Bài giảng Vật lý 8 - Tiết 20 dến tiết 26

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

Hiểu được công suất là công thực hiện được trong một giây là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người.

 Viết được công thức tính công suất.

Kĩ năng:

Biết phân tích hình 15.1 sgk và vận dụng công thức để giải các bài tập.

Thái độ:

Trung thực, tập trung trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

Tranh vẽ người công nhân xây dựng đưa vật lên cao nhờ dây kéo vắt qua ròng rọc cố định để nêu bài toán xây dựng tình huống học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Bài mới:

 

doc18 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Vật lý 8 - Tiết 20 dến tiết 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
.........................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Biểu
Tuần:
25
Ngày soạn:
Tiết:
25
Ngày giảng:
Bài 21: NHIỆT NĂNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
2. Kĩ năng:
Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt
3. Thái độ:
Hứng thú, tập trung trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
Một quả bóng cao su; một miếng kim loại; một phích nước nóng; một cốc thủy tinh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (5 phút)
- GV làm thí nghiệm hình 21.1 trang 74
- Cho HS nhận xét độ cao quả bóng mỗi lần nảy lên.
- Cơ năng của quả bóng có đựơc bảo toàn hay không?
- Từ đó GV giới thiệu bài học (Bài Nhiệt Năng)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiệt năng (15 phút)
- Yêu cầu HS nhắc lại động năng trong cơ học.
- Các vật được cấu tạo như thế nào?
- Các phân tử, nguyên tử chuyển động hay đứng yên?
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động như thế nào?
- GV thông báo: Tổng động năng phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng.
- Hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ?
- GV gợi ý: Có một cốc nước, nước trong cốc có nhiệt năng không? Tại sao?
- Nếu đun nóng, thì nhiệt năng của nước có thay đổi không? Tại sao?
- Từ đó HS tìm được mối liên hệ giữa Nhiệt năng và nhiệt độ.
Hoạt động 3: Các cách làm thay đổi nhiệt năng (GV chuyển ý) (10 phút)
- Chuyển ý: HS nhắc lại định nghĩa nhiệt năng? 
- Từ định nghĩa nhiệt năng cho biết khi nào thì nhiệt năng của vật thay đổi? Khi nào thì tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật bị thay đổi? Khi nào động năng bị thay đổi? (GV giới thiệu sang hoạt động 3)
- Hoạt động nhóm: GV cho các nhóm thảo luận để tìm ra các cách để làm biến đổi nhiệt năng.
- Giả sử em có một cái búa, làm sao cho miếng kim loại nóng lên? Nếu không có búa, thì em làm cách nào?
- Cho HS trả lời C1 và C2.
- GV cho các nhóm thí nghiệm
- Cách mà các em cọ xát miếng kim loại trên mặt bàn đó gọi là cách thực hiện công.
- Cách mà các em bỏ miếng kim loại vào nước nóng gọi là sự truyền nhiệt.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nhiệt lượng (GV chuyển ý) (5 phút)
- GV trở lại các cách làm biến đổi nhiệt năng bằng cách thực hiện công và truyền nhiệt ở trên để thông báo định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng.
- Trước khi cọ xát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ của vật tăng chưa? Nhiệt năng của vật tăng chưa?
- Sau khi thực hiện công hay truyền nhiệt thì nhiệt độ của miếng kim loại thế nào? Nhiệt năng của miếng kim loại thế nào?
- GV đưa thêm một tình huống: Một miếng kim loại đang nóng vào cốc nước lạnh thì sau một thời gian nhiệt độ và nhịêt năng của kim loại có thay đổi không?
- Từ đó GV hình thành định nghĩa và đơn vị nhiệt năng. Công là số đo cơ năng được truyền đi, nhiệt lượng là số đo nhiệt năng được truyền đi, nên công và nhiệt lượng có cùng đơn vị là Jun.
Hoạt động 5: Vận dụng (10 phút)
- Hướng dẫn trả lời C3, C4, C5.
- Bài tập trắc nghiệm: (Nếu có thời gian)
1. Nhiệt năng là:
	a. Động năng chuyển động của phân tử.
	b. Động năng chuyển động của vật.
	c. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
	d. Cả a, b, c đều sai
2. Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì:
	a. Nhiệt độ của vật càng cao.
	b. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
	c. Vật càng chứa nhiều phân tử.
	d. Cả a, b, c đều đúng
3. Chỉ ra câu phát biểu đầy đủ nhất?
	a. Phần nhiệt năng mà vật nhận vào gọi là nhiệt lượng.
	b. Phần nhiệt năng mà vật mất đi gọi là nhiệt lượng.
	c. Phần nhiệt năng mà vật nhận vào hay mất đi được gọi là nhiệt lượng.
	d. Cả a, b, c đều không đầy đủ.
- HS trả lời câu hỏi
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng.
- Các vật được cấu tạo từ những phân tử, nguyên tử.
- Các phân tử, nguyên tử chuyển độn hỗn độn không ngừng.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
- HS suy nghĩ.
- Nước trong cốc có nhiệt năng, vì ..
- Khi đun nóng thì nhiệt năng của nước tăng, vì .. 
- Khi động năng phân tử bị thay đổi.
- Khi chuyển động của các phân tử bị thay đổi.
- HS thảo luận nhóm.
- Dùng búa đập lên miếng kim loại.
- Cọ xát miếng kim loại lên mặt bàn.
- Thả miếng kim loại vào cốc nước nóng.
- Thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời.
- HS làm thí nghiệm
- Trước khi cọ xát hay trước khi thả miếng kim loại vào nước nóng thì nhiệt độ của vật chưa tăng, nhiệt năng của vật chưa tăng.
- Sau khi thực hiện công hay truyền nhiệt thì nhiệt độ của miếng kim loại tăng, nhiệt năng tăng.
- HS thảo luận nhóm và trả lời C3, C4, C5.
Câu 1: c
Câu 2: d
Câu 3: c
I. NHIỆT NĂNG
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng tăng.
II.CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG:
- Nhiệt năng của một vật có thể thay đổi bằng cách:
	+ Thực hiện công
	+ Truyền nhiệt
III.NHIỆT LƯỢNG
- Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được (hay mất bớt đi) trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
- Ký hiệu nhiệt lượng là Q.
- Đơn vị nhiệt lượng là Jun
IV. VẬN DỤNG:
- HS trả lời câu 3, 4, 5.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Biểu
Tuần:
26
Ngày soạn:
Tiết:
26
Ngày dạy:
ÔN TẬP 
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 
1. Kiến thức: Ôn lại các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng vào bài tập và giải thích được một số hiện tượng xảy ra trong thực tế.
3. Thái độ : Say mê tìm tòi, yêu thích môn học .
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: Hệ thống lại kiến thức trọng tâm qua từng bài học và bài tập vận dụng.
HS: ôn tập trước ở nhà.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức: Trật tự + sỉ số (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra
3. Bài mới:
Hoạt Động Của GV
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
1/Khi nào vật có động năng? 
2/Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
3. GV dặt câu hỏi hs làm.
4. GV dặt câu hỏi hs làm 
5.Chuyển động phân tử và nhiệt độ:
6. GV dặt câu hỏi hs làm 
7. GV dặt câu hỏi hs làm 
Câu: c
8. GV dặt câu hỏi hs làm 
Câu: d
9. GV dặt câu hỏi hs làm 
Câu: c
 - HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời.
1. Một vật chuyển động có khả năng sinh công tức là có cơ năng.
 - Cơ năng của vật do chuyển động gọi là động năng.
 2. Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật.
3: Khi khuấy lên các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước cũng như các phân tử nước xen vào khoảng cách giữa các phân tử đường.
4:các phân tử nước làm cho các hạt phấn hoa chuyển động vì các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng sẽ va chạm vào các hạt phần hoa từ nhiều phía làm hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
5.Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. Chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt.
6:Các phân tử nước và đồng sunphát đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng sunphát có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống phía dưới, xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng sunphát.
7. Nhiệt năng là:
	a. Động năng chuyển động của phân tử.
	b. Động năng chuyển động của vật.
	c. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
	d. Cả a, b, c đều sai
8. Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì:
	a. Nhiệt độ của vật càng cao.
	b. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
	c. Vật càng chứa nhiều phân tử.
	d. Cả a, b, c đều đúng
9. Chỉ ra câu phát biểu đầy đủ nhất?
	a. Phần nhiệt năng mà vật nhận vào gọi là nhiệt lượng.
	b. Phần nhiệt năng mà vật mất đi gọi là nhiệt lượng.
	c. Phần nhiệt năng mà vật nhận vào hay mất đi được gọi là nhiệt lượng.
	d. Cả a, b, c đều không đầy đủ.
IV. Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng
Nguyễn Thanh Biểu

File đính kèm:

  • docGA vat li8 LOP CHON 20-23 13-14.doc