Bài thuyết trình Thuyết minh về Văn miếu - Quốc Tử Giám

Giôùi thieäu veà Quoác Töï Giaùm

Văn Miếu – Quốc Tử Giám(chữ Hán: 文廟國子監) là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn Các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi.

 

ppt41 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Thuyết minh về Văn miếu - Quốc Tử Giám, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
m quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp,Lê Thánh Tông (1460 - 1497)đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần,đúng 12 khoa thi.Không phải khoa thi nào tiến hành xong đều được khắc bia ngay, không phải bia đã dựng thì vĩnh tồn, không hư hỏng, không mất mát. Từng thời có những đợt dựng, dựng lại lớn, như năm 1653 (Thịnh Đức năm thứ nhất, năm 1717 (Vĩnh Thịnh năm thứ 13).Cuối triều Lê, thời Cảnh Hưng, bia vẫn được khắc đều đặn. Dù không còn giữ được đủ bia, nhà công trình điêu khắc giá trị và tư liệu lịch sử quý báu.Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo và giáo dục cao cấp của triều đình.Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy vào đầu thời Nguyễn, Văn miếu Thăng Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.KieánTruùcKieánTruùcMoâ hình Vaên Mieáu Hồ Văn hay hồ Giám phía trước cổng vào Văn Miếu.Phía nam, trước mặt Văn Miếu là hồ Minh Đường hay Văn hồ, dân gian thường gọi là hồ Giám. Chính quyền thành phố Hà Nội đã cố gắng giải toả, nhưng hiện nay diện tích cũng chỉ còn được 12297 m2, giữa hồ có gò Kim Châu, trên gò dựng Phán Thuỷ đường (là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa). Theo ý đồ kiến trúc, đây vốn là cái "tiểu minh đường" của Văn Miếu, là một bộ phận khăng khít của toàn bộ công trình kiến trúc chung. Năm 1863, trong dịp sửa nhà bia Văn Miếu, Văn Hồ đã được một lần tu sửa. Sự việc này còn ghi lại rõ ràng trên tấm bia đá dựng ở gò giữa hồ: Trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu, vào khoảng niên hiệu Cảnh Trị (1668-1671), Tham tụng họ Phạm (Phạm Công Trứ) làm 10 bài thơ vịnh Phán thuỷ để ghi lại cảnh đẹp ... Mùa thu năm Quý Hợi niên hiệu Tự Đức(1863) tôi  cùng Cao đài Đặng Lương Phủ (Đặng Tá) dựng đình bia Tiến sĩ và sửa sang khu hồ ... Mùa thu năm Ất Sửu (1865), Đặng sứ quân lại xuất tiền nhà xây một đình trên gò Kim Châu. Đình làm xong gọi là Văn hồ đình. ... . Ngày 12 - 2 - 1998, trong khi nạo vét cải tạo hồ Văn đã tìm thấy tấm bia Hoàn Văn hồ bi, soạn năm Bảo Đại thứ 17 (1942), do cử nhân khoa Quý Mão Hoàng Huân Trung soạn. Điều đặc biệt là mặt sau của bia khắc bản dịch chữ Hán ra chữ Quốc ngữ do đốc học Trần Trọng Kim và Nguyễn Quang Oánh dịch. Cho biết hồ này và cả giải đất chạy suốt chiều dài mé tây của Văn Miếu đều thuộc quần thể khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 20 do phân cách địa giới hành chính, khu vực Văn Miếu thuộc đất tỉnh Hà Đông. Khi đất Văn Miếu - Quốc Tử Giám trao lại cho tỉnh Hà Nội thì bỏ sót lại khu hồ Văn, vì thế năm 1939 các văn thân nho sĩ tỉnh Hà Nội đệ đơn trình Thị trưởng Hà Nội xin Công sứ toàn quyền Bắc Kỳ trả lại hồ Văn vào địa phận Văn Miếu, văn bia có đoạn viết: Hồ này ở ngoài tường cửa thứ ba Văn Miếu tên là hồ Minh Đường hay là Văn hồ. Hồ rộng 1 vạn chín trăm thước vuông tây, trong hồ có gò tròn tên gọi Kim Châu rộng hai trăm thước vuông tâyMột hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành lá sum suê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, có tác dụng gây cho khách tham quan cảm giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu kiến trúc. Khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám tôn nghiêm, được ngăn cách với vườn Giám và không gian bên ngoài bằng tường gạch vồ và được chia làm 5 lớp không gian khác nhau, mỗi lớp được giới hạn bởi các tường gạch và có các cửa thông nhau: một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên với các kiến trúc chủ thể là: cổng Văn Miếu, cổng Đại Trung, Khuê Văn các, cổng Đại Thành, khu điện thờ, cổng Thái Học và kết thúc là khu Thái Học.Hoà Vaên Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ (nghi môn) và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là mốc ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng. Xưa kia dù công hầu hay khanh tướng, dù võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất từ tấm bia Hạ mã bên này sang tới tấm bia Hạ mã bên kia mới lại được lên xe lên ngựa. Thế đủ biết Văn Miếu có vị trí tôn nghiêm tới chừng nào. Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau. Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán: Văn Miếu môn tức là cổng tam quan phía ngoài. Cổng có ba cửa, cửa giữa cao to và xây 2 tầng. Tầng trên có ba chữ 文廟門 (Văn miếu môn). Kiểu dáng kiến trúc Văn Miếu môn nhiều nét độc đáo rất đáng lưu ý trong khi nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam. Nhìn bên ngoài tam quan là 3 kiến trúc riêng biệt. Cửa chính giữa thực chất xây 2 tầng. Mặt bằng hình vuông. Tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên giữa tầng dưới. Ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 3, vua Khải Định bắc tuần có đến chiêm bái Văn Miếu Hà Nội và làm hai bài thơ tứ tuyệt bằng chữ Hán, rồi phán cho tỉnh thần Hà Đông khắc vào bia dựng trên gác tam quan. (rất tiếc bia hiện nay không còn, chỉ còn lại bệ bia, hai mặt bệ là hình hổ phù rất đẹp) Nguyên văn hai bài thơ như sau: Phía trước cổng tam quan là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng đá thời Nguyễn. Hai mặt cổng tam quan Phía ngoài có hai câu đối nề (không rõ niên đại)Vaên Mieáu moânTừ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Đức môn và Đại tài môn ở phía sau. Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.Ñaïi Trung moânKhuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao. Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎文閣 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa.Khueâ vaên caùcNgaøy nay, Khueâ vaên caùc ñöôïc coâng nhaän laø bieåu töôïng cuûa thuû ñoâ Haø Noäi Toàn cảnh Thiên quang tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu nhà bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ baBia Tieán sóÑeàn Khaûi ThaùnhNhaø Tieàn ñöôøngVua LyùNhaânToângYÙ nghóaVề mặt di tích mà nói thì 2 nhà bia Tiến sĩ ở 2 bên giếng Thiên Quang là nơi bảo tồn những di tích quý nhất của cả khu di tích lịch sử này. 82 tấm bia Tiến sĩ hiện còn có giá trị về nhiều mặt. Đây là những tư liệu văn tự bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi được dựng.Nhà sử học có thể tìm thấy ở đây những tư liệu về lịch sử giáo dục, về những tên tuổi gắn bó với lịch sử dân tộc, quê quán, danh tính những bậc nhân tài được ghi cụ thể, chính xác thông qua đó có thể xác định tuổi cho nhiều di tích ở những nơi không ghi niên đại.Nhà địa lý có thể ra cứu những địa danh cũ để tìm ra những vùng đất cổ liên quan đến thời hiện tại.Nhà nghiên cứu triết học có thể tìm ở đây những chứng cứ để xác định vai trò của Nho giáo ở Việt NamNhững người Việt Nam ở khắp nơi cũng tới đây tìm tên họ một vị tổ nào đó thuộc dòng họ nhà mình xưa đã có tên trong khoa bảngĐây còn là những tư liệu có hệ thống liên tục, ít nhất cũng trong vòng 3 thế kỷ (từ 1484 tới 1780) về kỹ thuật điêu khắc đá. Nhà nghiên cứu mỹ thuật và các nghệ sĩ tạo hình có thể từ những hình dáng bia, rùa, hoa văn và các mô típ chạm khắc trên bia mà tìm ra tinh hoa của nghệ thuật dân tộc để phát huy, áp dụng vào những sáng tạo hiện đại.Đã có nhiều bài nghiên cứu viết về bia Tiến sĩ, song việc khai thác tư liệu của 2 nhà bia vẫn còn tiếp tục. Các nhà khoa học đều cho rằng văn bia tiến sĩ xứng đáng là pho "sử đá" có nhiều giá trị độc đáo và hiếm có về văn hóa, lịch sử, nghệ thuật chế tác... không chỉ với Việt Nam mà cả thế giới.

File đính kèm:

  • pptthuyet_minh_ve_quoc_tu_giamDMT.ppt