Giáo trình Hóa Sinh học - Chương 7 Hormone

Hormone là những chất hữu cơ được tạo thành trong cơ thể có tác

dụng điều hoà các hoạt động sống trong cơ thể. Lượng hormone trong cơ

thể thường rất thấp.

Hormone có cả ở thực vật và động vật. Ở động vật hormone được

sản xuất tại các tuyến nội tiết và tác động đến các mô khác nơi nó được

tạo ra. Hormone từ tuyến nội tiết được tiết trực tiếp vào máu và được máu

vận chuyển đến các mô chịu tác dụng.

pdf10 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Hóa Sinh học - Chương 7 Hormone, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
one tác động đến tế bào đích không qua bước trung 
gian là làm tăng lượng AMP vòng. Insulin liên kết chặt chẻ với chất nhận 
đặc hiệu của nó trên màng nguyên sinh chất của tế bào đích. Tương tác 
giữa Insulin và chất nhận bảo đảm cho tác động của Insulin được thể hiện 
nhanh chóng. Insulin còn có tác dụng phosphoryl hoá protein tham gia vào 
cơ chế kích thích quá trình trao đổi glycogen. 
- Cơ chế tác dụng của các hormone thực vật hoàn toàn khác 
hormone động vật. Các hormone thực vật tác động lên hoạt tính các 
enzyme bằng cách liên kết với enzyme để tạo phức hoạt động. Khi liên kết 
với hormone hoạt tính của enzyme được tăng lên. 
- Hormone thực vật còn làm thay đổi tính chất của màng 
cellulose, màng nguyên sinh qua đó tác động kích thích quá trình 
sinh trưởng của tế bào. 
 122 
- Một cơ chế tác động quan trọng nữa của hormone thực vật là thay 
đổi tính chất của nguyên sinh chất của tế bào, từ đó ảnh hưởng đến các 
hoạt động sinh lý, trao đổi chất của tế bào 
7.2. Các hormone quan trọng 
7.2.1. Hormone động vật 
- Hormone động vật có nhiều loại với cấu tạo và chức năng rất khác 
nhau. Dựa vào cấu tạo hoá học có thể chia hormone động vật thành 3 
nhóm: 
- Hormone steroid là dẫn xuất của cholesterol. 
- Hormone là dẫn xuất của amino acid. 
- Hormone là peptide hay protein. 
7.2.1.1. Hormone là steroid 
- Đây là nhóm hormone có số lượng lớn, có vai trò quan trọng và đa 
dạng. Người ta chia steroid thành 5 nhóm nhỏ với nhiều loại khác nhau: 
T
T Nhóm Đại diện 
Nơi tạo 
thành Vai trò 
1 Progestagen Progesterol 
-Thể vàng 
-Vỏ thượng 
thận 
Hormone dưỡng thai 
giúp trứng phát triển 
2 
Glucocorticoid Cortisol Vỏ thượng thận 
- Kích thích tổng hợp 
glycogen và tích luỹ 
glycogen ở gan. 
- Kích thích phân giải 
protein, lipid. 
- Chống viêm, tích 
nước muối. 
3 
Mineral corticoid Andosterol Vỏ thượng thận 
- Tăng hấp thụ Na+, Cl- 
- Tăng tích nước. 
- Bài tiết K+ 
4 Androgen Testosterol Tinh hoàn Phát triển các đặc điểm của nam giới. 
5 
Estrogen Estron Buồng trứng
- Phát triển các đặc 
điểm nữ giới. 
- Phát triển niêm mạc 
dạ con. 
 123 
7.2.1.2. Hormone là dẫn xuất amino acid 
 Đến nay người ta đã biết một số hormone là dẫn xuất amino acid 
như adrenaline, noradrenaline, thyroxine... 
 - Adrenaline và noradrenaline là các hormone do tuyến thượng 
thận tạo ra. Các hormone này có tác dụng kích thích sự phân giải 
glycogen, làm giảm sự tổng hợp glycogen nên làm tăng hàm lượng 
glucose trong máu. 
. 
 Adrenaline 
OH 
 HO CHOH - CH2 - NH - CH3
Noradrenaline
OH 
 HO CHOH - CH2 - NH2
Thiroxine là hormone do tuyến giáp sản xuất có tác dụng tăng cường 
quá trình trao đổi chất, giúp cho cơ thể phát triển bình thường. Nếu thiếu 
thyroxine gây nên trạng thái thiểu năng tuyến giáp làm cho cơ thể lùn, 
kém phát triển, đần độn. Ngược lại nếu thừa thyroxine cũng gây bệnh là 
ưu năng tuyến giáp làm cho người cao quá khổ, không cân đối. 
Thyroxine (Tetraiodothyronine) 
O 
I 
HO 
I 
 NH2
CH2 - CH 
 COOH 
I 
I
 124 
 Đây là nhóm hormone có vai trò quan trọng trong quá trình điều 
hoà trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là điều hoà lượng đường trong 
máu. 
Một số hormone là peptide: 
 STT Hormone Nơi tạo ra Vai trò 
1 Tyrocalcitonin Tuyến giáp Giảm hàm lượng Ca++ trong máu 
2 Insulin Tuyến tụy Giảm lượng đường trong máu 
3 Glucagon Tuyến tụy Tăng lượng đường trong máu 
4 Oxytoxin (HGF) Tuyến yên Gây co dạ con, kích thích đẻ 
5 Vasopressin (ADH) Tuyến yên Tăng áp, chống bài tiết 
6 Melanotropin (MSH) Tuyến yên Kích thích tăng sắc tố da 
7 Somatotropin (STH) Tuyến yên Kích thích tăng trưởng, tăng TĐC 
8 Corticotropin (ACTH) Tuyến yên Kích thích tuyến trên thận 
9 Thyreotropin (TSH) Tuyến yên Kích thích tuyến giáp 
10 Kích nang tố (FSH) Tuyến yên Kích thích tạo estradiol 
Sau đây sẽ đề cập đến một số hormone trong nhóm này: 
 - Insulin: Insulin được tiết từ tế bào beta của đảo Langẻhan của 
tuyến tụy khi lượng đường trong máu cao. Insulin kích thích các quá trình 
tổng hợp, kìm hãm các quá trình phân giải glycogen ở gan, mô mỡ. Insulin 
còn kích thích sự phân giải glucose. Nhờ đó insulin làm giảm lượng đường 
trong máu, do đó chống lại bệnh đái tháo đường. 
 Insulin có khối lượng phân tử là 5800. Cấu tạo insulin gồm 2 
chuỗi polypeptide: chuỗi A có 21 amino acid, chuỗi B có 30 amino acid. 
Hai chuỗi liên kết với nhau bằng 2 liên kết disunfit. 
 Tiền chất của insulin là proinsulin và preproinsulin.Từ 
preproinsulin biến đổi thành proinsulin, sau đó insulin được tạo nên từ 
proinsulin. 
 - Glucagon là hormone peptide, có tác dụng ngược với insulin. Khi 
lượng đường trong máu giảm qúa mức cho phép thì tuyến tuỵ sản sinh ra 
glucagon có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu nhờ kìm hãm quá 
trình tổng hợp glycogen. 
 Glucagon có khối lượng phân tử 3.500, bao gồm 29 gốc amino 
acid tạo chuỗi polypeptide mạch thẳng. 
 125 
7.2.2. Hormone thực vật 
 Hormone thực vật là các chất có vai trò quan trọng trong quá trình 
sinh trưởng, phát triển của thực vật. Có nhiều loại hormone khác nhau 
trong cơ thể thực vật. Các loại hormone này khác nhau về bản chất hoá 
học, về vai trò đối với thực vật. Có thể chia hormone thực vật thành 5 
nhóm: 
- Auxin. 
- Gibberellin. 
- Cytokinin. 
- Absisic acid. 
- Ethylen. 
7.2.2.1. Auxin 
 Auxin là nhóm hormone quan trọng, phổ biến nhất ở thực vật. Có 
nhiều loại auxin khác nhau với cấu trúc hoá học khác nhau. Loại auxin 
quan trọng nhất là β-indol-acetic acid (IAA), ngoài ra một số auxin khác 
cũng khá phổ biến là napthalen-acetic acid (NAA), phenyl-acetic acid 
(PAA) ... 
PAA 
CH2-COOH 
NAA 
CH2-COOH 
IAA 
CH2-COOH 
N 
H
Auxin có vai trò nhiều mặt đối với thực vật: 
- Kích thích sự sinh trưởng tế bào, từ đó kích thích sự sinh trưởng 
các cơ quan và toàn cơ thể. 
- Có vai trò quyết định hiện tượng ưu thế đỉnh. 
- Có vai trò quyết định các cử động sinh trưởng như hướng sáng, 
hướng trọng lực. 
- Kích thích quá trình nảy mầm, rút ngắn thời kỳ ngủ của hạt, củ. 
- Ức chế sự rụng lá, kích thích sự tạo quả. 
 126 
- Kích thích các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất và 
năng lượng của cơ thể. 
7.2.2.2. Gibberellin 
 Gibberellin là nhóm hormone quan trọng thứ hai ở thực vật. 
Gibberellin được các nhà khoa học Nhật phát hiện lần đầu tiên ở loài nấm 
gây bệnh lúa von (Gibberellin fujcoroi). Có nhiều loại Gibberellin khác 
nhau, đến nay đã tìm thấy hơn 70 loại Gibberellin có mặt ở thực vật, vi 
sinh vật. Người ta đặt tên các Gibberellin theo thứ tự thời gian phát hiện 
GA . GA .... GAn, trong đó quan trọng nhất có thể kể đến là GA1 2 3. Các 
Gibberellin đều là dẫn xuất của vòng gibban. 
 C = O 
Cấu tạo GA3
COOH CH3
 HO 
 O 
CH2
OH 
Gibberellin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát 
triển của thực vật: 
- Kích thích sự sinh trưởng của tế bào, qua đó kích thích sự sinh 
trưởng của các cơ quan và cơ thể. 
- Kích thích quá trình nảy mầm, phá trạng thái ngủ của hạt, củ. 
- Kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. 
- Kích thích các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất và 
năng lượng của cơ thể. 
7.2.2.3. Cytokinin 
 Cytokinin là các dẫn xuất của base Adenine. Có nhiều loại 
cytokinin khác nhau, quan trọng nhất là kinetin và zeatin. 
 127 
 Xitokinin tham gia và nhiều hoạt động sống quan trọng của thực vật: 
- Kích thích sự phân bào qua đó kích thích sự sinh trưởng của tế bào. 
- Làm chậm quá trình hoá già của tế bào, mô. 
- Giúp cho thực vật chống lại các stress của môi trường có hiệu quả. 
- Là thành phần cấu tạo của nucleic acid (trong một số loại RNA) 
nên có vai trò trong quá trình trao đổi nucleic acid và protein. 
- Kích thích các hoạt động sinh lý, các quá trình trao đổi chất và 
năng lượng của cơ thể. 
7.2.2.4. Absisic acid 
 Acid absisic (ABA) là nhóm chất ức chế sinh trưởng có tác dụng 
ngược lại 3 nhóm chất trên. Absisic acid là dẫn xuất của triterpen. 
 N 
 N 
Zeatin 
N 
H 
HN - CH2- CH = CH 
 N N 
CH2OH 
Kinetin 
HN - CH2
 O 
CH3
 N 
N 
H 
 N 
 N 
ABA 
CH3
CH3 CH3 CH3
COOH
OH 
O 
 128 
Tác dụng chủ yếu của ABA là ức chế quá trình sinh trưởng của tế bào, 
gây hiện tượng rụng lá, rụng quả. ABA kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ. 
 Do ức chế sự sinh trưởng của thực vật nên ABA phối hợp với 
nhóm chất kích thích sinh trưởng để điều hoà quá trình sinh trưởng của 
thực vật xảy ra cân đối. 
7.2.2.5. Ethylen 
 Ethylen (CH2 = CH2) là nhóm hormone thực vật có tác dụng gần 
giống ABA nên thuộc nhóm chất ức chế sinh trưởng. Etylen thúc đẩy quá 
trình chín của quả, quá trình rụng lá. 
 Khác với hormone động vật, hormone thực vật được tổng hợp 
trong các phần khác nhau của cây mà không có các tuyến tiết chuyên biệt. 
Các hormone thực vật được tổng hợp ở các vùng khác nhau của cây. 
 Auxin, gibberellin chủ yếu được tổng hợp tại các phần non của 
cây, nhất là vùng sinh trưởng như đỉnh sinh trưởng, tượng tầng Sau khi 
tổng hợp Auxin, gibberellin được vận chuyển trong các mô dẫn hay qua hệ 
thống tế bào sống để đưa đến các vùng tác dụng. Hormone thực vật cũng 
không có tế bào đích chuyên biệt như ở động vật mà tác động lên toàn cơ thể. 
 Cytokinetin được tổng hợp mạnh ở phần rễ non, còn absisic acid , 
ethylen lạị được tổng hợp nhiều ở các phần già của cây. Sau khi tổng hợp 
các hormone này cũng được vận chuyển đến các vùng khác nhau trong cơ 
thể để thực hiện các chức năng của chúng. 
 129 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tài liệu tiếng Việt 
1. Trần Thị Ân (chủ biên). 1979. Hóa sinh đại cương (tập I, II). NxB 
KH&KT. Hà Nội. 
2. Phạm Thị Trân Châu, Trần Thị Áng. 2000. Hóa sinh học. Nxb Giáo 
dục. Hà Nội. 
3. Nguyễn Bá Lộc. 1997. Hóa sinh. Nxb Giáo dục. Hà Nội 
Tài liệu dịch 
1. Musil J.G., Kurz .K., Novakava .O. 1982 
2. Sinh hóa học hiện đại theo sơ đồ. Nxb Y học. Hà Nội. 
Tài liệu tiếng nước ngoài 
1. Farkas G. 1984. Növényi anyagcsereélettan. Akadémiai Kiadó Budapest. 
2. Lehninger A. L., 2004. Principle of Biochemistry, 4th Edition. W.H 
Freeman. 

File đính kèm:

  • pdfHormone.pdf
Bài giảng liên quan