Bài giảng Vật lí Lớp 10 - Bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song (Chuẩn kiến thức)
Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn:
+ trước hết ta phải trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy.
+ rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực
không song song:
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác
dụng của 3 lực không song song.
- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
- Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3.
BÀI 17 – TIẾT 28 CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG (T2/2) Kiểm tra bài cũ Câu 1: hãy trình bày cách xác định trọng tâm của vật rắn mỏng phẳng ? II. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG 1. Thí nghiệm: F 2 F 1 F = - P P O G - Các em có nhận xét gì về giá của ba lực? Ba giá của ba lực cùng nằm trong một mặt phẳng và cắt nhau tại điểm O Có những lực nào tác dụng lên vật ? Lực căng dây F 1 , F 2 và trọng lực P - Vật này đứng yên thì tổng ba lực trên sẽ như thế nào? Thì F 1 + F 2 + P = 0 O 2.Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy F 2 F 1 - Các em hãy quan sát cách xác định lực F = F 1 + F 2 rồi đưa ra quy tắc Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn: + trước hết ta phải trượt hai vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy. + rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực. F = F 1 + F 2 3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: F 2 F 1 F = - P P Các em có nhận xét gì về giá, độ lớn và chiều của F và P Hai lực này cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Dựa vào các đặc điểm này các em hãy cho biết điều kiện cân bằng của một vật rắc chịu tác dụng của ba lực không song song? Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song . - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy. - Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3 . F 1 + F 2 = - F 3 Ví dụ: Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ 1 sợi dây hợp với mặt tường một góc = 30 o . Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây và phản lực của tường lên quả cầu. T O P N T O P N 30 0 30 0 cos 30 0 cos30 0 0,866 P 40 40 N = P.tg 30 0 = 40.tg30 o = 23,1 N Từ đkiện cân bằng ta có: P + N + T = 0 Theo hình ta có: T= = = = 46,18 N CŨNG CỐ Nêu điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực? 2.Trọng tâm của vật rắn là gì? 3. Trình bày cách xác định trọng tâm của vật rắn phẳng, mỏng bằng thực nghiệm. 4. Nêu quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy? 5. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song Câu 1: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về trọng tâm của một vật rắn A. Có thể trùng với tâm đối xứng của vật B. Phải là một điểm trên vật C. Có thể ở trên trục đối xứng của vật D. Phụ thuộc sự phân bố khối lượng của vật Câu 2: Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác? Vật nằm cân bằng dưới tác dụng của hai lực thì hai lực này cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau. B. Vật nằm cân bằng dưới tác dụng của hai lực thì hai lực này cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn. C. Trọng tâm của bản kim loại hình chữ nhật nằm tại tâm (giao điểm hai đường chéo) của hình chữ nhật đó. D. Vật treo vào dây nằm cân bằng thì dây treo có phương thẳng đứng và đi qua trọng tâm G của vật.
File đính kèm:
- bai_giang_vat_li_lop_10_bai_17_can_bang_cua_mot_vat_chiu_tac.ppt