Bài thuyết trình thay đổi phương pháp dạy học

- Tri thức: Sự hiểu biết của con người về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội- nhân văn.

- Tri thức PT cơ bản: Là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu nhất, cần thiết nhất giúp học sinh có thể tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn, ở các trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống tự lập.

- Tri thức hiện đại: Là những tri thức phản ánh các thành tựu mới nhất của văn hóa, khoa học công nghệ, phù hợp với chân lý khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

- Kỹ năng: Là khả năng hoàn thành công việc nhất định dựa trên kiến thức đã biết về vấn đề đó. Kỹ xảo là sự lặp lại công việc nào đó đến mức tư động hóa.

 

ppt19 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình thay đổi phương pháp dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chào mừng thầy và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 3Thành viên nhómBùi Thị NhungTrịnh Khánh DươngĐặng Tuấn NamPhạm Thị HiềnHình ảnh minh họa cho quá trình dạy và họcCâu 5: dạy học hướng vào người học điều gì?- Tri thức: Sự hiểu biết của con người về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội- nhân văn.- Tri thức PT cơ bản: Là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu nhất, cần thiết nhất giúp học sinh có thể tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn, ở các trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống tự lập.- Tri thức hiện đại: Là những tri thức phản ánh các thành tựu mới nhất của văn hóa, khoa học công nghệ, phù hợp với chân lý khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.- Kỹ năng: Là khả năng hoàn thành công việc nhất định dựa trên kiến thức đã biết về vấn đề đó. Kỹ xảo là sự lặp lại công việc nào đó đến mức tư động hóa. Lợi ích và nhu cầu cơ bản nhất của HS là sự phát triển toàn diện nhân cách. Mọi nỗ lực giáo dục của nhà trường đều phải hướng tới tạo điều kiện thuận lợi để mỗi HS - bằng hoạt động của chính mình – sáng tạo ra nhân cách của mình, hình thành và phát triển bản thân. Tuy nhiên, không nên từ đó đi đến cực đoan sai lầm rằng toàn bộ mục tiêu, nội dung giáo dục phải xuất phát và chỉ xuất phát từ lợi ích của trẻ, hoặc quan niệm máy móc rằng GV dạy những gì HS yêu cầu chứ không phải là dạy những gì GV biết. Giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông, không thể không tính đến lợi ích nhu cầu của xã hội. Trong HSTT, người ta hướng vào việc chuẩn bị cho HS sớm thích ứng với đời sống xã hội, hòa nhập và phát triển cộng đồng, tôn trọng nhu cầu, lợi ích, tiềm năng của người học Lấy người học là trung tâm hoạt động của quá trình học. Dạy học không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng dẫn hành động - “ học đi đôi với hành”.  Câu 6: quá trình dạy học có nhiệm vụ gì?Khái niệm: QTDH là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người giáo viên, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Dựa trên cơ sở mục đích dạy học và mục tiêu của trường PT, sự tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, đặc điểm của lứa tuổi học sinh ở các cấp học ở trường PT, người ta đề ra ba nhiệm vụ dạy học sau:* Nhiệm vụ 1: Làm cho học sinh nắm vững hệ thống những tri thức PT cơ bản, hiện đại. phù hợp với thực tiễn nước ta về tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng. Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhờ vậy mà tích luỹ và khái quát những kinh nghiệm dưới dạng những khái niệm, định luật, định lý, học thuyết, tư tưởng mà người ta gọi là những tri thức. Những tri thức đó có tính chất xã hội. Dưới góc độ xã hội học, tri thức phải có tính chất cá nhân, nghĩa là phải chuyển những tri thức xã hội thành tài sản cá nhân. Vì vậy khái niệm tri thức đối với nhà sư phạm bao giờ cũng gắn liền với khái niệm nắm vững. Nắm vững tri thức bao gồm hiểu, nhớ, vận dụng trong hoàn cảnh đã biết và hoàn cảnh mới chưa biết. Đối với học sinh PT, chỉ đòi hỏi họ nắm vững tri thức cơ bản được lựa chọn từ vốn tri thức vô cùng to lớn của loài người. Tri thức PT cơ bản là những tri thức tối thiểu, cần thiết cho tất cả mọi người, dù sau này họ có làm bất cứ nghề gì, họ cần phải có để trực tiếp đi vào hoạt động sản xuấtvà các dạng hoạt động khác, để có một cuộc sống có văn hoá phong phú, để đi vào các loại trường và có thể tiếp tục tự học. Tri thức PT cơ bản đó phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là một mặt phải đảm bảo tính logic nội tại của từng môn học, mặt khác phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa những tri thức của những môn học khác nhau.VD Cần trang bị cho học sinh hiểu biết sự thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong bối cảnh lịch sử. Trong từng bối cảnh lịch sử ,sự phân hoá xã hội có sự khác biệt. Gắn liền đó là sự phát triển về văn hoá – giáo dục Và điều đó là tiền đề ra đời của các thể loại văn học. Nhiệm vụ 2: Phát triển trong học sinh năng lực hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo. Năng lực hoạt động trí tuệ được đặc trưng bởi hai mặt sau: Năng lực vận dụng các thao tác trí tuệ và sự tích luỹ các tri thức cơ bản, thiết yếu nhất. Trong quá trình nắm tri thức diễn ra sự thống nhất giữa một bên là những tri thức với tư cách là cái được phản ánh và một bên là thao tác trí tuệ với tư cách là phương thức phản ánh. Những tri thức nắm được là nhờ các thao tác trí tuệ, và ngược lai, các thao tác trí tuệ được hình thành và phát triển trong quá trình nắm tri thức. Vì vậy, phát triển năng lực trí tuệ được đặc trưng bởi sự tích luỹ vốn tri thức cơ bản và thiết yếu nhất, sự thành thạo và độ vững chắc của những thao tác trí tuệ. Nó được thể hiện trong các phẩm chất trí tuệ sau: 1.Tính định hướng của hoạt động trí tuệ nghĩa là nhanh chóng và chính xác xác định con đường tối ưu để đạt được mục đích hoạt động trí tuệ. 2. Bề rộng của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh có thể tiến hành hoạt động trong nhiều lĩnh vực liên quan mật thiết với nhau. 3. Chiều sâu của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tiến hành hoạt động trí tuệ và càng ngày càng nắm sâu sắc bản chất sự vật và hiện tượng. 4. Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ tiến hành hoạt động trí tuệ không những nhanh mà còn di chuyển nhạy bén hoạt động từ tình huống này sang tình huống khác. 5. Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ hoạt động tư duy của học sinh được tiến hành theo hướng xuôi lẫn ngược cũng được. 6. Tính độc lập của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh tự mình đề xuất cách giải quyết và tự giải quyết vấn đề. 7. Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở tính logic, sự thống nhất của tư tưởng chủ đạo từ đầu đến cuối, không có mâu thuẫn. 8. Tính phê phán của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ học sinh biết phân tích, biết đánh giá các quan điểm, lý luận, phương pháp của người khác và đồng thời đưa ra được ý kiến riêng của mình và bảo vệ ý kiến đó. 9. Tính khái quát của hoạt động trí tuệ thể hiện ở chỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ nhận thức nhất định ở học sinh sẽ hình thành mô hình giải quyết những nhiệm vụ cùng loại. Tất cả những phẩm chất hoạt động trí tuệ có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả. Hình thành cho họ phương pháp tự học để có thể tiếp tục học suốt đời, để có thể sẵn sàng thích ứng.VD: Trên cơ sở nắm vững những tri thức cơ bản đó, bằng các thao tác tư duy, cần giúp cho học biết phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận các vấn đề xung quanh bài học; Qua đây nhằm giúp học sinh rèn luyện hoạt động trí tuệ và hiểu sâu sắc hơn các sự kiện lịch sử. Học sinh phải suy nghĩ để trả lời các câu hỏi như: “ các thời kỳ lịch sử đó có gì khác biệt , và nhờ vào điều gì để chia các thời kỳ văn học theo từng giai đoạn lịch sử?  * Nhiệm vụ 3: Trên cơ sở vũ trang tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ và thực hành mà hình thành cho học sinh cơ sở thế giới quan khoa học, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức của con người mới. + Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiên tượng trong tự nhiên, xã hội.+ Lý tưởng là biểu tượng của con người về cái mà họ cảm thấy rất đẹp và mong muốn đạt tới. Vì vậy nó là lẽ sống của con người. Nó có sức lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân vào những hoạt động để vươn tới mục tiêu cao cả đã định. VD Qua bài học, củng cố thêm cho học sinh lòng yêu văn học, biết trân trọng những giai đoạn lịch sử khó khăn của đất nước, và cách tìm hiểu văn học dựa vào lịch sử của từng thời đại. Bài học còn khơi dậy ở học sinh lòng tự hào dân tộc Ba nhiệm vụ dạy học nêu trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục đích giáo dục. Nếu không có khối lượng tri thức cơ bản, đúng đắn và phương pháp nhận thức thì sẽ không phát triển được trí tuệ và cũng thiếu cơ sở để hình thành thế giới quan khoa học, lý tưởng và niềm tin. Phát triển trí tuệ vừa là kết quả, vừa là điều kiện của việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hình thành thế giới quan, lý tưởng và những phẩm chất đạo đức khác. Phải có trình độ phát triển nhận thức nhất định mới giúp học sinh biết cách nhìn nhận, biết tỏ thái độ và biết hành động đúng, mới biến tri thức thành niềm tin, lý tưởng. Nhiệm vụ thứ ba vừa là kết quả, vừa là mục đích của hai nhiệm vụ trên. Nó là yếu tố kích thích và chỉ đạo việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực nhận thức. Cám ơn thầy và các bạn đã chú ý lắng nghe

File đính kèm:

  • pptthay doi phuong phap day hoc.ppt