Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Nguyễn Tất Đông

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mày,
 Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.
 Vân Tiên tả đột hữu xông,”
 (Lục Vân Tiên)

Thành ngữ “Tả đột hữu xông”:đánh vào bên trái, xông thẳng bên phải, ý nói thế chủ động tung hoành khi lâm trận.

ppt28 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 11 - Tiếng Việt: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Nguyễn Tất Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 gặp thất bại là nản lòng, là bỏ cuộc. Người có chí, khi thất bại phải tìm cách khôi phục, không chịu thua thiệt, thua keo này bày keo khác. Tùy thuộc vào bản chất của đối tượng mà trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ thua keo này bày keo khác có những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Với những người có tư tưởng làm việc phục vụ cho lợi ích đồng bào, thành ngữ thua keo này bày keo khác thể hiện sự kiên trì phấn đấu để đạt mục đích. Thành ngữ thua keo này bày keo khác bao gồm hai vế kết hợp với nhau, không đòi hỏi tính chặt chẽ một cách nghiêm ngặt. Vì vậy, trong sử dụng, giữa hai vế người ta có thể thêm vào các từ chỉ chủ thể hành động, chẳng hạn như thua keo này ta bày k 5) Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa Khi biết trước một sự bất lợi nào đó, con người tìm cách tránh nó, song họ lại gặp phải một sự bất lợi khác mà đôi khi nó còn lớn hơn so với bất lợi lúc đầu. Ý của câu tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa là như thế. Điều cần làm sáng tỏ thêm ở đây là tại sao để nói về những điều bất lợi, không may mắn, dân gian lại viện đến vỏ dưa và vỏ dừa? Như ai nấy đều biết khi ăn dưa hấu, người ta thường bổ dọc quả dưa thành từng miếng. Miếng dưa hấu sau khi ăn hết còn vỏ dày vất lại. Miếng vỏ dưa có hình dạng cong, võng lên ở hai đầu, trông tựa như mảnh vỏ ngoài quả dừa. Vỏ dưa nhiều nước, cứng, trơn. Vô ý dẫm lên vỏ dưa rất dễ bị ngã. Và, nhiều người đã bị ngã vì đạp phải vỏ dưa. Thế cho nên, người đời hễ gặp vỏ dưa là tránh, khỏi dẫm lên mà ngã. Oái oăm thay, vỏ dưa và vỏ dừa lại hao hao giống nhau. Cái tâm lý “Kính cung chi điểu” (tức con chim phải tên, thấy làn cây cong cũng hoảng sợ) đã cho người đời một lời khuyên “choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh”. Nghĩa là đã bị trượt ngã vì dẫm phải vỏ dưa, khi gặp vỏ dừa cũng phải tránh ra, vì vỏ dưa và vỏ dừa cũng na ná như nhau mà thôi. Thế nhưng, cuộc sống không phải lúc nào cũng có sự công bằng trong ban phát và trừng phạt. Có những lúc, con người liên tiếp gặp phải những điều không may này đến những điều không may khác. Hoặc, cũng có những khi ta muốn tránh điều bất lợi này mà chọn làm một việc nọ, nhưng khi làm việc nọ lại vấp phải một điều bất lợi khác. Cho nên, đã đành là khi đạp vỏ dưa rồi thì gặp vỏ dừa phải tránh đi, nhưng không phải lúc nào cũng làm được điều đó. Trong khi nhiều trường hợp, tránh vỏ dưa lại đạp phải vỏ dừa. Nghĩa là không thoát khỏi được, dù có ý thức chống đỡ, mà cứ gặp hết điều bất lợi này đến điều bất lợi khác. Rất có khả năng là, thành ngữ tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa hình thành trên căn bản cấu từ lại ý của câu choại vỏ dưa thấy vỏ dừa phải tránh do hiện thực cuộc sống đòi hỏi.6) Cú kêu cho ma ănCú là một loại chim ăn thịt, mắt rất to, thường đi rình mò kiếm mồi ban đêm. Cú có tiếng kêu đanh, dữ dội, gây cảm giác rợn người. Theo quan niệm mê tín, hễ nhà ai có cú đến đậu đầu nhà, kêu ba tiếng, thì nếu không chết người thì cũng ốm đau nặng. Đặc biệt, những gia đình đang có người bệnh, thấy cú bay qua và kêu thì cũng phải xem chừng đấy. Cái nhìn của cú, con mắt của cú đối với họ là nỗi sợ hãi kinh hoàng. Chẳng thế mà dân gian ta hay nói là "dòm như cú dòm nhà bệnh", "cú dòm nhà bệnh" để ví với ý định xấu của người nào đó có rắp tâm làm hại người. Vì vậy trong quan niệm dân gian, cú và tiếng kêu của cú là biểu tượng của điềm xấu, điềm gở. Theo quan niệm mê tín, thì tiếng kêu của cú là tín hiệu báo trước sẽ có người chết. Hễ nghe tiếng cú kêu ở đâu, thì ở đó sẽ có một thân phận, một con người sắp lìa bỏ cuộc đời. Theo tín hiệu đó, ma sẽ lần đến để chia phần thi thể người xấu số, mà theo cách nói dân gian là đến ăn. Có lẽ vì lý do này mà một số địa phương ở Nghệ Tĩnh gọi cú bằng cái tên khác là "con hót ma". Nhưng rõ là cú chỉ kêu cho ma hưởng phần, chứ bản thân cú nào có được hưởng gì, ăn gì trước cái chết của con người! Cái nghịch lý này được dân gian chớp lấy và khái quát thành cả một thói đời bằng thành ngữ "cú kêu cho ma ăn". Góp ý của bạn đọc: Dựa theo phương diện khoa học, từng loài vật có những đặc tính riêng! Như loài kiến từng đoàn tha mồi vào tổ, có nghĩa là trời sắp chuyển mưa; kiến có siêu tầng số, bắt tín hiệu rất xa bởi hai càng trên đầu, nên các nhà khoa học dựa theo đó để phát minh ra nhiều máy móc dùng trong mạng lưới thông tin hiện nay. Cú có thể đánh được mùi tử thi hoặc người bệnh nặng có nguy cơ qua đời, nên bay tới và cất tiếng kêu! Làm cho nhiều người mê tín rằng: cú đại diện cho diêm vương tới để gọi hồn người chết”.Trong tiếng Việt, thành ngữ này để chỉ việc làm vô ích, uổng công, làm cho kẻ khác hưởng.Cùng với thành ngữ "cú kêu cho ma ăn", trong tiếng Việt còn có thành ngữ "cốc mò cò xơi".7) Bóng chim tăm cá Trong văn học cổ, chim, cá, bướm, ong... là hình tượng để chỉ người đưa thư, những sứ giả của tin tức. Theo Hán thư, người ta có thể buộc phong thư vào chân con chim nhạn để cho chim bay chuyển đến nơi cần gửi. Sách cổ (cổ thư) còn ghi lại rằng khách từ phương xa đến để lại đôi cá chép, mổ ra thấy có lá thư trong bụng. Vì thế, bóng chim tăm cá dùng để chỉ tin tức thư từ:Nghĩ điều trời thẳm vực sâuBóng chim tăm cá biết đâu mà tìm(Truyện Kiều - Nguyễn Du)Cũng để chỉ ý này, văn học cổ còn có nhiều cách nói khác nữa. Ví dụ: sứ hồng (sứ giả chim hồng), sứ điệp tin ong (con bướm là sứ giả truyền tin, con ong làm mối lái đưa tin của chúa xuân muôn loài), tin nhạn (tin do chim nhạn mang lại), tin mai (tin gửi kèm theo cành mai) ...8) Nước đổ đầu vịt Với một số đối tượng, thì có khuyên bảo, dạy dỗ đến đâu cũng vô ích, không có tác dụng gì. Công sức dạy bảo khuyên nhủ đó cũng như "nước đổ đầu vịt" mà thôi.Như đã biết, đầu vịt đã bị thon, lại hơi nhô. Lông ở đầu vịt thường dày và mượt. Thành ra, nước đổ lên đầu vịt cứ trôi tuồn tuột, chẳng dành thấm vào đâu được. Hiện tượng có thực này dễ làm người ta liên tưởng đến việc không tiếp thu lời khuyên bảo của một số người. Ở họ, dẫu có cố công giảng giải, răn bảo bao nhiêu thì cũng vô ích. Họ không ghi nhớ, không hiểu ra do kém trí thông minh, ít hiểu biết hoặc trì độn. Nhưng cũng có khi không phải vì kém cỏi, tối dạ mà là do sự bướng bỉnh, gàn quấy, hiểu cả đấy, biết là lời hay lẽ phải đấy, nhưng cứ không nghe theo không làm theo như chẳng nghe gì cả. Kẻ dốt nát thì không tiếp nhận lời dạy bảo là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc như vịt nghe sấm. Nói với họ rõ là chán, nói với đầu gối còn hơn. Như vậy, cả kẻ dốt nát và kẻ bướng bỉnh đều gặp nhau ở chỗ là mọi lời giáo huấn, chỉ dẫn đều vô tích sự, đều vô dụng, không mang lại hiệu quả gì.Dần dần thành ngữ "nước đổ đầu vịt" được mở rộng để chỉ sự vô tác dụng, vô ích, không có kết quả nói chung.Gần nghĩa với "nước đổ đầu vịt" còn có một loạt thành ngữ như: như nước đổ lá khoai (môn), như nước đổ đầu chày... 9) Kẻ tám lạng người nửa cânTheo “Từ điển tiếng Việt" (NXB. Khoa học xã hội. 1988), thành ngữ trên có nghĩa là ''hai bên tương đương không ai kém ai". Nhưng sao ''tám lạng'' lại có thể sánh với ''nửa cân''?Muốn hiểu được cặn kẽ thành ngữ này chúng ta phải quay về với xuất xứ của nó. ''Cân” và “lạng” ở đây không phải là cân tây'' (kilôgam) và ''lạng tây'' (100 gam) mà là ''cân ta'' và “lạng ta''.Ngày xưa khi cân đo những thứ kim loại quý hay các vị thuốc bắc người ta dùng một loại cân cũ gọi là cân ta. Theo quy ước chung, khi cân đo bằng loại cân này, thì một cân bằng mười sáu lạng tương đương với 0,605 kilôgam, và một lạng bằng một phần mười sáu cân tương đương với 37,8 gram. Vậy là nếu cân bằng cân ta thì tám lạng đúng bằng nửa cân và nửa cân cũng chính là tám lạng!Thành ngữ này trong tiếng Việt thường chỉ sự so sánh tương đương lực lượng giữa hai phe, hai đấu thủ trong một cuộc tranh đấu được thua nào đó. Có khi nó là sự nhận xét về mức độ tương đương của một sự việc, hành động hay tính chất nào đó PHỤ LỤC ĐIỂN TÍCH, ĐIỂN CỐ TRONG TRUYỆN KIỀULạ gì bỉ sắc tư phongTrời xanh quen thói má hồng đánh ghen" Bì sắc tư phong" ở đây có nghĩa là được cái kia ít, thì cái này nhiều, không cân nhau bao giờ. Câu này muốn nói đã hơn tài thì phải kém mệnh. Nguyễn Du đã lấy ý trong câu "Phong vu bỉ sắc vu thử", "phong vu tài sắc vu ngộ". Ở đây tác giả dùng chữ "tư" thay vào chữ "thử" cho hợp bằng trắc. Lấy tích từ : " Thánh Thán bình : tạo hoá kỵ doanh, phong thử sắc bỉ, sở dĩ nhất sinh nhất phàn nhan sắc thụ thập phần chiết ma, phú nhất phần tài tình, tăng nhất phần nghiệt chướng", có nghĩa là : " Thánh Thán bàn rằng: ông tạo hoá ghét người được trọn vẹn đủ điều, người được điều nọ mất điều kia, cho nên sinh cho người ta được một phần nhan sắc thì lại bắt người chịu mười phần chiết ma, được một phần tài tình thì bắt chịu thêm một phần nghiệt chướng"Cảo thơm lần giở trước đènPhong tình có lục còn truyền sử xanh"Cảo thơm" ở đây lấy bởi chữ "phương cảo" , pho sách thơm tức là pho sách hay. " Cổ nhân dụng phương thảo tàng thư trung, dĩ tị đố ngư, vị chi vân biên", nghĩa là: người đời xưa lấy cỏ thơm để vào trong sách cho đỡ mối mọt, gọi là vân biên". "Cảo thơm" trong câu thơ này có nghĩa là bản sách hay, để tiếng thơm về sau.Vợ chồng chén tạc chén thùBắt nàng đứng chực trì hồ hai nơi " Trì hồ" ở đây là " cầm cái bầu rượu, tức là đứng rót rượu". Ngôn ngữ xưa trang trọng thật!Có khi biến có khi thườngCó quyền nào phải một đường chấp kinh " Chấp kinh" có nghĩa là cầm giữ đạo thường, cứ nhất định về một mặt. Ở đây ý của chàng Kim khuyên Thuý Kiều phải tuỳ nghi quyền biến, không nên khư khư giữ lấy những thành kiến xưa cũ Đời người đến thế thì thôiTrong cơ âm cực dương hồi khôn hay"Âm cực dương hồi" ở đây lấy từ " Khôn thuần âm chi cực, chí phục tắc nhất dương thuỷ hồi" có nghĩa là " khôn ( là tháng mười) thuần âm đã cực, sang quẻ phục thì một hào dương lại hồi". Ý Nguyễn Du là đạo trời tuần hoàn, vận bĩ đã hết thì chuyển sang vận thái để chỉ chuyện tái ngộ của Kiều. Hai chữ "âm dương" cũng đắc nghĩa, vì Thuý Kiều đã chết mà lại muốn nói một cuộc sống!!!!!!!!!!Nhận xét của cô:Bài làm công phu; Có đầu tưNếu em làm biết kết luận chốt lại kiến thức đã ôn về thành ngữ và điển cố, bài làm sẽ tốt hơn đó,Yêu cầu là thống kê trong chương trình VHTĐ đã học mà em – PTTH- L10-11 Dù sao cũng ghi nhận. Em là người nộp sớm. Chú ý hơn trình bày và phông nền nhé!

File đính kèm:

  • pptThanh_ngu_Dien_co_trong_VHTD.ppt
Bài giảng liên quan