Bài thảo luận Thực trạng về môi trường hiện nay

Ô nhiễm đất:

- Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồn

nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,

đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnh

hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương

thực, rau quả. ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.

* Nguyên nhân:

- Từ việc sử dụng nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua các

mùa vụ.

- Các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí).

- Đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật,

nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, các

vùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiến

cho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đất

thông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất.

- Ô nhiễm do nước thải: Không biết cách khoa học các loại nước thải để tưới cho cây

trồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽtận dụng được lượng Nitơ,

Photpho, Kali, trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nnếu như nướ ô nhiễm chưa

qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước

vào đất gây ô nhiễm.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1277 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thảo luận Thực trạng về môi trường hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Theo các bạn, thực trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay như thế nào?Hi các bạn !!Tổ 1 xin giới thiệu vềTHỰC TRẠNG VỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAYhayÔ nhiễm đất:- Các nhà khoa học môi trường thế giới đã cảnh báo rằng: cùng với ô nhiễm nguồnnước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay,đặc biệt trong việc sử dụng nông dược và phân hoá học. Ô nhiễm đất không những ảnhhưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lươngthực, rau quả... ảnh hưởng gián tiếp tới sức khoẻ con người và động vật.* Nguyên nhân:- Từ việc sử dụng nông dược và phân hoá học, chúng tích luỹ dần trong đất qua cácmùa vụ. - Các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí). - Đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành đai sinh vật,nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác mọi nơi, mọi lúc. Ngoài ra, cácvùng khai thác khoáng sản kim loại thường tạo thành một khu vực khuếch tán, khiếncho hàm lượng nguyên tố này trong vùng đất xung quanh cao hơn nhiều so với đấtthông thường, đây cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất. - Ô nhiễm do nước thải: Không biết cách khoa học các loại nước thải để tưới cho câytrồng. Sử dụng hợp lý nguồn nước thải tưới đồng ruộng sẽtận dụng được lượng Nitơ,Photpho, Kali,trong nước, có lợi cho cây trồng. Nhưng nnếu như nướ ô nhiễm chưaqua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nướcvào đất gây ô nhiễm.2. Ô nhiễm nước:- Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm ... bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.- Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước ngầm, nước ở các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí... Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu.Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.3. Ô nhiễm không khí:- Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.- Tác nhân gây ô nhiễm:+ Các loại khí oxit: CO, CO2, SO2, NOx... + Các hợp chất khí halogen: HCl, HF, HBr + Các chất hữu cơ tổng hợp RH, bay hơi xăng, sơn + Các khí quang hóa: PAN, O2 Các chất lơ lửng: sương mù, bụi Nhiệt, tiếng ồn, phóng xạ - Các hoạt động gây ô nhiễm+ Tự nhiênDo các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng. Tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới, không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi với các nguồn này.+ Công nghiệpĐây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NO2, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao,thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.+ Giao thông vận tảiĐây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2. Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển. Nếu xét trên từng phương tiện thì nồng độ ô nhiễm tương đối nhỏ nhưng nếu mật độ giao thông lớn và quy hoạch địa hình, đường xá không tốt thì sẽ gây ô nhiễm nặng cho hai bên đường.+ Sinh hoạtLà nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ, chủ yếu là các hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng đặc biệt gây ô nhiễm cục bộ trong một hộ gia đình hoặc vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu: CO, bụi4. Ô nhiễm khí quyển:- Ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Hàng năm có: 20 tỉ tấn cacbon điôxít,1,53 triệu tấn SiO2 ,,hơn 1 triệu tấn niken,700 triệu tấn bụi, 1,5 triệu tấn asen,900 tấn coban,600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại khác. - Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOX, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.- Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.- Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng, không còn làm tròn trách nhiệm của một tấm lá chắn bảo vệ mặt đất khỏi bức xạ tia cực tím, làm cho lượng bức xạ tia cực tím tăng lên, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ của con người và các sinh vật sống trên mặt đất.5. Ảnh hưởng :Đối với sức khỏe con người:- Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễmozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tứcthở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằngnước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ănnước uống có thể gây ung thư. Dầu tràn có thể gây ngứa rộp da. Ô nhiễm tiếng ồn gâyđiếc, cao huyết áp, trầm cảm, và bệnh mất ngủ., gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. b. Đối với hệ sinh thái:- Điôxít lưu huỳnh và các ôxít nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất. Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn. - Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp. - Các loài xâm lấn có thể cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học. Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính. Trái Đất ngày một nóng dần lên. Phá hủy dần các khu du lịch tự nhiên mà nó sẵn có.Một số hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường:Hình ảnh về một số bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra:Hơn thế nữa.:“VÌ MỘT THẾ GIỚI “XANH TRÊN TỪNG CENTIMET”^ ^!!!!Hẹn gặp lại các bạn vào lần sau

File đính kèm:

  • ppto nhiem moi truong.ppt
Bài giảng liên quan