Bài tập - Cô Uyên

I. Cơ sở lý luận và những diều kiện phát triển kinh tế hàng hóa các thế kỷ XVI - XVIII:

Theo quan điểm của nhiều sử gia, thì việc trao đổi có từ rất sớm trong lịch sử khi trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa bộ lạc trồng trọt và bộ lạc chân nuôi, khi mà chế độ tư hữu đã nẩy sinh trong lòng thị tộc, khi mà chế độ tư hữu đã nẩy mầm trong lòng thị tộc. Tuy nhiên phải đến khi có sự phân công giữa lao động nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn thì nền kinh tế hàng hoá mới phát triển và phồn thịnh lên được. Vì rằng chỉ khi nào mà sức sản xuất nông nghiệp phát triển cho phép nghề phụ có thể tách khỏi nông nghiệp mà phát triển độc lập. Dần dần thợ thủ công tập trung ở thành thị, thành thị trở thành nơi tập trung của thương nhân, nơi chuyên sản xuất các các sản phẩm thủ công còn nông thôn thì chuyên sản xuất các sản phẩm của nông nghiệp. Giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn thường xuyên có sự trao đổi với nhau. Thành thị cần bán các sản phẩm của thủ công cho nông thôn, mua của nông thôn thưòng xuyên thực phẩm và các nguyên vật liệu thủ công và ngược lại nông thôn cũng có những cái cần bán cho thành thị và mua của thành thị. Có trao đổi giữa thành thị và nông thôn thì nông phẩm trở thành hàng hoá thường xuyên trao đổi trên thị trường như sản phẩm thủ công. Khi nông phẩm trở thành hàng hoá, khi nông thôn bị cuốn vào quan hệ trao đổi thì quy luật giá trị cũng bắt đầu tác động trong nông nghiệp. Trong nông thôn bắt đầu có sự phân hoá tài sản, giàu nghèo, do đó có hiện tượng mua bán ruộng đất. Vấn đề này được Angghen nêu lên trong cuốn “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu tài sản và nhà nước” như sau:

 Thứ nhất: Tiền bằng kim khí xuất hiện và theo đó tư bản tiền tệ cho vay lãi và tín dụng cùng xuất hiện.

 Thứ hai: Xuất hiện giai cấp thương nhân môi giới giữa những người sản xuất.

 Thứ ba: Có chế độ tư hữu về ruộng đất và cầm cố ruộng đất.

 Thứ tư: Lao động của nô lệ trở thành chính thức chi phối nền kinh tế.

 

doc20 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập - Cô Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 kể cả chất lượng thì ta thấy rằng hiện tượng trên chứng tỏ nền kinh tế hàng hóa của nước ta vẫn còn mang tính chất địa phương. Mỗi địa phương có một cái chợ. Chợ không phải là nơi trú ngụ của thợ thủ công và thương nhân mà chỉ là nơi những người nông dân mang thực phẩm và sản phẩm của mình trao đổi như vậy rõ ràng vẫn có tính chất tự cấp tự túc chứ chưa có tính chất kinh doanh. Tất nhiên trong các chợ địa phương này vẫn có mặt của các thợ thủ công chuyên nghiệp, cũng có sự hoạt động của các thương nhân. Nhưng những cái đó chỉ chiếm thứ yếu còn chủ yếu vẫn là trao đổi giữa người nông dân với nhau.
Còn về thành thị tất nhiên là có sầm uất hơn nhiều, kinh tế hàng hóa chiếm địa vị thống trị. Tuy nhiên, thành thị vẫn chưa phải là nơi tập trung của thủ công nghiệp nó chưa phải là do kết quả của sự phân công lao động giữa thành thị và nông thôn. Lấy kẻ chợ làm ví dụ: Ai cũng biết kẻ chợ là một đô thị lớn nhất trong mấy đô thị thời Lê Mạt, nhưng Kẻ Chợ hồi đó cũng chẳng quan chỉ là cái chợ. Cái vẻ sầm uất của nó hồi ấy là một số người châu Âu ca ngợi cũng là sầm uất nhất trong những ngày phiên chợ (mùng một, rằm) là ngày mà thương nhân ở các nơi đổ về mua hàng. Chính vì kẻ chợ là trung tâm chính trị, trung tâm hành chính toàn quốc, là nơi tụ tập của vua, quý tộc và quan lại cao cấp. Nơi đi về của các quan lại địa phương trong việc giao thiệp hành chính giữa địa phương và triều đình - mà bọn quý tộc, quan lại có nhiều nhu cầu và cũng có nhiều khả năng mua hàng. Cho nên sự phát triển kinh tế hàng hóa ở kẻ chợ trước hết là do nhu cầu của quý tộc phong kiếm mà ra. Ngay khi thành lập thành thị mới phát triển vào đầu thế kỉ XV, cái tính chất phong kiến của nó cũng biểu lộ rất rõ. Theo “Dư địa chí” thì hồi ấy (đầu thế kỉ XV) ở Kinh Đô có một phủ, 36 phường; phường Tàng Kiến làm kiệu, áo giáp, đồ dài, mâm, vòng, dù và lọng; Yên Thái làm giấy; Phường Thụy Chương và Nghi Tàm làm dệt lụa và dệt vải nhỏ; phường Hà Tân nung đá vôi; phường Hàng Đào nhuộm điều; phường Phá nhất làm quạt; phường Thịnh Quang có Long NhãnNhư thế thành thị của ta lúc ấy như một thứ “quan xưởng” của quốc gia phong kiến, trước hết do nhu cầu của vua chúa phong kiến mà có. Về sau kinh tế hàng hóa trải qua hai ba thế kỉ tuy thành thị đã có đổi khác nhiều nhưng nó chưa phải là nơi tập trung của thủ công nghiệp tòan quốc, nó vẫn chưa có tính chất thuần túy công thương nghiệp, mà trái lại nó chỉ là nơi tập trung phần nào thủ công nghiệp. Về căn bản nó vẫn có tính chất một thủ đô chính trị nhiều hơn là một trung tâm kinh tế. Đây cũng là nét đặc trưng chung của các quốc gia phong kiến ở Phương Đông nói chung.
Ngay cả sự tồn tại của công trường thủ công Nhà nước cũng chứng tỏ rằng quan hệ thương phẩm hóa tiền tệ thời Lê Mạt tuy đã phát triển nhưng vẫn chưa chiếm địa vị thống trị. Chúng ta biết rằng sự phát triển của thành thị nói trên trước hết là do nhu cầu của phong kiến nói chung mà có. Với hình thức tô đơn giản, nhu cầu mua hàng hóa của tầng lớp trên trong xã hội là rất đáng kể. Tuy nhiên như vậy không phải là tầng lớp phong kiến đã giải quyết được nhu cầu của chúng đều bằng cách mua hàng của người sản xuất hay của thương nhân. Mà thực ra một số hàng nhất định tầng lớp này vẫn dùng lối tự cung tự cấp. Cụ thể là chúng bắt những người thợ thủ công khéo trong nước vào những công trường thủ công của chúng để tạo ra những sản phẩm cần dùng cho chúng. Ví như thời Lê Mạt đã có những công trường thủ công Nhà nước làm các đồ nhi tượng và những đồ thủ công cần dùng cho quan như áo, mũ, giầy dép, đồ đạc, đồ sứ, đồ vàngcho Vua quan phong kiến. Tất nhiên ở đây chúng ta không thể kể đến những xưởng thủ công khác như xưởng thủ công đóng tàu, đóng thuyền, đúc tiền, đúc xúngVì những xưởng này chỉ trong điều kiện tư bản chủ nghĩa phát triển cao thì mới trở thành những xưởng của tư nhân.
Kết luận
------***-------
Như vậy ở các thế kỉ XVII, XVIII nền kinh tế hàng hóa ở nước ta đã có sự phát triển. Điều đó thể hiện rất rõ trong việc buôn bán với thương nhân nước ngoài đã phát triển và mở rộng hơn hẳn các các thế kỷ trước. Bên cạnh các thương nhân châu á quen thuộc. Sự xuất hiện các thương nhân Nhật Bản và phương tây mặc dầu chưa nhiều chưa đều đặn và liên tục nhưng đã đánh dấu thời kì đại việt đi vào luồng giao lưu buôn bán quốc tế. Việc buôn bán này ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của công thương nghiệp trong nước, mở rộng tầm nhìn và sự hiểu biết của người dân Việt Nam, ít nhiều ảnh hưởng đến văn hóa Việt, sự khởi sắc của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam làm cho nền kinh tế Việt Nam bớt đi tính chất tự túc, tự cấp nông nghiệp thuần túy và địa phương chủ nghĩa.
Sự phát sinh và phát triển của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam, những nguyên nhân khiến cho nền kinh tế hàng hóa Việt Nam đầu trải qua hàng 6,7 thế kỉ mà vẫn không thể đạt đến mức phát triển cao nhất của nó, cho phép chủ nghĩa tư bản có thể xuất hiện được.
Nhưng từ hiện tượng trên đây có phải là chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: Do đặc trưng của chế độ phong kiến Việt Nam, mà chủ nghĩa tư bản không có khả năng xuất hiện từ trong nội bộ xã hội Việt Nam không? Nói cụ thể hơn, chúng ta đã nói đến nguyên nhân trực tiếp sự tồn tại của nghề phụ, sự kìm hãm của Nhà nước phong kiến quan liêu, và nguyên nhân xâu xa là chế độ sở hữu ruộng đất của Nhà nước khiến cho hàng hóa không phát triển lên đượcVậy thì như thế có phải là tình trạng không phát triển của kinh tế hàng hóa do đó chủ nghĩa tư bản không thể xuất hiện được là một tình trạng tất yếu gắn liền với chế độ phong kiến Việt Nam hay không? Nghĩa là cái bế tắc của kinh tế hàng hóa nước ta không phải là một tình trạng tạm thời mà lại là trạng thái vĩnh viễn, là một thứ “quanh quẩn” không có lối thoát? Như thế chẳng hóa ra chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược Việt Nam là một hành vi “tiến bộ” giúp “xã hội ta thoát khỏi cái bế tắc” trên kia sao? Như thế chẳng hóa ra những lời khẳng định của bọn học giả tư sản thuộc phái địa lí xã hội học vẫn thường cho rằng Đông phương vốn mang trong bản thân nó - do điều kiện địa lý gây ra - cái trì trệ, không phát triển lên được - để từ đó rút ra một chân lý: Đông phương chỉ có thẻ phát triển mạnh nhờ các nước Tây Phương khai thác hóa cho - chẳng lẽ điều đó là đúng sao? Và cuối cùng nếu cái bế tắc là một “quy luật” thì chẳng hóa ra tập đoàn phong kiến quan liêu Trịnh Nguyễn, tập đoàn quan liêu Nguyễn ánh chẳng có lỗi gì sao khi mà chúng đã kìm hãm công thương nghiệp phát triển, gắng duy trì hoặc khôi phục lại chế độ phong kiến quan liêu lỗi thời? Và nếu như thế thì Tây Sơn nổi dậy chống tập đoàn quan liêu phản động, quật đổ phong kiến phản động trong nước và ngòai ngước chẳng qua chỉ là một hành vi “có đạo đức” chứ về mặt “quy luật lịch sử” thì chẳng giải quyết được gì. Vì “bế tắc” là một “quy luật” kia mà!.
Tất nhiên không phải là như vậy. Quy luật của lịch sử là sức sản xuất luôn luôn phát triển, và đến một trình độ nhất định thì quan hệ sản xuất trở thành lạc hậu đối với sức sản xuất rồi thì sớm hay muộn nó cũng bị phá vỡ. Đó là một quy luật phổ biến của lịch sử tiến hóa của xã hội loài người.
Như đã trình bày: Chế độ sở hữu của Nhà nước là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh những yếu tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Việt Nam. Khi nêu vấn đề: bản thân cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam dưới thời phong kiến với quy luật phát triển nội bộ của nó, nó có thể dẫn tới sự xuất hiện phương thức sản xuất mới: Tư bản chủ nghĩa hay không? Thì cũng có nghĩa là đặt vấn đề để chế độ sở hữu ruộng đất của Nhà nước có thể đi đến chỗ bị thủ tiêu hay không, để cho chế độ tư hữu về ruộng đất thay thế. Thực tiễn của lịch sử Việt Nam đã trả lời là chế độ tư hữu về ruộng đất của Nhà nước và chế độ sở hữu của tư nhân - chủ yếu là tiểu nông nổ ra gay gắt. Chính cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra nhằm giải quyết mân thuẫn ấy: “Trước hết nhà Tây Sơn đã căn bản xóa bỏ chế độ sở hữu của quốc gia về ruộng đất, căn bản xóa bỏ chiếm hữu ruộng đất quan lại” “thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất của Nhà nước, mở đường cho kinh tế tiểu nông phát triển - trong hoàn cảnh xã hội lúc ấy thì như thế là mở đường cho công thương nghiệp phát triển. Chính Nguyễn Huệ rất có ý thức về ý nghĩa quan trọng của công thương trong nước, cho nên Nguyễn Huệ đã bước đầu thực hiện các chính sách cần thiết để cho công thương nghiệp có thể phát triển được. Đó là các việc miễn thuế điệu cho dân Miền Bắ, cho thương nhân Phương Tây đi lại buôn bán dễ dàng, mở chợ Bình Thủy quan và Du thông ải, việc lập nhà hàng ở Nam Ninh. Mục đích của Nguyễn Huệ rõ ràng là muốn cho nền kinh tế hàng hóa trong nước thật phát triển, làm cho nước nhà giàu mạnh. Lòng mong muốn ấy của Nguyễn Huệ đã biểu lộ trong câu nói ngắn ngủi này của ông: “Trẫm muốn khí dụng gì ở trong nước cũng chẳng phải mua ở nước Tầy”. “Nếu tình hình cứ như thế mà bình thường phát triển lên, thì trải qua một thời gian, nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển lên một bước, nền kinh tế hàng hóa nước ta sẽ phồn thịnh lên và chủ nghĩa tư bản sẽ có thể xuất hiện được”.
Cho đến khi chủ nghĩa Tư bản Pháp xâm lược tuy rằng trong một vài ngành nào đó, ở mỗi vài địa phương nào đó, phương htức bóc lột tư bản chủ nghĩa cũng đã nảy mầm - nhưng nói chung quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn chưa hình thành ở Việt Nam - thì không phải như thế là ở Việt Nam không có khả năng xuất hiện chủ nghĩa tư bản.
Mà chính khả năng ấy đã có rồi, dầu khả năng ấy hình thành chậm chạp. Khả năng ấy chưa chuyển thành hiện thực hồi ấy là do vai trò phản động của tập đoàn phong kiến quan liêu Nguyễn ánh. Chúng ta quật đổ triều Tây Sơn, khôi phục lại chế độ quan liêu, ra sức khôi phục lại nền kinh tế tự cấp tự túc để gây cơ sở kinh tế cho Nhà nước quan liêu. Tất cả những chính sách của chúng tất nhiên đi ngược lại khách quan của lịch sử, cho nên suốt nửa thế kỉ thống trị của triều Nguyễn trước Pháp xâm lược, không lúc nào tình hình được ổn định. Do đó sớm muộn thì tập đoàn quan liêu nhà Nguyễn cũng sẽ sụp đổ, nền kinh tế hàng hóa Việt Nam sẽ phát triển mạnh lên và chủ nghĩa tư bản cũng sẽ hình thành trong lòng chế độ phong kiến Việt Nam. Đó là con đường tất yếu của lịch sử.

File đính kèm:

  • docBAITAP co Uyen.doc