Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh, sinh năm 1910 tại Hà Nội. Khi nhỏ sống ở quê ngoại Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương cùng mấy anh em. Sau theo cha chuyển sang Thái Bình, rồi học ở Hà Nội. Khi đỗ Tú Tài năm 16 tuổi, Thạch Lam ra làm báo viết văn ngay và tham gia Tự Lực Văn Đoàn cùng hai anh Nhất Linh, Hoàng Đạo

 

ppt39 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 11 - Đọc văn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
gay và tham gia Tự Lực Văn Đoàn cùng hai anh Nhất Linh, Hoàng Đạo.Thạch Lam qua đời sớm khi chỉ mới 32 tuổi. Thực ra thì Thạch Lam nghiện thuốc phiện từ trẻ, sau đó mất vì bệnh lao năm 1942 tại Hà Nội.Tự Lực văn đoàn do anh Nhất Linh cùng một số nhà văn khác thành lập năm 1933, đạt được nhiều thành tích với những sáng tác văn học, hoạt động báo chí, trao giải thưởng...tạo nhiều ảnh hửơng đến nền văn học bấy giờ. Tuy nhiên chỉ tồn tại trong vòng 10 năm thì rã. Kể thì cũng tiếc, vì khi ấy tôi cũng đang định tham gia. Khi đó Tự Lực Văn Đoàn cũng là đại biểu của văn học lãng mạn thời bấy giờ... Ngay từ khi ra đời, Tự Lực văn đoàøn đã đề ra mục tiêu là "Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. Theo chủ nghĩa bình dân, không có tính cách trưởng giả quý phái. Tôn trọng tự do cá nhân. Làm cho người ta biết đạo Khổng không hợp thời nữa. Đem phương pháp Thái Tây áp dụng vào văn chương An Nam."Nói đến Tự Lực Văn Đoàn, người ta thường nói đến bát tu Nhất Linh, Khảùi Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu,Trần Tiêu. Ai cũng có những sáng tác mới nổi tiếng.Người ta cũng không quên báo Phong Hóa, Ngày Nay cùng những tác phẩm mẩn mê lòng người thời đó như Lạnh Lùng, Nửa chừng xuân, Gánh hàng hoa, Hồn bướm mơ tiên, Hà Nội ba sáu phố phường và một hình ảnh có tính cách nhân đạo – Nhà ánh sáng.Nhưng ít người biết rằng TLVĐ có trại văn chương rất nên thơ, đó là trang trại gia đình bà Thông Nhu ở thị trấn Cẩm GiàngĐược chứ. Tôi sẽ cho các bạn nghe câu chuyện cảm động về bà Thông Nhu – một bà mẹ tần tảo, hi sinh vì con cái.Bà Nhu ngày ấy 37 tuổi, tần tảo khuya sớm nuôi bảy con, trong hoàn cảnh người lớn nhất mới 15,16 tuổi là Tường Thụy, bé nhất là Tường Bách lên 2 tuổi. Người mẹ gian khổ, can đảm vượt qua thử thách để nuôi các con ăn học, sống trong cái phố huyện buồn tẻ.Bà Nhu phải đi cân gạo nhưng vẫn không đủ sinh sống nên bà quay sang nấu thuốc phiện với mục đích kiếm tiền cho con ăn học, nhưng các con lại coi đó là trò chơi có ý thức chống đối bọn Tây, bởi chúng độc quyền rượu và thuốc phiện.Ngày ấy các con đều ở Cẩm Giàng thấy mẹ làm vậy là nguy hiểm nên thay nhau canh gác để không cho Tây đoan đến bắt. Một lần chúng sập đến bất ngờ, Thạch Lam chúi mũi vào xem đầu tầu hỏa không biết, may mà Nhất Linh phát hiện trước chạy ra tíu tít hỏi chuyện nhằm giữ chân bọn Tây đoan. Tường Cẩm bê đồ giấu ở bụi tre mà thoát hiểm. Sau lần ấy, bà Nhu bỏ nghề mạo hiểm lại đi cân gạo, vẫn sống cảnh nghèo nhưng niềm an ủi nhất là các con bà đi học và càng tiến bộ.Các con khôn lớn, hai người con đầu đi làm có tiền giúp mẹ cho các em học lên cao, hai người con tiếp theo cũng đỗ đạt đi làm, lại giúp các anh học tiếp. Chỉ có Thạch Lam bấy giờ chưa học hết bậc tú tài, vì quá sốt ruột đã bảo mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên Nguyễn Tường Vinh thành Nguyễn Tường Lân, khai tăng thêm tuổi, nhẩy vượt thi lấy bằng tú tài đúng vào tuổi 16. Xong, bỏ học đi làm báo với các anh.Chính cuộc sống khổ nghèo ấy đã lay động trái tim và in đậm trong tâm hồn các con để sau này tạo ra thành nhân vật văn học trong các tác phẩm của TLVĐ. Gia đình bác Lê là gia đình hàng xóm đã bước vào truyện Thạch Lam, mà sau này Nhất Linh cũng lấy làm chất liệu để viết Xóm Cầu Mới Người đọc ở thị trấn Cẩm Giàng tinh ý có thể biết đâu là người hay mua rượu chịu của hai chị em Liên, đâu là bến Tiên trong truyện Thạch Lam. Nhiều người cho rằng thái độ của Thạch Lam, Hoàng Đạo, Nhất Linh đối với nhân vật văn chương có góc nhìn ban ơn, của bậc thượng lưu, của kẻ giàu thương hại người dân nghèo tăm tối, ngu dốt. Nhưng ai biết, chính đó là sự hóa thân của các tác giả TLVĐ vào con người dân quê, mà họ từng sống trong ngày thơ ấu ở Cẩm Giàng.Thôi... Đành hẹn ngày tái ngộ.HAI ĐỨA TRẺTruyện ngắn :~~ tHẠCH LAM ~~Mục tiêu bài học : _ Cảm nhận được tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh và sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn._ Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình.I – TIỂU DẪN :- THẠCH LAM -_ Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sinh tại Hà Nội. _ Ông tham gia Tự lực văn đoàn cùng hai em trai Nhất Linh và Hoàng Đạo._ Sau khi đỗ Tú tài phần thứ nhất, ông ra làm báo, viết văn.1/ Tác giả : I – TIỂU DẪN :- THẠCH LAM -_ Ông có biệt tài về truyện ngắn. Truyện ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ của cuộc sống thường ngày. Trong đó chứa đựng những tình cảm yêu mến chân thành và sự nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. 1/ Tác giả : Tranh sơn dầu của Đình CườngI – TIỂU DẪN :Hà Nội Băm Sáu phố phường_ Những tác phẩm chính : + Tuyển tập truyện ngắn : Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942) + Tiểu thuyết : Ngày mới (1939) + Tập tiểu luận : Theo dòng (1941) + Tuỳ bút : Hà Nội băm sáu phố phường (1943) 1/ Tác giả : I – TIỂU DẪN :- THẠCH LAM -_ Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch lam, in ở tập Nắng trong vườn._ Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hoà quyện hai yếu tố hiện thực và lãng mạn trữ tình.2/ Tác phẩm : Tranh sơn dầu của Đình Cường* Tự Lực Văn ĐoànTự Lực Văn ĐoànXuân DiệuNhất Linh Khái Hưng Hồng Đạo Thạch Lam Tú Mỡ Thế Lữ Xuân Diệu Trần Tiêu Nguyễn Tường Tam Trần Khánh Giư Nguyễn Tường Long Nguyễn Tường Vinh Hồ Trọng Hiếu Nguyễn Thứ Lễ Ngơ Xuân Diệu Trần Tiêu Thế LữNhất LinhKhải HưngII – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN :Bố cục truyện : Đoạn 1 : “Tiếng trống thu không ... ngày tàn”Cảnh hoàng hôn buông xuống trên phố huyện buồn Đoạn 2 : “Em thắp đèn lên ... nhỏ dần về phía làng”Cảnh sống của những kiếp đời nghèo và tâm tình hai đứa trẻ lúc đêm vềĐoạn 3 : “Trời đã bắt đầu đêm ... đầy bóng tối”Chuyến tàu khuya đi qua và ước vọng của hai đứa trẻIIi – PHÂN TÍCH:1/ Cảnh hoàng hôn trên phố huyện buồn :- Khung cảnh thiên nhiên ở đây được cảm nhận về :+ Không gian : Mặt trời đang lặn, màn đêm đang buông xuống, cảnh vật xung quanh tối dần -> sự vận động buổi chiều.+ Thời gian : Khoảnh khắc mặt trời lặn ngắn ngủi của một ngày đang tàn .Bức tranh đời sống, thiên nhiên phố huyện nghèo được diễn tả theo sự thu hẹp dần không gian ( một phố huyện nhỏ bé, một phiên chợ tàn với góc chợ đơn sơ, một quán cóc lụp xụp...).IIi – PHÂN TÍCH:2/ Những kiếp đời nghèo khó, tâm tình hai đứa trẻ :a) Những kiếp đời nghèo : - Trong khung cảnh ngày tàn chợ tàn hiện lên những kiếp người tàn tạ :+ Những con người sống ngày với phiên chợ : vài gánh hàng về muộn, những đứa trẻ nhặt rác... trong đó có hai chị em Liên và An.+ Cuộc mưu sinh ban đêm quanh góc chợ và sân ga xép : hai mẹ con chị Tí, bác Phở Siêu, gia đính bác Xẩm, bà cụ Thi... Những mảnh đời ấy có chung một số phận. Đó là cuộc sống tối tăm, nghèo khó, tẻ nhạt, buồn chán. Nhưng trong họ vẫn có đó tình người, tình quê hương, tình làng xóm và ngọn lửa niềm tin về một ngày mai tươi sáng.IIi – PHÂN TÍCH:2/ Những kiếp đời nghèo khó, tâm tình hai đứa trẻ :b) Tâm trạng hai đứa trẻ : - Cảnh vật thân quen, nhưng đượm buồn đưới nắng chiều loe lói. Hai chị em ngước nhìn những vì sao đêm đang hiện dần ra rồi nhìn lại mặt đất.- Liên và An lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện, xót xa cảm thông chia xẻ với những kiếp đời nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối cơ cực của đói nghèo cũng như màn đêm đang dần phủ kín mọi thứ.IIi – PHÂN TÍCH:3/ Hình ảnh chuyến tàu đêm :- Đoàn tàu xuất hiện đã được báo trước từ xa với ánh đèn xanh; tiếng còi và tiếng bánh xe dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Nó mang chút ánh sáng từ Hà Nội và mang cả thế giới khác vụt qua thế giới của Liên. Toa tàu cuối cùng khuất sau rặng tre và lặn dần vào đêm tối mênh mông.- Đoàn tàu đến từ Hà Nội, gợi lại cho Liên và An một tuổi thơ đẹp đẽ, sung sướng.Ngoài ý nghĩa gợi lại quá khứ, đoàn tàu còn là hình ảnh tương lai trong mắt hai chị em, muốn thoát khỏi cuộc sống khó khăn buồn chán để đi đến một tương lai tươi đẹp hơn. IIi – PHÂN TÍCH:4/ Nghệ thuật :- Miêu tả tinh tế sự chuyển biến của cảnh vật cho đến diễn biến tâm trạng nhân vật.- Giọng văn nhẹ nhàng điềm tĩnh, khách quan.- Ẩn chứa sự thông cảm xót thương.IV – TỔNG KẾT:Ý nghiã : Bằng một truyện ngắn trữ tình có cốt truyện đơn giản, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời, ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước mong đổi đời tuy còn mơ hồ của họ.Nội Dung :	 Phương Thảo – Hà TháiThuyết trình :	 Minh Thư – Thị HảiTài liệu :	 Sĩ Anh – Đại PhúKĩ thuật :	 Tuấn HưngNguồn : vi.wikipedia.org cinet.gov.vn NXB Văn Học - HNNHĨM 4 XIN CẢM ƠNCƠ VÀ CÁC BẠN

File đính kèm:

  • pptHai_dua_tre_Thach_Lam.ppt