Bài giảng Tính đa dạng và phong phú của sinh vật

Quá trình tiến hóa lâu dài nhưng chúng vẫn có mối liên hệ họ hàng nhất định

Hệ thống đơn vị phân loại:

Loài là một nhóm các cá thể sinh vật có những đặc điểm sinh học tương đối giống nhau và có khả năng giao phối với nhau và sinh sản ra thế hệ tương lai.

Theo Ernst Mayr, loài là nhóm các quần thể tự nhiên có khả năng giao phối với nhau và tương đối cách ly sinh sản với các nhóm khác.

 

ppt101 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tính đa dạng và phong phú của sinh vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
; sán dây bò (Taeniarhynchus saginatus), sán mép (Diphyllobothrium mansoni); sán dây cá (Ligula intestinalis), sán máu (Schistosoma hematobium, S. mansoni, ...), sán dây lợn (Taenia solium). 3.3. Khái quát về giới động vậtNgành giun tròn: ngành động vật không xương sống, có khoang cơ thể nguyên sinh, có ống tiêu hoá nhưng chưa có hệ tuần hoàn và hô hấp. Phần lớn các loài đơn tính, hệ sinh dục cấu tạo đơn giản, hệ thần kinh cấu tạo đặc trưng kiểu ortogon, hệ bài tiết có thể có hoặc không, hay là dạng biến đổi của tuyến da hoặc theo kiểu nguyên đơn thận.	 Ngoài đặc điểm trên, GT còn có những đặc điểm riêng: tầng cuticun, lớn lên bằng lột xác, số lượng tế bào trong cơ thể tương đối ít, ổn định, phân cắt trứng xác định. Mỗi loài có chu kì sống riêng. Gồm các lớp: GT, Giun bụng lông, Giun cước, Trùng bánh xe, Pripulida và Giun đầu gai. Có khoảng 18 nghìn loài, sống tự do trong đất, nước, kí sinh ở người, động vật, thực vật. Những năm gần đây, nhờ những nghiên cứu sâu các đại diện của ngành, người ta có thể hình dung chung nguồn gốc của GT là từ sán tiêm mao như trong chu trình phát triển của các loài có giai đoạn có tiêm mao... 3.3. Khái quát về giới động vật	GT kí sinh gây tổn thương tại chỗ, tiết độc tố làm suy nhược cơ thể, mở đường cho các bệnh khác xâm nhập vào. Nhiều loài kí sinh trong thực vật làm năng suất cây trồng giảm 30 - 40% (có nơi 60 - 70%) như GT gây nốt sần ở rau Heterodera, Ditylenchus, Pratylenchus. 	Ở động vật, GT có thể kí sinh trong hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, làm phù bộ phận sinh dục, chân, vú, mặt...; kí sinh trong ruột gây tắc ruột... GT có thể xâm nhập vào động thực vật bằng nhiều con đường: qua nước, đất, qua vật chủ trung gian (muỗi, các súc vật nuôi trong nhà...). 	Phòng trừ bằng các biện pháp tổng hợp: vệ sinh môi trường, tiêu diệt các nguồn bệnh bằng tẩy giun... Ở người, cần có xét nghiệm phân để biết rõ bị nhiễm loại nào; điều trị thường xuyên đúng liều theo hướng dẫn của thầy thuốc. 3.3. Khái quát về giới động vậtNgành giun vòi: trung gian giữa giun bậc thấp và giun bậc cao. Thường sống ở biển tới độ sâu 3000m, là động vật ăn thịt.Ngành giun đốt: có ba lá phôi, cơ thể đối xứng hai bên và phân đốt (rươi, giun đất, đỉa). Cơ thể mềm, dài, được bọc một lớp cuticun mỏng và đa số có tơ kitin phân bố theo đốt. Đốt là cơ quan vận chuyển3.3. Khái quát về giới động vật	Thành cơ thể gồm: lớp cơ vòng, cơ dọc và xoang cơ thể thứ sinh tách biệt ruột với thành cơ thể. Đặc điểm này cùng với sự phân đốt cơ thể làm cho con vật có khả năng vận chuyển tốt. Nhiều loài lưỡng tính. Ruột chạy từ miệng xuống hậu môn. Hệ tuần hoàn và thần kinh phát triển. Cơ quan bài tiết là hậu đơn thận. Trong quá trình phát triển có ấu trùng Trochophora. Có khoảng 8400 loài, thuộc 4 lớp: Giun nhiều tơ (Polychaeta), Giun ít tơ (Oligochaeta), Đỉa (Hirudinea) và Giun đốt cổ (Archiannelida) Ngành động vật dạng giun và động vật có râu sờ: gồm Lớp động vật dạng rêu và lớp tay cuộnNgành thân mềm: ngành động vật không xương sống, cơ thể đối xứng hai bên (về cơ bản), riêng nhóm Ốc có hiện tượng xoắn vặn cơ thể nên mất đối xứng; không có hiện tượng phân đốt rõ ràng, chỉ có một số nhóm có một số cơ quan sắp xếp theo kiểu phân đốt; xoang cơ thể thứ sinh gồm xoang bao tim, xoang sinh dục, giữa các cơ quan lấp đầy mô liên kết. Cơ thể chia ba phần: đầu, thân và chân, tổ chức cơ thể này biến đổi theo từng nhóm 3.3. Khái quát về giới động vậtHóa thạch của Neospirifer condor, một loài động vật tay cuộn. Hình chụp tại tỉnh Coppinota, Bolivia. 3.3. Khái quát về giới động vật	TM có vai trò quan trọng trong thiên nhiên cũng như đối với con người, là nguồn thực phẩm có giá trị. Hiện nay, hằng năm thế giới khai thác khoảng 3 triệu tấn, thành phần khai thác chủ yếu là hàu (Ostrea), vẹm (Mytylus), bào ngư (Haliotis), trai điệp (Pecten, Amussium), ngao (Meretrix), sò (Arca), mực (Sepia, Loligo). 	Nhiều nước đã có công nghiệp nuôi hàu. Vỏ nhiều loài ốc có xà cừ đẹp dùng làm đồ mĩ nghệ. Ngọc trai là sản phẩm quý. Vỏ bào ngư, mai mực làm dược liệu. Vỏ đá vôi cứng và bền của TM được giữ lại trong các địa tầng là một trong các sinh vật chỉ thị có giá trị. 	Bên cạnh các mặt có lợi, TM còn gây hại nghiêm trọng như hà biển (Teredo, Bankia), hà sông (Dreissena) đục thuyền, các công trình cầu cảng, làm tắc ống dẫn nước, vv. Các loài ốc sên (Achatina, Helix), sên trần (Arion, Deroceras) phá hại cây trồng. Các loài ốc nước ngọt (Lymnaeidae, Bithyniidae) là vật chủ của ấu trùng nhiều loài giun sán kí sinh ở người và gia súc; ốc sên, ốc bươu vàng là đối tượng gây hại cây trồng như lúa, chuối, vv. 3.3. Khái quát về giới động vật3.3. Khái quát về giới động vật	- Ngành chân đốt: là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ. Có hơn 1 triệu loài chân khớp được mô tả, khiến chúng chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy, và là một trong hai nhóm động vật thực sự sinh sống được ở môi trường khô – nhóm khác là amniote. Chúng có kích thước từ rất nhỏ như sinh vật phù du cho đến chiều dài vài mét. 3.3. Khái quát về giới động vật	Nhờ phát triển của hệ cơ làm cho mọi hoạt động của CĐ phức tạp. Ngoài những đổi mới kể trên, ngành CĐ còn có những đặc điểm mới khác: có xoang cơ thể, hệ tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thần kinh, sinh dục... tạo điều kiện cho CĐ có khả năng thích ứng cao với nhiều môi trường sống (trên không, dưới nước, trong hang động, dưới đất, vv.), thuận lợi trong phát tán, sinh sản nhiều, số lượng và số loài lớn. 	Ngành CĐ được chia thành bốn phân ngành: Bọ ba thuỳ (Trilobitomorpha, Tam điệp trùng); Có kìm (Chelicerata); Có mang (Branchiata); Có khí quản (Tracheata). 	Các động vật ngành CĐ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người: làm nguồn thức ăn (tôm, cua), nguồn phân bón (sam, giáp xác nhỏ, vv.), giúp cho quá trình thụ phấn của cây trồng (bướm, ong), làm dược liệu quý (sản phẩm của ong), nguyên liệu cho công nghiệp (tằm dâu, cánh kiến), vv. Nhiều đại diện của CĐ là vật môi giới truyền nhiều loại bệnh nguy hiểm cho người và gia súc, cây trồng (ruồi, muỗi, vv.), gây tác hại trực tiếp cho cây trồng, vật nuôi (mòng, bọ xít, rầy). 3.3. Khái quát về giới động vật	- Ngành da gai: ngành động vật không xương sống, ở biển. Có miệng thứ sinh (Deuterostomia). Cơ thể cấu tạo theo kiểu đối xứng toả tròn bậc 5; có bộ xương đá vôi phát triển với các gai thò ra ngoài; xoang cơ thể thứ sinh gồm xoang chung và hệ thống ống dẫn nước và chân ống là cơ quan vận chuyển độc đáo của DG; phát triển cá thể trải qua giai đoạn ấu trùng có đối xứng hai bên chứng tỏ DG có quan hệ họ hàng với các nhóm động vật có dây sống.	 Ngành DG hiện nay có khoảng 5.000 loài, 2 phân ngành: Pelmatozoa, dạng trưởng thành sống bám như Huệ biển và các lớp đã tuyệt chủng; Eleutherozoa, trưởng thành sống tự do, gồm 4 lớp còn tồn tại là Sao biển (Asteroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea), Cầu gai (Echinoidea), Hải sâm (Holothuroidea) và Ophiocystidea đã tuyệt chủng. 3.3. Khái quát về giới động vật	Trong số động vật DG, hải sâm và cầu gai được dùng làm thực phẩm ở nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, Malaixia, vv. Hằng năm sản lượng DG được khai thác 60 - 70 nghìn tấn, trong đó 60% là cầu gai. Một số các hợp chất trong cơ thể sao biển, hải sâm có giá trị dược liệu. Trong môi trường biển, DG có khả năng tích tụ canxi tạo bộ xương và tích tụ cả chất phóng xạ trong nước biển nên có vai trò trong cân bằng muối. DG còn dùng làm thức ăn cho cá, làm phân bón. 3.3. Khái quát về giới động vật3.3. Khái quát về giới động vật3.3.2. Nhóm động vật có xương sống	Là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Động vật có xương sống đã bắt đầu tiến hóa vào khoảng 530 triệu năm trước trong thời kỳ của sự bùng nổ kỷ Cambri, một giai đoạn trong kỷ Cambri (động vật có xương sống đầu tiên được biết đến là Myllokunmingia). Các xương của cột sống được gọi là xương sống. 	Gồm Cá (bao gồm cả cá mút đá, nhưng thông thường không bao gồm cá mút đá myxin, mặc dù điều này hiện nay đang gây tranh cãi), động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú (bao gồm cả người) đều là động vật có xương sống. Các đặc trưng bổ sung của phân ngành này là hệ cơ, phần lớn bao gồm các khối thịt tạo thành cặp, cũng như hệ thần kinh trung ương một phần nằm bên trong cột sống. Các đặc trưng xác định khác một động vật thuộc loại có xương sống là xương sống hay tủy sống và bộ khung xương bên trong. 3.3. Khái quát về giới động vật	+ Ngành phụ sống đuôi: Cơ thể dạng túi, có áo bao ngoài (áo là sản phẩm tiết từ da, thành phần hoá học gần với xenlulozơ). Sống cố định, đơn độc hay tập đoàn. Có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính, một số lưỡng tính nhưng không tự thụ tinh. Phân bố ở hầu khắp các biển, sống từ lớp nước bề mặt đến độ sâu 5.000 m. Có khoảng 1.500 loài, 3 lớp: Hải tiêu (Ascidiae), Xanpê (Salpae) và Có cuống (Appendicularae). Không có ý nghĩa kinh tế; có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá. 	+ Ngành phụ không sọ: gồm 2 phân ngành: Động vật đuôi sống (Urochordata) và Động vật đầu sống (Cephalochordata). Là động vật có dây sống bậc thấp vì chưa có sọ, tim, thận, đời sống còn thụ động, dây sống tồn tại suốt đời, có ống thần kinh chạy dọc lưng ở phía trên dây sống. Bên thành hầu có nhiều đôi khe mang. Phân ngành Động vật đầu sống chỉ có 1 họ, khoảng 20 loài. 3.3. Khái quát về giới động vật+ Ngành phụ có xương sống hoặc có sọ:	phân ngành quan trọng nhất của động vật có dây sống. Bộ xương trong bằng sụn hay xương, cột sống lưng (xương sống) bao bọc lấy tuỷ sống. Hệ thần kinh phức tạp, não bộ phát triển được bọc trong hộp sọ. Hệ tuần hoàn và tiêu hoá nằm phía bụng. Trừ các động vật có xương sống nguyên thuỷ, còn tất cả đều có hàm được tạo từ cung tạng. Phân bố rộng khắp thế giới trong các môi trường khác nhau: trong nước, trên cạn và cả trên không. Gồm các lớp: Miệng tròn (Cyclostomata), Cá sụn (Chondrichthyes), Cá xương (Osteichthyes), Lưỡng cư (Amphibia), Bò sát (Reptilia), Chim (Aves), Động vật có vú (Mammalia). 3.3. Khái quát về giới động vật

File đính kèm:

  • pptTinh da dang va phong phu cua sinh vat.ppt
Bài giảng liên quan