Bài giảng Tư Tưởng Hồ Chí Minh _ Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
Bài giảng được hoàn thành chủ yếu dựa vào nội dung các cuốn “Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh” của Hội đồng lý luận Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành 2003 (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng), “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” Nxb CTQG, Hà Nội, 2005-2008; Quyết định ban hành Chương trình các môn Lý luận Chính trị trình độ Đại học, Cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008; “Đề cương giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” ban hành theo Công văn của Bộ Giáo dục & Đạo tạo, số 512/BGDĐT-GDĐH ngày 2/2/2009. Đặc biệt là “Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nxb CTQG, Hà Nội, 2009
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song Bài giảng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp, đọc giả xa gần để Bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 09 năm 2009
Th.s Hoàng Ngọc Vĩnh
g lực làm chủ: làm chủ bản than, gia đình và công việc mình đảm nhiệm, đủ sức khoẻ và tư cách tham gia làm chủ nhà nước và xã hội, thực hiện tốt quyền công dân; không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, khoa học công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.Ngoài những tiêu chuẩn chung trên, Hồ Chí Minh còn nêu những tiêu chuẩn cụ thể cho từng giới, từng ngành.- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội. Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm của Quản Trọng: “Thập niên chi kế mạc nhi thụ mộc, bách niên chi kế mạc nhi thụ nhân” mà khẳng định: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.+ “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được thường xuyên đẩy mạnh trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã hội và phải đạt được kết quả cụ thể qua từng chặng đường của thời kỳ quá độ. Bởi vì, nếu sao nhãng việc trồng người, nhất định sẽ dẫn đến những bất cập, hơn nữa còn là những suy thoái về con người có thể gây những hậu quả khôn lường. + “Trồng người”, xây dựng con người mới phải được đặt ra trong suốt cuộc đời mỗi người. Đây là quyền lợi, cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người với sự nghiệp xây dựng đất nước. Đồng thời nó cũng thể hiện sự trưởng thành, vươn lên của mỗi cá nhân.+ Những người có trách nhiệm trồng người cũng phải được vun trồng bởi quần chúng nhân dân, bởi tập thể những người đi trồng và được trồng, bởi cuộc sống thực tiễn và sự tự vun trồng trong suốt cuộc đời của chính họ.- Những biện pháp để xây dựng con người mớiĐể thực hiện chiến lược “trồng người” có nhiều biện pháp, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục đào tạo là quan trọng nhất. “Óc của trẻ trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên”.Người cho rằng, để “trồng người” có hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:+ Trước hết, mọi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện. Tu dưỡng hàng ngày, bền bỉ suốt đời, gắn với thực tiễn cách mạng. Trong khi xây dựng những đức tính tốt, phải có bản lĩnh chống lại mọi thói hư tật xấu như lối sống bàng quan, vị kỉ cá nhân, thiếu tinh thần trách nhiệm, chống tham nhũng, xa hoa, lãng phí,+ Phải dựa vào sức mạnh tổ chức của cả hệ thống chính trị. Đó là vai trò của chi bộ Đảng, của các tổ chức chính trị - xã hội như công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội thanh niên, sinh viên Việt Nam,+ Thông qua các phong trào cách mạng như phong trào “Thi đua yêu nước”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “người tốt việc tốt”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, xoá đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã, phường văn hoá,KẾT LUẬN1. Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh- Trong lĩnh vực văn hoá, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hoá, đã sớm đưa văn hoá vào chiến lược phát triển của đất nước.Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hoá mới ở Việt Nam. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, đến những năm 80 của thế kỷ trước, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội.Thực tiễn đã chứng minh rằng, những luận điểm về văn hóa của Người không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.- Trong lĩnh vực đạo đức, Người đã phát triển, hoàn thiện đạo đức học Mácxít về vai trò của đạo đức về những chuẩn mực đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp với Việt Nam.- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới có giá trị lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Hồ Chí Minh đã đề cao giá trị con người, chủ trương xây dựng con người mới với những chuẩn mực cụ thể.Xét đến cùng, đó là tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, của dân tộc và của nhân loại. Nói cách khác, tất cả vì con người, do con người.2. Ý nghĩa của việc học tập- Thấy rõ những cống hiến kiệt xuất của Hồ Chí Minh trong lĩnh vực văn hoá, đạo đức và xây dựng con người mới.- Xác định được phương hướng, biện pháp học tập tư tưởng văn hoá, đạo đức và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.- Thấy được những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh xuyên suốt tư tưởng cũng như cuộc đời Người, đặc biệt là sự quan tâm đến con người, lòng yêu thương, tôn trọng con người, tất cả vì con người. Từ đó, xác định con đường phấn đấu để trở thành con người mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.ĐỀ TÀI THẢO LUẬNBạn hiểu thế nào về lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Học tập Chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần cách mạng và khoa học, cái tinh thần biện chứng để giải quyết tốt những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn cách mạng. Phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn mà bổ sung, làm phong phú thêm lý luận? Từ đó liên hệ với việc học tập và nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?.Từ cơ sở lý luận của sự hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, hãy cho biết ý nghĩa của việc Hồ Chí Minh tự nhận gắng làm một học trò nhỏ của Khổng tử, của Chúa Giê-su, của Tôn Dật Tiên và của Mác?Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, hãy làm rõ vì sao trong giai đoạn hiện nay càng phải cần thiết nhận thức và giải quyết các vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp vô sản trong sáng?Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hãy cho biết vì sao chủ nghĩa xã hội đã bị tan rã ở Liên-Xô và sụp đổ ở Đông Âu từ 1991, nhưng hiện nay Đảng và Nhà nước ta vẫn khẳng định Việt Nam tiếp tục kiên định con đường lên chủ nghĩa xã hội? ĐỀ TÀI THẢO LUẬN5. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, hãy làm rõ triết lý Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền của Hồ Chí Minh?6. Tại sao nói tư tưởng của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết không chỉ là chiến lược, sách lược, nghệ thuật cách mạng mà chủ yếu là đường lối cách mạng của Hồ Chí Minh?7. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân đã thể hiện đầy đủ nhất triết lý của Người về dân chủ?. 8. Từ những nhận thức và hiểu biết của bạn về tư tưởng văn hóa, đạo đức, xây dựng con người mới của Hồ Chí Minh, hãy làm rõ danh hiệu "Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới"? CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN1. Trình bày khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ môn khoa học của khoa học lý luận Mác-Lênin?2. Phân tích những nguồn gốc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh? Dựa trên cơ sở nào để khẳng định đến 1930, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được hình thành về cơ bản?3. Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề độc lập dân tộc? Từ đó rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân?4. Trình bày những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc? Từ đó rút ra những bài học ý nghĩa cho bản thân?5. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta?6. Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay của Đảng và Nhà nước ta?CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN7. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ phận hạt nhân và là bộ phận lãnh đạo của khối đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?8. Phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới đã được Hồ Chí Minh nhấn mạnh?9. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về "Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền"? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?10. Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc? Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?11. Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế? Ý nghĩa của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?12. Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ? Liên hệ vấn đề này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay?13. Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân và vì dân? Từ đó liên hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân khi đang ngồi trên ghế nhà trường và sau khi ra trường?CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN14. Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa? Từ đó liên hệ với bản thân?15. Phân tích những chuẩn mực cơ bản và nguyên tắc xây dựng đạo đức con người mới ở Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh? Từ đó liên hệ với bản thân?16. Phân tích những quan điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới? Ý nghĩa của quan điểm Hồ Chí Minh về sự nghiệp trồng người trong công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam?17. Phân tích những quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực văn hóa cụ thể? Từ đó liên hệ với bản thân trên lĩnh vực học tập và công tác của chính mình?18. Làm rõ những đóng góp của Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn trên lĩnh vực vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc?19. Vì sao trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở Việt Nam, không chỉ học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin mà chủ yếu phải học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh?CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THI HẾT HỌC PHẦN20. Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở những điểm nào?21. Hồ Chí Minh đã trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam về Đảng Cộng sản và Nhà nước ở những điểm nào?---- * ----CHÚC CÁC BẠN SINH VIÊN HỌC TỐT, ĐẠT KẾT QUẢ CAO MÔN HỌC NÀY!
File đính kèm:
- BaiGiangTTHCM2009.ppt