Bài giảng Ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo - Lưu Thị Bích Hương

Giới thiệu

CNTT đã và đang thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực, ngày càng trở nên quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển kinh tế và xã hội, trong đó có lĩnh vực GD&ĐT. Mặt khác GD&ĐT lại được coi là một lĩnh vực có khả năng ứng dụng rộng rãi những thành tựu của CNTT, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của bản thân ngành công nghiệp CNTT.

CNTT được ứng dụng trong GD&ĐT theo 2 dạng:

- CNTT là một nội dung GD&ĐT

- CNTT như một môi trường, một công cụ, phương tiện.

 

ppt46 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo - Lưu Thị Bích Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì GV sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “vận dụng” đòi hỏi GV phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho HS. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với GV và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng CNTT trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector,  còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIẢNG DẠY TRONG NHÀ TRƯỜNG1. Xuất phát từ xu thế phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại hiện nay.2. Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý và giảng dạy, là yêu cầu bức xúc trong ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.3. Bước đầu thực hiện nhưng đã chậm trễ trong việc ứng dụng CNTT vào trong quản lý và giảng dạy, so với các trường khác.Một số kết quả đạt được Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở các trường THCS và THPT; trong tháng 7/2007, Sở GD&ĐT Hà Nội kết hợp cùng Công ty CABRILOG tổ chức 2 lớp tập huấn sử dụng phần mềm dạy toán CABRI II PLUS và CABRI 3D. Đối tượng tham dự lớp học gồm chuyên viên phụ trách bộ môn toán của 14 Phòng GD&ĐT, GV dạy bộ môn toán của 14 trường THCS và 30 trường THPT trên địa bàn TP Hà Nội. Một số kết quả đạt đượcThời gian mỗi khoá tập huấn là 4 buổi, kết thúc khoá tập huấn, các học viên đều có sản phẩm là các bài giảng môn toán có ứng dụng phần mềm Cabri. Sau khoá tập huấn, các học viên sẽ tiếp tục phối hợp cùng Sở triển khai việc sử dụng phần mềm dạy toán CABRI ở trường THCS và THPT. Cabri Géomètre là một phần mềm dạy học đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với sự trợ giúp của máy tính, việc xây dựng các đối tượng hình học đã mang lại cách nhìn mới so với cách dựng hình kinh điển bằng giấy, bút, thước kẻ, compa.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1.Thành lập ban chỉ đạo ứng dụng CNTT của trường.2. Phân công các thành viên phụ trách từng lĩnh vực ứng dụng.3. Xây dựng qui chế việc quản lý , ứng dụng cho từng phần mềm.4.Xây dựng kế họach tổ chức triển khai ứng dụng từng phần mềm.CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN5.Xây dựng kế họach tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho cán bộ giáo viên .6. Mời quí thầy cô trong và ngoài nhà trường, hướng dẫn các phần mềm ứng dụng tốt cho công tác quản lý, giảng dạy 7. Phân công quí thầy cô sưu tầm các bài soạn, các tư liệu, các phần mềm phục vụ cho giảng dạy. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG1. Công tác quản lý của nhà trường nhẹ nhàng, có hiệu quả hơn.2. Cán bộ, giáo viên và học sinh phấn khởi hơn, trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập. 3. Phong trào tự học vi tính, xóa mù tin học được nhiều giáo viên hưởng ứng.4. Việc soạn, giảng bài giảng điện tử được đẩy mạnh ở trường 5. Thông tin liên lạc nhanh chóng hơn.6. Cha, mẹ học sinh nắm bắt nhanh chóng kịp thời kết quả học tập của con em mình.Định hướng trong thời gian tới1. Tiếp tục triển khai phần mềm Kiểm tra trực tuyến (iQB Product Suite)2. Thông qua mạng Internet, thực hiện thông tin liên lạc từ trường đến giáo viên và nguợc lại.3. Triển khai phần mềm Ngân hàng đề thông minh (Intelligent Question Bank).4. Mã hóa tất cả các loại biểu mẫu trên máy vi tính, trong công tác quản lý ở trường học .5. Khai thác và xây dựng ngân hàng bài soạn điện tử cho từng môn họcĐịnh hướng trong thời gian tới6.Tổ chức hội thảo việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy của từng bộ môn, để đánh giá rút kinh nghiệm.7.Tổ chức giao lưu, trao đổi học tập các trường bạn.8. Tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc ứng dụng CNTT.9. Nối mạng Internet ADSL đến tất cả các phòng dạy giáo án điện tử ở các lớp, để giáo viên có thể dạy trực tuyến.Vai trò của nhà lãnh đạo Phẩm chất của nhà lãnh đạo: khả năng thuyết phục và truyền cảm hướng tới nhiều người.Ngành CNTT là ngành kỹ thuật cao, tuy nhiên ứng dụng CNTT lại mang tính nghiệp vụ quản lý và tính xã hội, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chuyên môn và từng đơn vị chuyên ngành, đến toàn xã hội và từng người dân. Hiệu quả của ứng dụng CNTT được đánh giá qua việc sử dụng các công cụ máy tính, phần mềm (PM) ứng dụng và cơ sở dữ liệu phục vụ công việc thường xuyên của bộ máy quản lý nhà nước (QLNN) và các dịch vụ mà nó mang đến cho từng người dân, doanh nghiệp (DN). Vai trò của nhà lãnh đạoĐể ứng dụng CNTT có hiệu quả thực sự, đòi hỏi phải có một sự thay đổi từ nhận thức đến hành động, mang tính tích lũy và kiên trì, thậm chí giai đoạn đầu có cảm tưởng như làm chậm tốc độ vận hành của bộ máy. Nhưng nếu vượt qua giai đoạn đầu thì tốc độ sẽ tăng gấp nhiều lần và hiệu quả sẽ rất lớn. Vai trò của nhà lãnh đạoCó thể nói 100% lãnh đạo các cơ quan QLNN đều tuyên bố sẵn sàng ứng dụng CNTT cho QLNN, tuy nhiên rất ít người có thể xác định được nội dung, hình thức, lộ trình, phương thức triển khai ứng dụng CNTT. Đặc biệt, họ chưa biết sử dụng thành quả của hệ thống thông tin (HTTT) trong việc kiểm soát hoạt động của bộ máy hành chính (HC), trong việc tổng hợp, phân tích thông tin để hoạch định chiến lược. Thực tế cho thấy lãnh đạo từ cấp quận/huyện trở lên còn có khái niệm chung chung về CNTT. Ví dụBài học từ Đề Án 112 cho thấy khi không xác định rõ hoặc xác định quá rộng mục tiêu và đối tượng cho từng giai đoạn cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được lượng đầu tư và hiệu quả. Vai trò của nhà lãnh đạoViệc triển khai ứng dụng CNTT chỉ mang tính đồng bộ và hiệu quả khi và chỉ khi lãnh đạo của từng cấp coi ứng dụng CNTT là nhiệm vụ thường xuyên của mình, là công cụ hoạt động không thể thiếu của bộ máy HC, và chính những vị lãnh đạo này phải trực tiếp tham gia vào hệ thống. Kinh nghiệm cho thấy nguyên nhân chính của việc triển khai ứng dụng CNTT không thành công của thời gian qua là các dự án chỉ chú trọng đào tạo các chuyên viên trực tiếp sử dụng PM ứng dụng mà chưa dự án nào quan tâm đến thành phần quan trọng là lãnh đạo các cơ quan, nhân tố quyết định chính đến sự thành công của các dự án.Vai trò của nhà lãnh đạoLãnh đạo CNTT có vai trò rất quan trọng để ứng dụng CNTT thành công trong CCHC nói chung và quá trình xây dựng chính phủ điện tử rói riêng. Có thể nói “cán bộ nào phong trào ấy” vì vậy muốn xây dựng ứng dụng CNTT thành công thì vai trò của người đứng đầu rất quan trọng, người đứng đầu phải quan tâm thực sự và thực thi một cách nghiêm túc các mục tiêu và chính sách đã đề ra.Ông Vũ Duy Lợi - Giám đốc Trung tâm CNTT, Phó trưởng Ban Thư ký của Ban Chỉ đạo CNTT các cơ quan Đảng, Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. CNTT là một lĩnh vực đặc biệt và mang lại nhiều bất ngờ, tuy nhiên phải có chính sách đúng mới có thể khơi gợi tốt nhất tiềm năng của CNTT. Khó khăn lớn nhất, theo tôi phải xác định được yêu cầu ứng dụng một cách xác thực, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tổ chức ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, kỹ năng tác nghiệp với máy tính, với các ứng dụng CNTT của một bộ phận cán bộ đã cản trở quá trình này. Ngoài ra, tình trạng thiếu cán bộ kỹ thuật để đảm bảo cho việc vận hành và khai thác CNTT nhất là cấp cơ sở cũng là trở ngại không nhỏ10 Câu hỏi dành cho người quản lý Ứng dụng CNTT không phải là một bước phát triển kinh tế đi tắt, mà là cuộc đấu tranh với chi phí và rủi ro tài chính lẫn chính trị. Từ những kinh nghiệm thực tế bổ ích được tích lũy trong quá trình làm việc ở nhiều nước, ông Asheesh Khane Ja (Giám đốc điều hành khu vực chiến lược Thái Bình Dương của tập đòan Oracle) vừa gửi bài viết về 10 câu hỏi quan trọng nhất mà các nhà lãnh đạo chính phủ, các tổ chức, DN cần đặt ra và tìm câu trả lời thỏa đáng trước khi bắt tay vào triển khai các dự án CNTT. 10 Câu hỏi dành cho người quản lý 1. Tại sao chúng ta phải thúc đẩy các dự án CNTT? 2. Việc ứng dụng CNTT đã được hình dung rõ dàng và ưu tiên chưa? 3. Loại dự án ứng dụng CNTT nào là phù hợp? 4. Có đủ quyết tâm chính trị để tạo thành nỗ lực?5. Liệu có phải là dự án CNTT tốt nhất?10 Câu hỏi dành cho người quản lý6. Quản lý thế nào để có hiệu quả? 7. Làm thế nào để vượt qua trở ngại? 8. Đo lường hoạt động?9. Có nên quan hệ với khu vực tư nhân? 10. Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dùng?

File đính kèm:

  • pptphan mem dong bang o cung.ppt
Bài giảng liên quan