Bài thuyết trình Công cụ quản lý đất đai của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu
I. Khái niệm QLNN về đất đai.
II. Công cụ quản lý đất đai của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai.
IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai.
V. quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc.
NHÓM 2BÀI BÁO CÁOCông cụ quản lý đất đai của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Thành viên nhóm 2: Nguyễn Văn Châu Trương Minh Đạt Lê Tài Năng Nguyễn Văn Ngây Nguyễn Thiện TínNỘI DUNG I. Khái niệm QLNN về đất đai. II. Công cụ quản lý đất đai của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. III. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai. IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai. V. quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc.I. Khái niệm QLNN về đất đai Quản lý nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai. Đó là các hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất. Phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch. Kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất. Điều tiết các nguồn lợi từ đất đai.II. Công cụ quản lý đất đai của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 1. Công cụ luật pháp 2. Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 3. Công cụ tài chính 1. Công cụ luật pháp - Pháp luật là công cụ quản lý không thể thiếu được của một Nhà nước. Từ xưa đến nay, Nhà nước nào cũng luôn thực hiện quyền cai trị của mình trước hết bằng pháp luật. Nhà nước dùng pháp luật tác động vào ý chí con người để điều chỉnh hành vi của con người. - Pháp luật có những vai trò chủ yếu đối với công tác quản lý đất đai. 1. Công cụ luật pháp - Trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có các công cụ pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý đất đai cụ thể. 2. Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý. Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai. 2. Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Từ đó, ngăn chặn được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. - Đồng thời, thông qua quy hoạch, kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi ranh giới của mình. - Quy hoạch sử dụng đất đai theo vùng lãnh thổ. - Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành. 3. Công cụ tài chính a). Các công cụ tài chính trong quản lý đất đai. b). Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai. 3. Công cụ tài chính a). Các công cụ tài chính trong quản lý đất đai - Thuế và lệ phí - Giá cả - Ngân hàng 3. Công cụ tài chính b). Vai trò của công cụ tài chính trong quản lý đất đai - Nhà nước thông qua nó để tác động đến các đối tượng sử dụng đất làm cho họ thấy được nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc sử dụng đất đai. - công cụ quản lý quan trọng cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất và kết hợp hài hoà giữa các lợi ích. - Tài chính là công cụ cơ bản để Nhà nước tăng nguồn thu ngân sách. III. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai - Ở các nước khác: chế độ sở hữu Nhà nước tồn tại song song với chế độ sở hữu khác (sở hữu tư nhân, doanh nghiệp) - Ở Việt Nam: chỉ có duy nhất 1 hình thức sở hữu: sở hữu Nhà nước đối với đất đai. Nhà nước thực hiện chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Người dân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu và định đoạtIII. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đaiSỬ DỤNGCHIẾM HỮUĐỊNH ĐOẠTSỞ HỮUIII. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai Ðiều 182. Quyền chiếm hữu: là quyền nắm giữ, quản lý tài sản: - Đối với Nhà nước: chiếm hữu đất đai gián tiếp. - Đối với người sử dụng: chiếm hữu trực tiếp.III. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai Ðiều 192. Quyền sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hóa lợi, lợi tức từ tài sản. - Nhà nước: không trực tiếp sử dụng đất - Người sử dụng: trực tiếp sử dụng nhưng bị giới hạn về mặt diện tích, thời gian Ðiều 195. Quyền định đoạt: quyết định số phận pháp lý của đất đai.III. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai Điều 5 luật đất đai 2003 quy định: 1. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. 2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai. 3. Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai. III. Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai 4. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định. Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai.IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.IV. Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. V. quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc 1.) Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của Nhà nước: Điều 18, Hiến pháp 1992 "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả" và được cụ thể hơn tại Điều 5, Luật Đất đai 2003 "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", "Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai", "Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất thông qua các chính sách tài chính về đất đai". V. quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc 2.) Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người trực tiếp sử dụng: “Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng ổn định. Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất” V. quản lý nhà nước về đất đai cần chú ý các nguyên tắc 3) Tiết kiệm và hiệu quả: - Tiết kiệm và hiệu quả là nguyên tắc của quản lý kinh tế. - xây dựng tốt các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, có tính khả thi cao. Quản lý và giám sát tốt việc thực hiện các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Tận dụng mọi đất đai vào sản xuất nông nghiệp, khai thác đất đai có hiệu quả. THE END !CHÚC BUỔI THẢO LUẬN THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
File đính kèm:
- cong cu quan ly nha nuoc.ppt