: 	5. Mẫu iê: các vần chứa nguyên âm đôi dùng để tổng kết toàn bộ các mẫu đã học. MÔ HÌNH CẤU TRÚC NGỮ ÂM CỦA TIẾNG Kiểu vần 1: ba Kiểu vần 2: oa Kiểu vần 3: an Kiểu vần 4: oan CGD dùng mô hình để tường minh hóa cấu trúc ngữ âm của tiếng, cho mắt trần nhìn thấy khái niệm ngữ âm ở sâu bên trong. 	1. Cấu trúc có những thành phần nào. 	2. Vị trí mỗi thành phần trong cấu trúc. Sự thay đổi vị trí dẫn đến 	 sự thay đổi về chức năng. Việc 1: Học vần mới 	1a. Giới thiệu tiếng mới, phát âm/Nhắc lại vần vừa học, thay một thành phần. 	1b. Phân tích tiếng/vần 	1c. Vẽ mô hình. 	1d. Tìm tiếng có vần mới. Việc 2: Viết. 	2a. Viết bảng con. 	2b. Viết vở Em tập viết. Việc 3: Đọc. 	3a. Đọc chữ trên bảng lớp. 	3b. Đọc sách Tiếng Việt-CGD lớp 1. Việc 4: Viết chính tả. 	4a. Viết các tiếng khó vào bảng con. 	4b. Viết vào vở chính tả. 	4c. Thu vở, chấm chữa, nhận xét để H rút kinh nghiệm. II. Quy trình tiết dạy 1/ Tiếng Việt có mấy kiểu vần? Nêu các vần mẫu. 2/ Nội dung kiến thức, kĩ năng H nhận được sau khi học bài 3? a. Học kiểu vần 1, H nắm được điều gì? b. Học kiểu vần 2, H nắm được điều gì? c. Học kiểu vần 3, H nắm được điều gì? d. Học kiểu vần 4, H nắm được điều gì? 3/ Nêu mối liên hệ giữa các loại vần? Tác dụng của mối liên hệ trong việc lập mẫu.  III. Câu hỏi thảo luận: BƯỚC 2: XEM ĐĨA MINH HỌA Tiết dạy Mẫu 3b: Vần có âm đệm và âm chính. Tuần 10(tiết 1,2) Đọc sách thiết kế trang 20 BƯỚC 3: THẢO LUẬN 1/ Tiếng Việt có 4 kiểu vần: *Vần chỉ có âm chính, mẫu ba. *Vần có âm đệm và âm chính, mẫu oa. *Vần có âm chính và âm cuối, mẫu an. *Vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối, mẫu oan. a. Học kiểu vần chỉ có âm chính(tách ra thành bài 2), H có 2 sản phẩm cơ bản: 	 	* Tất cả các phụ âm và nguyên âm(trừ ă,â và nguyên âm đôi) 	 	* Các chữ ghi âm theo thứ tự bảng chữ cái a,b,c… 2/ Nội dung kiến thức, kĩ năng H nhận được sau khi học bài 3: b/ Học kiểu vần có âm đệm và âm chính, H nắm được: *Nguyên âm tròn môi và nguyên âm không tròn môi: H tự phân loại qua quan sát T phát âm. 	Nguyên âm tròn môi: o,ô,u. 	Nguyên âm không tròn môi: a,e,ê,i,ơ,ư. *Cách tạo ra kiểu vần có âm đệm và âm chính: kỹ thuật làm tròn môi các nguyên âm không tròn môi. /a/--/oa/, /e/--/oe/, /ê/--/uê/, /i/--/uy/, /ơ/--/uơ/ * Luật chính tả ghi âm /c/ trước âm đệm và luật chính tả ghi âm chính /i/ bằng y. c/ Học kiểu vần có âm chính và âm cuối, H nắm được: * Các cặp âm cuối là phụ âm: n/t, m/p, ng/c, nh/ch; các âm cuối là nguyên âm: i/y và o/u * Cách tạo ra vần mới: phương pháp phân tích. Sau khi đã lập mẫu thì dùng thao tác thay âm chính hoặc âm cuối. d/ Học kiểu vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối H nắm được: *Cách tạo ra vần mới: dựa trên mối quan hệ giữa các kiểu vần (cách “làm tròn môi” hoặc cách “thay một thành phần”) 	/a/--->/oa/	/an/--->/oan/ 	/a/--->/an/	/oa/--->/oan/ * Củng cố luật chính tả ghi âm /c/ trước âm đệm. 2/ Mối liên hệ giữa các kiểu vần được ghi lại theo sơ đồ: trang 46 Tài liệu tập huấn giáo viên dạy Tiếng Việt CGD lớp 1 - NXB Giáo dục Việt Nam Nắm chắc mối liên hệ giữa các kiểu vần, chúng ta nắm chắc CÁCH tạo ra các vần BƯỚC 4: TIẾT DẠY THỰC HÀNH Chọn tiết dạy thực hành(bắt đầu lớp học) Phân công và chuẩn bị. Thực hiện. Thảo luận và chia sẻ. Sơ kết. BƯỚC 5: TỔNG KẾT. Mục tiêu của Bài 3. Quy trình tiết dạy. Các vấn đề cần lưu ý. CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG ! Chúc các bạn thành công! 

File đính kèm:

  • pptCac kieu van.ppt
Bài giảng liên quan