Bài giảng Tiết 7 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. kiến thức: Học sinh hiểu được

- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc .

- Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì sao phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 7 - Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Trường THCS Cát Hanh	Ngày soạn: 30 - 9 - 2012
TIẾT 7:
BÀI 7: 
TIẾT 1:
I. MỤC TIÊU:
1. kiến thức: Học sinh hiểu được
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc .
- Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì sao phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
 - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp cua dân tộc. 
2. Kĩ năng:
- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
3. Thái độ: 
- Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Biết phê phán đối với những thái độ và việc làm thiếu tôn trọng hoặc xa rời truyền thống dân tộc. 
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu học tập .
 Tranh có liên quan đến bài học 
- Phương án tổ chức lớp học: Học nhóm trên lớp/ thảo luận nhóm. 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Học bài cũ bài 6 và hoàn thành các bài tập ở sgk 
- Đọc trước bài mới bài 7. Trả lời các câu hỏi gợi ý sgk 
+ Sưu tầm và tìm hiểu những truyền thống tốt đẹp của địa phương .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Điểm danh học sinh trong lóp: 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
H1. Thế nào là hợp tác? Nêu 1 ví dụ về sự hợp tác giữa nước ta với nước khác? 
H2. Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Học sinh phải làm gì để rèn luyện tính hợp tác? cho ví dụ.
Đáp án:
1. Hợp tác: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. 
Ví dụ: Cầu Mỹ Thuận là biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam - Ô-x trây-lia
2. Cần phải hợp tác quốc tế vì: Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của nhân loại: bảo vệ môi trường, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh dịch nguy hiểm, hạn chế bùng nổ dân số, để giải quyết những vấn đề đó, cần có sự hợp tác quốc tế, mà không một quốc gia, dân tộc nào riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được . 
- Học sinh cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và xã hội. 
Ví dụ: Học nhóm, tham gia lao động xây dựng nhà trường xanh - sạch - đẹp.
3. Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) 
Truyền thống nói chung và truyền thống đạo đức nói riêng là giá trị tinh thần vô giá của dân tộc ta . Để hiểu rõ hơn vấn đề này chúng ta học bài hôm nay. 
* Tiến trình bài dạy:
Tg 
 Hoạt động của giáo viên 
 Hoạt động của học sinh 
 Nội dung 
19’
Hoạt động 1: Thảo luận phân tích phần đặt vấn đề nhằm giúp học sinh hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc và biết được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
I. Đặt vấn đề:
Gọi 2 học sinh đọc câu chuyện ở phần đặt vấn đề
Cho học sinh thảo luận nhóm 
H1. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? 
H2. Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ, cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? 
H3. Qua hai câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? 
Gọi học sinh nhận xét, bổ sung 
Gv nhận xét chốt lại. 
H. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 
Giải thích:
Giá trị tinh thần là những thứ không cầm, nắm, ngửi được như truyền thống yêu ngước, những làng điệu quan họ, phong tục tập quán, 
H. Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp gì? 
- Kết luận: Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời, với mấy nghìn năm văn hiến chúng ta có thể tự hào về bề dày lịch sử của truyền thống dân tộc, yêu nước, tôn sư trọng đạo, hiếu học, hiếu thảo, cần cù lao động,  đó là những truyền thống mang ý nghĩa tích cực mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. 
2 học sinh đọc 
Học sinh thảo luận nhóm 
1. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện qua lời nói của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng  và lũ cướp nước. 
- Thực tiễn đã chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
+ Các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta (Hai bà Trưng chống Pháp và chống Mỹ) 
+ Các chiến sĩ ngoài mặt trận, các công chức ở hậu phương, phụ nữ cũng tham gia kháng chiến các bà mẹ anh hùng, công nhân, nông dân, thi đua sản xuất. 
2. Nhận xét về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ:
- Học trò của cụ Chu Văn An, tuy làm chức quan to, vẫn cùng bạn đến mừng thọ sinh nhật thầy. Họ cư xử đúng cách của một người học trò, kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng,  thầy giáo cũ của mình.
- Cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An thể hiện truyền thống 
“tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
3. Bài học :
- Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quí báu. Đó là truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay.
- Biết ơn kính trọng thầy cô giáo dù mình là ai, Đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An. 
- Là những giá trị tinh thần
 (những tư tưởng đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Yêu nước bất khuất chống ngoại xâm.
- Đoàn kết.
- Nhân nghĩa.
- Cần cù lao động 
- Hiếu học 
- Tôn sư trọng đạo
- Hiếu thảo
- Các truyền thống về văn hoá nghệ thuật,  
1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta:
2. Chuyện về một người thầy. 
II. Nội dung bài học: 
1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Dân tộc Vệt Nam có truyền thống rất đáng tự hào: yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù, lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo các truyền thống về văn hoá 
(các tập quán tốt đẹp, cách ứng xử mạng bản sắc văn hoá Việt Nam), Về nghệ thuật (tuồng, chèo, các làng điệu dân ca) 
12’
Hoạt động 2: Thảo luận giúp học sinh hiểu thế nào là kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 
Treo bảng phụ bài tập 1 ở sgk 
- Cho học sinh thảo luận nhóm . 
H. Vì sao em chọn các câu đó? 
Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi viết tiếp xúc 
H. Em phát huy được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về văn hóa nghệ thuật? 
Mỗi bàn chỉ ghi 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
Sau một thời gian quy định bàn nào kể được nhiều hơn bàn đó thắng cuộc 
H. Theo em bên cạnh truyền thống mang ý nghĩa tích cực, còn có truyền thống, tập quán, thói quen, lối sống tiêu cực không? cho ví dụ minh hoạ. 
- Có thể cho đại diện tổ học sinh lên giơi thiệu 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc ở địa phương mình có? 
Học sinh chia làm 6 nhóm thảo luận và nêu đáp án.
Những thái độ và hành vi thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc câu a,c, e,h,i,l,g. 
Vì: Đó là những thái độ, việc làm thể hiện sự tôn trọng, tích cực tìm hiểu, truyền thống, và thực hiện theo các chuẩn mực truyền thống. 
Học sinh thực hiện trò chơi 
- Thờ cúng tổ tiên.
- Áo dài.
- Ẩm thực Việt Nam 
- Giao lưu thể thao 
- Giao lưu dịch vụ 
- Có 
 Ví dụ : Tập quán lạc hậu (trọng nam kinh nữ,) 
+ Tục lệ : ma chay, cưới hỏi linh đình, lễ hội lãng phí, mê tín dị đoan (xem bói) 
+ Tư tưởng địa phương hẹp hòi.
- Yêu nước 
 - Hiếu học .
- Nghệ thuật, tuồng dân ca  
6’
 Hoạt động 3: Củng cố
H. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? 
H. Dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp 
gì? 
Cho học sinh làm bài tập ở bảng phụ.
Những thái độ và hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
a. Thích trang phục truyền thống Việt Nam 
b. Yêu thích nghệ thuật dân tộc 
c. Tìm hiểu văn học dân gian 
d. Tham gia hoạt động đền ơn, đáp nghĩa 
e. Theo mẹ đi xem bói 
g. Thích nghe nhạc cổ điển 
h. Tóc nhuộm vàng là mốt. 
Gọi học sinh nhận xét bổ sung 
- Là những giá trị tinh thần
 (những tư tưởng đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Yêu nước bất khuất chống ngoại xâm.
- Đoàn kết.
- Nhân nghĩa .
- Cần cù lao động 
- Hiếu học 
- Tôn sư trọng đạo
- Hiếu thảo
- Các truyền thống về văn hoá nghệ thuật , 
Đáp án: a,b,c, d, g .
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo( 1’)
- Các em về nhà học bài theo nội dung bài học mục 1,2 làm bài tập số 2,3 ở vở bài tập 
- Xem trước bài mới : Bài 7 phần 3,4 các bài tập còn lại ở sgk và dự kiến đáp án.
- Mỗi em sưu tầm 1 bức ảnh thể hiện truyền thống dân tộc ta để trình bày trong tiết sau. 
IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
-------------************------------
H1. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? 
 H.2 Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? 
H3. Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ , cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? 
H4. Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ , cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? 
H5. Qua hai câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? 
H6. Qua hai câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? 

File đính kèm:

  • docBAI 7 T 7.doc