Bài thuyết trình Tiếng việt thực hành - Tập làm văn - Tìm hiểu các biện pháp tu từ cường điệu - nói giảm - chơi chữ - đối

Đoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển .

Tiếng hát át tiếng bom.

Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.

CƯỜNG ĐIỆU

KHÁI NIỆM:

Cường điệu là biện pháp tu từ dùng những từ, những ngữ, những

câu.phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

được miêu tả

 

ppt48 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Tiếng việt thực hành - Tập làm văn - Tìm hiểu các biện pháp tu từ cường điệu - nói giảm - chơi chữ - đối, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 - CHƠI CHỮ - ĐỐIĐoàn kết là sức mạnh dời non lấp biển .Tiếng hát át tiếng bom. Trên đầu những rác cùng rơm Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu. CƯỜNG ĐIỆUKHÁI NIỆM:Cường điệu là biện pháp tu từ dùng những từ, những ngữ, những câu..phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả2. NHỮNG CÁCH GỌI KHÁCThậm xưng, Khoa trương, Phóng đại, Nói quá, Ngoa ngữCÁCH 1VD1:Ở nơi cằn cỗi thế này cây cối làm sao tốt đượcVD2: Nhìn thấy tội ác của giặc ai cũng căm thù VD3: Bọn giặc hoảng hồn bỏ chạy CÁCH 2VD1: Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này, cây cối làm sao tốt được VD2: Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng bầm gan tím ruộtVD3: Bọn giặc hoảng hồn chạy vắt giò lên cổ NHẬN XÉT CỦA BẠN Ở HAI CÁCH NÓI SAU?NHẬN XÉTCách nói 2 hay hơn cách 1 vì: Cách 2 làm cho nhấn mạnh điều tác giả muốn nói Cách 2 gây sự chú ý của người đọc người nghe Cách 2 làm tăng sức biểu cảm của sự vật sự việc 3. TÁC DỤNGNhấn mạnh điều mình muốn nói :VD:Ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi thế này , cây cối làm sao tốt đượcTăng sức biểu cảm: VD: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tànCa ngợi, cổ vũ tinh thần, đề cao một sự vật, sự việcVD: Bàn tay ta làm nên tất cả . Có sức người sỏi đá cũng thành cơm Châm biếm, đã kích về một sự việc, hiện tượng trong xã hộiVD: Trong một trận càn vào căn cứ của ta thất bại, bọn giặc thua trận phải vắt giò lên cổ mà chạyGây cườiVD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng thương chồng bảo râu rồng trời choSử dụng nhiều trong các văn bản sử dụng phong cách nghệ nghệ thuật: văn chương, sân khấu – kịch, nhằm tăng sự biểu cảm, tạo nét đặc sắc và phong phú cho tác phẩm4. CÁCH DÙNGSử dụng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao có dùng hiện tượng nói quáVD: Mỹ nhân là những người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thànhDùng cách diễn đạt sự việc hơn sự thật nó hiện có VD: Vai năm tấc rộng thân ,mười thước cao ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)NÓI GIẢM – NÓI TRÁNHKHÁI NIỆM:Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng những từ, những ngữ, những câu.. cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự2. NHỮNG CÁCH GỌI KHÁCKhinh từ Uyển ngữ 3. TÁC DỤNGĐược sử dụng nhằm giảm bớt hoặc né tránh hậu quả quá kích động của diễn ngôn hay thông báo.VD: Trong văn học, để tránh nói thẳng về cái chết, có thể sử dụng các từ hình tượng như: "Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương" (Nguyễn Du) "Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta" (Nguyễn Khuyến) "Bác đã lên đường theo tổ tiên" (Tố Hữu).Giúp thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự trong giao tiếp.VD: Để nhận xét về một điều chưa được hào hảo thay vì ta nói: “Bài thơ của anh dở lắm.”, ta sẽ nói: “Bài thơ của anh chưa được hay lắm.”Ứng dụng nhiều trong ngôn ngữ thường nhật và đặc biệt là trong văn học 4. CÁCH SỬ DỤNGDùng các từ ngữ đồng nghĩaVD: Muốn thông báo về cái chết ta có thể sử dụng từ: qua đời, quy tiên, từ trần, hy sinh Dùng cách nói phủ định từ ngữ trái nghĩaVD: Hai người bạn thân đang ngồi trò chuyện với nhau: Cái áo mình mặc mình mặc hôn may không tệ chứ? Uh Không tệ nhưng mình thấy hình như nó không được đẹp lắm. Để nhẹ nhàng nhắc nhở đứa con trai của mình gần đây lười học, người cha nói với con rằng Con dạo này không được chăm chỉ lắm.Cách nói vòngVD: Trong giao tiếp: Bố ơi, người có văn hoá là người thế nào hả bố? Ví dụ, hai người cãi nhau. Người không có văn hoá sẽ nói: “Mày là đồ con heo”, còn người có văn hoá sẽ nói: “Thưa ông, trước đây tôi không nghĩ ông là đồ con heo, nhưng rất tiếc tôi đã lầm”. Cách nói trống (tỉnh lược).VD: Nam là một cậu bé tội nghiệp. Từ ngày ba, mẹ nó Nó chẳng còn ai thân thích.Tiếng anh hay chữ em hỏi thử đôi lời :Xứ nào không biết đói anh ơi ,Xứ nào dân chúng suốt đời vàng da ,Xứ nào như rắn bò ra , Xứ nào không miệng vậy mà có răng ?Anh đây dốt đặc cán mâu ,Em đà hỏi đến, anh đâu tiếc lời :Kinh Xà No người không biết đói ,Tỉnh Nghệ An phải chịu vàng da ,Rắn bò có tỉnh Sóc TrăngCần Thơ có quận Cái Răng rõ ràng CHƠI CHỮKHÁI NIỆMChơi chữ là " lợi dụng các hiện tượng đồng âm , đa nghĩa ,....trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nhất định như bóng gió, châm biếm , hài hước.....trong lời nói ; một biện pháp tu từ, trong đó ngữ âm , ngữ nghĩa , văn tự , văn cảnh ,....được vận dụng một cách đặc biệt nhằm đem lại những liên tưởng bất ngờ lý thú. “( Tự Điển Văn Học tập 1 , Hà Nội Khoa Học Xã Hội , trg 104) 2. CÁCH GỌI KHÁCLộng ngữ3. TÁC DỤNGTạo nên sự thú vị mang tính chất chữ nghĩa, làm phong phú thêm cách diễn đạt Dùng chữ lắc léo để nói" móc " nhau, hoặc mĩa mai4. CÁCH SỬ DỤNGKhai thác các kiểu nói lái VD:Công an can ông không phạm pháp Nhớ Bạn Nhắc bạn những thương tình nhạn bắcTrông đời chỉ thấy cảnh trời đôngĐêm thâu tiếng dế đâu thêm mãiCông khó chờ nhau biết có không(Nguyễn Khoa Vy)Thầy giáo, tháo giày, tháo cả ủng, thủng cả áo, lấy giáo án, gián áoKhai thác các từ đồng âm dị nghĩa hoặc từ gần âm VD:Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn" (Ca dao). Sử dụng từ đồng nghĩa:VD: Kê là gà, gà ăn kê Ấu là trẻ, trẻ ăn ấuSử dụng các từ cùng trường nghĩaVD: "Chàng Cóc ơi! chàng Cóc ơi! Thiếp bén duyên chàng có thế thôi. Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi“ ( Hồ Xuân Hương)Tách các chữ từ một chữ theo đặc điểm văn tựChết trong chùa gọi là tự tử Chết ở nông trại gọi là trang tử Thầy giáo chết gọi là sư tử Chết giùm người khác là: Thế Tử Học giỏi quá, siêng quá mà chết là: Tài Tử Bị chấy rận cắn chết gọi là chí tử Chân lý là cái lý có chânMột cửa một dấu là qua một cửa phải đóng một con dấuHành chính là hành dân là chính.Dùng cách điệp âm:VD: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ Mộng mị mỏi mòn mai một một Mĩ miều may mắn mấy mà mơ (Tú Mỡ). Tự tình – Hồ Xuân Hương Vất vất vơ vơ cũng nực cười Căm căm cúi cúi có hơn ai Nay còn chị chị anh anh đó Mai đã ông ông mụ mụ rồi Đói đói no no, lo hết kiếp Khôn khôn dại dại khéo trò đời Chi bằng láo láo lơ lơ vậy Ngủ ngủ, ăn ăn nói chuyện chơi.Hình thức chiết tự Hán Việt VD: Nghe tin anh học Kinh Thi  Ba ngang ba sổ , chữ chi rứa chàng? _ Anh đây học sách thánh hiền Ba ngang ba sổ , chữ điền em ơi. ĐỐIKHÁI NIỆM:Phép đối là cách sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nóiVD:"Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,Thương nhà mỏi miệng cái gia gia".                                                (Bà Huyện Thanh Quan) 2. CÁCH GỌI KHÁCĐối ngẫu3. ĐẶC ĐIỂM+ Về lời: Số lượng âm tiết của hai vế đối phải bằng nhau.+ Về thanh: Các từ ngữ đối nhau phải có số âm tiết bằng nhau, phải có thanh trái nhau về B/T.+ Về từ loại: Các từ ngữ đối nhau phải cùng từ loại với nhau (danh từ đối với danh từ, động từ - tính từ đối với động từ - tính từ).+ Về nghĩa: Các từ đối nhau hoặc phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải cùng trường nghĩa với nhau, hoặc phải đồng nghĩa với nhau để gây hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về nghĩa..4. PHÂN LOẠITiểu đối (tự đối): Các yếu tố đối xuất hiện trong nội bộ một câu, một dòng. Ví dụ: Người lên ngựa, kẻ chia bào. (Nguyễn Du)Trường đối: Các yếu tố đối diễn ra giữa hai dòng: dòng trên và dòng dưới.Ví dụ: Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt, Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng. (Tú Xương)5. TÁC DỤNGNhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nóiVD: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. ( Truyện Kiều – Nguyễn Du)Gợi sự phong phú về ý nghĩa (tương đồng và tương phản). VD:Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. ( Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)Tạo ra sự hài hoà về thanh.VD: Bán anh em xa, mua láng giềng gần.Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.VD:Đói cho sạch, rách cho thơm6. CÁCH DÙNGSử dụng cách đối đồng nghĩaVD:Chim có tổ, người có tôngSử dụng cách đối tuần tựVD: Ao sâu, nước cả, khôn chài cá Vườn rộng, rào thưa, khó đuổi gà Nguyễn KhuyếnSử dụng phép đối cú pháp hoặc cách đặt câuVD: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công (Hồ Chí Minh)Dùng hình ảnh trái ngược nhau để đối nhauVD: Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi. Nguyễn Bỉnh KhiêmSử dụng phép so sánhVD: Gần mực thì đen, gần đèn thì sángNHỮNG TRƯỜNG HỢP THƯỜNG KHÔNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TRÊN:Trong lúc đề cập tới những vấn đề có nội dung nghiêm chỉnhKhông sử dụng trong các văn bản hành chính, văn bản khoa họcTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA NGỮ VĂNLỚP SƯ PHẠM VĂN 1AMÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH – TẬP LÀM VĂNĐỀ TÀI:TÌM HIỂU CÁC BIỆN PHÁP TU TỪCƯỜNG ĐIỆU - NÓI GIẢM - CHƠI CHỮ - ĐỐI12345789106111234578910611?B À C H Ú A T H Ơ N Ô MC Á C H N Ó I T R Ố N G K H O A T R Ư Ơ N G T R Ư Ờ N G Đ Ố I T H Ậ M X Ư N G T Ụ C N G Ữ Q U Y T I Ê NN G U Y Ễ N T H Ị H I N H Đ Ố I K H I N H T Ừ G Â Y C Ư Ờ I121212. Tªn mét bµi th¬ rÊt hay ®­îc B¸c viÕt khi ë chiÕn khu ViÖt B¾c (13 ch÷).Đ Ồ N G Â M D Ị N G H Ĩ A13129777681031213 TRÒ CHƠI Ô CHỮCâu 1: Ai là tác giả của 2 câu thơ đối nhau sau: Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt Nước còn cau mặt với tang thương (13 CHỮ CÁI)Câu 2 : Một biện pháp được sử dung cho cách nói tránh sau:Nam là một cậu bé tội nghiệp. Từ ngày ba me nó  Nó không còn ai thân thích cả. (12 CHỮ CÁI)Câu 3: Các yếu tố đối diễn ra giữa 2 dòng thơ gọi là gì?(9 CHỮ CÁI)Câu 4: Một tên gọi khác của biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh? (7 CHỮ CÁI)Câu 5: Một tác dụng của biện pháp cường điệu?(7 CHỮ CÁI)Câu 6: Một trong các biện pháp tu từ?(3 CHỮ CÁI)Câu 7: Từ cùng nghĩa với từ chết?(7 CHỮ CÁI)Câu 8: Một thể loại của văn học dân gian, thường thể hiện kinh nghiệm sống? (6 CHỮ CÁI)Câu 9: Tên gọi khác của cường điệu?(8 CHỮ CÁI)Câu 10: Tên gọi khác của cường điệu?(10 CHỮ CÁI)Câu 11 Nhà thơ Hồ Xuân Hương còn được gọi là gì?(12 CHỮ CÁI) Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn" (Ca dao).Hai từ “lợi” xuất hiện trong câu ca dao trên được sự dụng dụa vào tính chất nào của từ vựng tiếng Việt (13 CHỮ CÁI)KẾT THÚC!BÀI THUYẾT TRÌNH ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚCCHÀO TẠM BIỆT!

File đính kèm:

  • pptcac_bien_phap_tu_tu.ppt
Bài giảng liên quan