Bài giảng Vật lý 7 - Tiết 14, Bài 13: Môi trường truyền âm - Kiều Thị Ngọc Phượng

 Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2:

- Rung động và lệch khỏi vị trí ban đầu.

- Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2.

 

ppt21 trang | Chia sẻ: nbgiang88 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vật lý 7 - Tiết 14, Bài 13: Môi trường truyền âm - Kiều Thị Ngọc Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ LỚP 7A3TrườngTHCSNguyễnTháiHọcVật lý 7Giáo viên thực hiện:Kiều Thị Ngọc PhượngKiệm tra miệng1- Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị đo độ to của âm là gì ? - Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào biện độ dao động. - Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, ký hiệu dB. 2- Chữa bài tập: 12.2 - Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben, ký hiệu dB.- Dao động càng mạnh âm phát ra càng to. Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.Kiệm tra miệngBài: 13MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM Nội dung của bài:I- Môi trường truyền âm.1- Sự truyền âm chất khí.2- Sự truyền âm chất rắn.3- Sự truyền âm chất lỏng.4- Âm có thể truyền được trong chân không hay không ?II- Vận dụng.5- Vận tốc truyền âm.Tiết: 14 Đặt hai trống cĩ mặt bằng da cách nhau khoảng 15cm. Treo hai quả cầu bấc (Cĩ dây treo bằng nhau) vừa chạm sát vào giữa mặt trống. Gõ mạnh trống 1 (Hình 13.1).I- Môi trường truyền âm. 1- Sự truyền âm chất khí.Hình 13.1Các em quan sát thí nghiệm sau: 1- Sự truyền âm chất khí.I- Môi trường truyền âm.Hình 13.1C1: Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2 ? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì ? Hiện tượng xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2: - Rung động và lệch khỏi vị trí ban đầu. - Hiện tượng đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2. 1- Sự truyền âm chất khí.I- Môi trường truyền âm.Hình 13.1C2: So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền. Quả cầu bấc thứ 2 có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc thứ 1.Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm.Hình 13.2 2- Sự truyền âm chất rắn.I- Môi trường truyền âm.3 HS làm thí nghiệm như sau:Bạn A gõ nhẹ đầu bút chì xuống mặt một đầu bàn, sao cho bạn B đứng ở cuối bàn không nghe thấy tiếng gõ, còn bạn C áp tai xuống mặt bàn thì nghe tiếng gõ (Hình 13.2).Hình 13.2 2- Sự truyền âm chất rắn.I- Môi trường truyền âm.C3: Âm thanh truyền đến tai bạn C qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ ? Âm đã truyền đến tai bạn C qua môi trườøng chất rắn (gỗ) khi nghe thấy tiếng gõ. 3- Sự truyền âm chất lỏng.I- Môi trường truyền âm.Hình 13.3Quan sát thí nghiệm sau:Đặt nguồn âm (Đồng hồ có chuông đang reo) vào trong một cái cốc và bịt kín miệng cốc bằng một miếng nilông. Treo cốc này lơ lửng trong bình nước và lắng tai để nghe được âm phát ra (Hình 13.3) 3- Sự truyền âm chất lỏng.I- Môi trường truyền âm.Hình 13.3C4: Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ? Âm đã truyền đến tai ta qua môi trường chất lỏng trong bình nước và môi trường không khí trong phòng.4- Âm có thể truyền được trong chân không hay không ?I- Môi trường truyền âm.Hình 13.4Người ta làm thí nghiệm như sau:Đặt một chuông điện trong một bình thuỷ tinh kín (Hình 13.4). Cho chuông kêu rồi rút dần không khí trong bình ra thì thấy rằng:- Không khí trong bình càng ít, tiếng chuông càng nhỏ.- Khi trong bình gần hết không khí (chân không), hầu như không nghe thấy tiếng kêu nữa.Sau đó, nếu cho không khí vào bình thuỷ tinh, ta lại nghe thấy tiếng chuông.4- Âm có thể truyền được trong chân không hay không ?I- Môi trường truyền âm.Hình 13.4C5: Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì ? Âm không thể truyền qua môi trường chân không.I- Môi trường truyền âm.- Âm có thể truyền qua những môi trường như ............................ và không thể truyền qua ...........................................- Ở các vị trí càng ....... nguồn âm thì âm nghe càng .........Kết luận:Rắn, lỏng, khímôi trường chân khôngxanhỏ5- Vận tốc truyền âm.I- Môi trường truyền âm.Trong môi trường khác nhau, âm truyền đi với vận tốc khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bảng dưới đây cho biết vận tốc truyền âm trong một số chất ở 20oC:Không khíNướcThép340 m/s1500 m/s6100 m/s5- Vận tốc truyền âm.I- Môi trường truyền âm.C6: Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép. Vận tốc truyền âm trong không khí nhỏ hơn trong nước, vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép.II- Vận dụngC7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào ? Âm xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.C8: Hãy nêu ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong chất lỏng ? Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng. Hoặc những người đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi gần bờ. Đó là vì cá đã nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi.C9: Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài ? Vì âm truyền có vận tốc lớn trong chất rắn, nên khi áp tai xuống đất ta sẽ nghe và phát hiện có tiếng vó ngựa dể dàng hơn trong không khí.II- Vận dụngCâu hỏi, bài tập củng cốCâu 1: Âm có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền qua môi trường nào ? Âm có thể truyền qua môi trường rắn, lỏng, khí. Không thể truyền qua môi trường chân không. Câu hỏi, bài tập củng cốCâu 2: Vận tốc truyền âm trong chất rắn như thế nào so với chất lỏng, chất khí ? Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Hướng dẫn học sinh tự học Đối với bài học ở tiết học tiếp theo Đối với bài học ở tiết học này Hoàn thành VBT, học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa. Đọc phần “Có thể em chưa biết”. Làm bài tập: 13.1 đến 13.4 sách bài tập và trả lời câu C10 sách giáo khoa. Chuẩn bị: “Phản xạ âm - Tiếng vang”. Thế nào là âm phản xạ ?

File đính kèm:

  • pptMoi truong tuyen am.ppt