Bài giảng Văn học hiện đại Việt Nam
Tăng cừơng tính hiện thực và yếu tố tự sự nhằm đưa thơ về gắn liền với đời sống thực
Đến với đời sống thơ phải như một lẽ tất yếu, mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, tạ nên sự biển đổi quan trọng về thi liệu và quan niêm thẩm mĩ
Chất liệu hiện thựcđưa vào thơ không chỉ ngày càng đa dạng, phong phú hơn mà còn được chọn lọc, nâng cao hơn bằng sự xuất hiện những ý nghĩ sâu sắc, giá trị độc đáo và điển hình của mỗi chi tiết, hình ảnh. Đồng thời, đó cũng là quá trình khắc phục dần hiện tượng đưa hiện thực đời sống vào thơ một cách xô bổ, thiếu trọn lọc, ngoại giới lấn áp nội tâm.
Việc tăng cường chất liệu hiện thực đời sống đã đưa tới hệ quả là yếu tố tự sự trong thơ được gia tăng một cách đáng kể.
Nhu cầu mở rộng khả nang bao quát hiện thực rộng lơn và phonng phú của thời đại cách mạng và kháng chiến cũng thúc đẩy các nhà thơ tìm đến những thể thơ dài như huyện thơ và trường ca, mà trong đó yếu tố tự sự có vai trò quan trọng không thể thiếu, ngay cả nhưng trường ca không có cốt truyện
Yếu tố tự sự không thể tồn tại một cách biệt lập trong thơ mà cần được kết hợp, thống nhất với chất chữ tình và cả những yếu tố khác nhu chính luận, triết lí, suy tưởng. Thêm nữa, nó còn phụ thuộc vào bút pháp và phong cách của mỗi tác giả để tạo nên những cấu trúc nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, vừa phản ánh được hình ảnh của thực tại đời sống thời đại , vừa in đậm bản sắc, cá tính của chủ thể sáng tạo
ìm tòi không ngừng của nhà thơ’’, thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945-1958).a.Thời kì trước cách mạng tháng 8 năm 1945Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm". Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.b. Thời kì hai cuộc kháng chiến chống Pháp – kháng chiến chống MĩSau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng", và có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960-1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống’’.Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lí. "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa" Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú , độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượngII. Con đường thơ của Chế Lan Viên1. Thơ Chế Lan Viên trước cách mạng tháng tám: tập Điêu tanĐiêu tàn(1937) gồm 36 bài được sáng tác khi Chế Lan Viên 16 – 17 tuổi là học sinh trung học ở Quy Nhơn. Giữa lúc “phong trào Thơ Mới” đang ở giai đoạn cực thịnh thì tác phẩm “đột ngột xuất bản ra giữa làng thơ như một niềm kinh dị”.a. Nội dung:- Chế Lan Viên đã xây dựng một thế giới kinh dị trong tập Điêu tàn, thế giới của những nấm mồ, xương máu cùng yêu ma, những ngọn tháp Chăm hoang tàn và bí mật, những nấm mồ hiện ra trong bóng đêm dầy đặc ánh trăng lanh lẽo. Trên cái nền cảnh ấy hiện về hình ảnh vật vờ của những hồn ma, những nhánh xương khô và thấp thoáng bóng dáng hư ảo của các Chiêm Nữ ( Trên đương về), những cảnh rực rỡ của mùa xuân, đồng cảm với số phận dân tộc Chàm cũng là một cách thẻ hiện gián tiếp nỗi đau mất nước ( Xuân về).- Điêu tàn là cái chán nản gay gắt, là sự phủ nhận thực tại xã hội đương thời ( Những sợi tơ lòng, Xuân).Phong cách nghệ thuật của chế lan viênĐiêu tàn tập thơ đầu đã bộc lộ những nét riêng của tư duy và cảm cảm xúc của Chế Lan Viên,nhưng phải đến ánh sáng và phù xa phong cách ngh thuật của nhà thơ mới thật s rõ nét,Nhưng đó không phải là một phong cách cố định , bất biến mà cũng với các chăng đường phát triển của thơ Chế Lan Viên cũng có sự vận động biến đổi.Phong cách nghệ thuật của Chế L an Viên vừa rõ nét lại vừ đa dang ,năng động,đặc biệt là trong bút pháp thể hiện ở Chế Lan Viên có sự thống nhất của trí tuệ và cảm xúc, nhưng sự thống nhất ấy không phải lúc nào cũng thể hiện ra trong dạng cân bằng,hài hoà có khi yếu tố trí tuệ bật lên trở thành suwcsc mạnh chủ yếu,nhưng cũng không ít bài thơ lại biểu hiện của mạch tình cảm,cảm xúc cần thuần khiết,dào dạt( Gửi mẹ trong v ùnggiặc chiếm, Tiếng hát con tàu...)Thơ ông mang âm hưởng hùng ca trong nhều bài thơ về Tổ quốc nhất là trong giai đoạn chống Mĩ,nhưn lại có thể trở về với giọng tr ầm tư,sâu lắng.2. Các chặng đường thơ cách mạng của Chế Lan Viêna. “Ánh sáng và phù sa”- Con đường thơ Chế Lan Viên đi từ “Thung lũng đau thương ra cánh đồng vui”.- Ánh sáng và phù sa trình bầy cuộc phấn đấu trong tâm hồn và tư tưởng nhà thơ để vượt qua những nỗi đau riêng hòa hợp với niềm vui chung. Trước hêt là phải giải quyết được vấn đề cơ bản về quan niệm sống ( Hai câu hỏi). Những ám ảnh của dĩ vãn buồn thương, của nỗi đau vì bệnh tật, cả những mất mát trong cuộc đời riêng tất cả là những trở lực với nhà thơ trên hành trình đi tới. Nhưng khi đã có hướng rồi đừng sợ đời hết lửa” Chế Lan Viên đã tìm được đường đi cho mình và cho thơ mình là đén với cuộc sống rộng lớn đang hồi sinh của đất nước và nhân dân, để bồi đắp cho tâm hồn mình bằng ánh sáng tinh thần và phù sa vật chất của đời sống, của lí tưởng ( Nay đã phù sa).- Vượt qua nỗi đau riêng tìm đến niềm vui chung, tập thơ thấm thía niềm tin yêu, lòng biết ơn và sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ với nhân dân, đất nước (Tiếng hát con tàu), thể hiện niềm khao khát được hòa nhập vào cuộc sống sôi động và rộng lớn của nhân dân trong hiện tại còn ấm nóng những kỉ niệm của thời kháng chiến. Tiếng gọi của đất nước đã thành tiếng gọi thôi thúc từ trong tâm hồn nhà thơ.Đảng như là sự kết tinh tất yếu của quê hương, của cuộc đời người mẹ nhiều gian khó và hi sinh. Dưới ánh sáng của tư tưởng Đảng cái nhìn của nhà thơ về quê hương thật thấm thía ( Kết nạp Đảng trên quê mẹ).- Ánh sáng và phù sa là tập thơ đạt đến độ chín về tư tưởng và nghệ thuật của thơ Chế Lan Viên. Bút pháp Chế Lan Viên đến đây đã đạt đến sự đa dạng biến hóa linh hoạt. Nghệ thuật của Ánh sáng và phù sa nổi bật lên ở trí tưởng tượng mạnh mẽ, ở những hình ảnh đẹp và lộng lẫy, ở sự hòa hợp cảm xúc và trí tuệ.b. Thơ Chế Lan Viên trong những năm chống Mĩ- Chế Lan Viên đã làm một cuộc “chuyển quân” đưa thơ lên sát những “chiến hào” của cuộc chiến đấu. Cá tập thơ của ông liên tiếp xuất hiện: Hoa ngày thường- chim báo bão(1967), những bài thơ đánh giặc(1972), đối thoại mới (1975),- Thơ ông mang đậm tính thời sự và chất chính luận thể hiện sự tham gia trực tiếp của nhà thơ, bằng phương tiện thơ ca, vào cuộc chiến đấu sống còn của dân tộc (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Ngay từ những năm 1963-1964 khi cuộc chiến đấu chống chiến tranh đặc biệt ở miền Nam đang phát triển Chế Lan Viên đã viết ở đâu? Ở đâu? Ở đất anh hùng- Niềm tự hào về tổ quốc, dân tộc là cảm hứng lớn, bao trùm trong thơ Chế Lan Viên, Chế Lan Viên đã tìm thấy cái phi thường cao cả trong cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc chống lại kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất- đế quốc Mĩ (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng). Hình tương tổ quốc là hình tượng nổi bật và bao trùm trong thơ Chế Lan Viên thời kì này, đó là những hình ảnh rộng lớn, kì vĩ, mang tính khái quát cao ( thời sự hè 72, bình luận). Nhà thơ đã tìm tấy cội nguồn bền vững của tinh thần dân tộc trong những biểu hiện sinh động của đời sống văn học dân gian.- Đi đôi với niềm tự hào về Tổ quốc, dân tộc và sự khẳng định cuộc chiến đấu của chúng ta là lòng căm thù và sự phủ định kẻ thù-đế quốc Mĩ.- Hồn thơ Chế Lan Viên nhập vào cơn bão lớn của thời đại, nhưng cũng không quên rung động trước những cái đẹp, bình dị của đời thường, của thiên nhiên và tình người. Có cái man mác trước ngà lau mùa thu cái băng khuâng về thời gian trước một đóa hoàng thảo hoa vàng, cái nồng nàn của sau cơn mưa, hoa sữa, cái chói lọi của hoa gạo son,Tình gia đình, tình cha con, tình mẹ con( Con cò, con đi sơ tán xa), tình yêu. Chế Lan Viên có những tìm tòi thể nghiệm mới về nghệ thuật phù hợp với bước chuyển của thơ theo hướng chính luận-thời sự, gia tăng mạnh mẽ yếu tố trí tuệ trong thơ.c. Thơ từ sau 1975- Chế Lan Viên có sự biến đổi trong khuynh hướng cảm hứng và giọng điệu của thơ mình. Từ khuynh hướng sử thi với chất chính luận và âm hưởng anh hùng ca trong thời kì kháng chiến chống Mĩ thơ Chế lan Viên chuyển dần sang cảm hứng thế sự đời tư với sự suy ngẫm triết lí.- Sự chuyển biến đấy bắt đàu từ tập Hoa trên đá(1984), Ta gửi cho mình(1986) và nhất là hơn 300 bài thoa viết trong vài năm cuối đời.- Cảm hứng thơ hướng vào đới sống nhân sinh, vào những suy ngẫm và những triết lí về nhiều vấn đề của cuộc sống và của nghệ thuật ( Dã tràng có ích).- Ba tập Di cảo thơ với 309 bài thực sự đem đến cho người đọc sự phát hiện mới về nhiều vấn đề.III. Phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên1. Nhà thơ của trí tuệ và sự suy tưởng:- Tác giả đã huy động vào công cuộc sáng tạo nghệ thuật nhiều năng lực và thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hóa, suy tưởng, triết lí và một vốn văn hóa, tri thức phong phú nhiều mặt.- Thơ Chế Lan Viên không chỉ thiên về cảm xúc, cảm giác và thâm nhập vào bề sâu các mỗi bình diện của các sự vật, đặt nò trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc.- Ông nhấn mạnh: “thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh, không chỉ ơ hời mà mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan”. Tư duy thơ có cách tiếp cận riêng với đời sống, nhà thơ muốn khám phá sự vật ở cái bề sâu, ở cái bề sau, ở cái bề xa. Trí tuệ của nhà thơ hướng tới nắm bắt cái ý nghĩa triết lí hàm ẩn trong mỗi hiện tượng và bằng tưởng tượng, liên tưởng mà liên kết các sự vật, hiện tượng trong nhiều mối tương quan từ đó làm nẩy lên những ý nghĩa sâu sắc.2. Hình ảnh thơ Chế Lan Viên- Trí tuệ sắc sảo ở Chế Lan Viên gắn liền với năng lực sánh tạo hình ảnh hết sức dồi dào và đa dạng.- Chế Lan Viên cảm nhận suy nghĩ về mọi điều bằng hình ảnh và hình ảnh lại khiêu gợi, kích thích cho sự suy tưởng của nhà thơ càng vươn xa-sức mạnh thơ Chế Lan Viên nổi trội cả ở ý và hình.- Thế giới nghệ thuật thơ Chế lan Viên được tạo lập bằng vô số hình ảnh dầy đặc với nhiều dạng thức khác nhau. Có hình ảnh khái niện, có hình ảnh kì ảo, lại có hình ảnh vừa thực vừa ảo, có hỉnh đơn lẻ nhưng nhiều hơn là những hình ảnh được kết thành chuỗi thành chùm, theo lối liên tưởng, bổ xung hoặc đối lập.3. Tính dân tộc và hiện đại trong thơ Chế Lan Viên- Tiếp nhận ảnh hưởng của nhiều trường phái thơ, thơ của Chế Lan Viên thiên về khuynh hướng hiện đại nhưng không ít trường hợp, đặc biệt là trong xu thế tứ tuyệt lại có được cái hàm súc và phong vị man mác cổ thi.- Về thể thơ cũng rất đa dạng, Chế Lan Viên thành thạo nhuần nhuyễn cả về thể thơ 7 tiếng, tám tiếng, đặc biệt trong thể thơ tự do, thơ văn xuôi, thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức trong thơ ca hiện đại việt Nam.4. Thơ Chế Lan Viên thường sử dụng phép đối lập – tương phản:- Tư duy thơ Chế Lan Viên rất nhạy bén trong sự phát triển những tương quan, đặt các hiện tượng phản bên nhau, làm nổi rõ bản chất và quy luật phát triển của nó, gây được hứng thú, thẩm mĩ bất ngờ.
File đính kèm:
- van_hoc_hien_dai_viet_nam.ppt