Trò chơi mẹ yêu mùa nào

1. Trò chơi: “Mẹ yêu mùa nào?”(1)

Bài Mẹ hiền dạy con

MỤC ĐÍCH

Trò chơi thiết kế cho dạy văn bản: “ Mẹ hiền dạy con” nhằm để học sinh học và cảm nhận được ý nghĩa của truyện đó là:

- Đề cao tấm lòng người mẹ trong việc dạy dỗ con thành người, khẳng định sự thành đạt của con không tách rời cách dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ.

- Tạo cho các em sự hứng thú, say mê học tập qua trò chơi.

- Tạo cho các em có phản xạ nhanh, thích ứng với tình huống mới.

CHUẨN BỊ

- Giáo viên chuẩn bị phương tiện trò chơi: Đồng hồ tính thời gian, bảng nhỏ và bút dạ, ba cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp sáu tập một.

- Giáo viên chuấn bị bốn bức tranh có biểu tượng gắn với từng mùa cụ thể: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Mỗi mùa có điền tên của ba tháng tương ứng.

- Những bông hoa bằng giấy cắt sẵn, nhụy có ghi số điểm là 5 điểm và 10 điểm. Trong đó có 20 bông hoa 5 điểm và 10 bông hoa 10 điểm. Một bông hoa to nhất là 20 điểm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trò chơi mẹ yêu mùa nào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
TRÒ CHƠI MẸ YÊU MÙA NÀO
Trò chơi: “Mẹ yêu mùa nào?”(1)
Bài Mẹ hiền dạy con
MỤC ĐÍCH
Trò chơi thiết kế cho dạy văn bản: “ Mẹ hiền dạy con” nhằm để học sinh học và cảm nhận được ý nghĩa của truyện đó là:
- Đề cao tấm lòng người mẹ trong việc dạy dỗ con thành người, khẳng định sự thành đạt của con không tách rời cách dạy dỗ đúng đắn của cha mẹ.
- Tạo cho các em sự hứng thú, say mê học tập qua trò chơi.
- Tạo cho các em có phản xạ nhanh, thích ứng với tình huống mới. 
CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị phương tiện trò chơi: Đồng hồ tính thời gian, bảng nhỏ và bút dạ, ba cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp sáu tập một.
- Giáo viên chuấn bị bốn bức tranh có biểu tượng gắn với từng mùa cụ thể: Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Mỗi mùa có điền tên của ba tháng tương ứng.
- Những bông hoa bằng giấy cắt sẵn, nhụy có ghi số điểm là 5 điểm và 10 điểm. Trong đó có 20 bông hoa 5 điểm và 10 bông hoa 10 điểm. Một bông hoa to nhất là 20 điểm.
- Giáo viên chuẩn bị nội dung trò chơi: Thiết kế câu hỏi cho phần giao mùa đính kèm với bộ câu hỏi của mùa đó. Đó là các gói câu hỏi. Bốn gói câu hỏi chính là bốn mùa. Mỗi gói ba câu hỏi là ba tháng tương ứng của mùa đó. Đồng thời để tham gia trả lời bộ gói câu hỏi phải trả lời được câu hỏi giao mùa của mùa đó.
Bộ câu hỏi:
Mùa xuân: 
- Phần giao mùa: Viết lại câu sau cho đúng và đẹp nhất: Hiền, con, dạy. mẹ
* Tháng 1: Theo dõi trong văn bản em thấy quá trình dạy con của người mẹ diễn ra qua mấy sự việc? Kể tên các sự việc đó.
* Tháng 2: Bà mẹ đã dạy con theo cách nào tương ứng với ba sự việc đầu và theo cách nào ứng với hai sự việc còn lại được nêu ở tháng 1.
* Tháng 3: Bức tranh trong sách giáo khoa đã miêu tả sự việc nào dưới đây.
A: Chuyến đồ đến nơi ở mới.
B: Mạnh Tử đang xin phép mẹ đi chơi.
C: Bà mẹ cắt đứt tấm vải đang dệt.
D: Bà mẹ dạy Mạnh Tử học bài.
Mùa hạ: 
- Phần giao mùa: Viết lại câu sau cho đúng và đẹp nhất: Kính, dưới, nhường. trên.
* Tháng 4: Bà mẹ đã “ không nói” câu nào dưới đây sau lần chuyển nhà đầu tiên:
A: “Chỗ này không phải là chỗ con ta ở được”.
B: “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”.
C: “Chỗ này cũng không phải là chỗ con ta ở được”.
* Tháng 5:
 “Tiên học lễ, hậu học văn”, câu nói này của Khổng Tử ta thường thấy ở đâu? Tại sao bà mẹ đã chọn nơi ở gần trường học?
* Tháng 6: Ý nghĩa dạy con của bà mẹ trong quyết định chuyển nhà là gì?
Mùa thu:
- Phần giao mùa: Viết lại câu sau cho đúng và đẹp nhất: Mẹ, hư, tại, con.
* Tháng 7: Tại sao khi nói đùa con người mẹ phải đi mua thịt cho con ăn? Tìm câu nói đúng nhất của bà mẹ ứng với hành động đó trong văn bản.
* Tháng 8: Bà mẹ đã cắt tấm vải vì nguyên nhân nào dưới đây:
A: Tấm vải quá xấu.
B: Đó là thao tác cần thiết khi dệt vải.
C: Do kéo quá sắc.
D: Thấy Mạnh Tử đang đi học bỏ học về nhà chơi.
* Tháng 9: Thái độ nghiêm khắc trong dạy con có phải là biểu hiện của tình thương trong người mẹ không? Vì sao?
Mùa đông: 
- Phần giao mùa: Viết lại câu sau cho đúng và đẹp nhất: Tiên, con, cháu, Rồng.
* Tháng 10: Kết thúc truyện tác giả viết: “Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao?”. Điều đó có ý nghĩa gì?
* Tháng 11: Mẹ hiền dạy con là truyện Trung Hoa. Em thấy điểm nào tương tự như truyện Trung đại nước ta mà em đã học?
A: Nhân vật tài giỏi, thông minh.
B: Cốt truyện nhân vật đơn giản, dùng truyện người thật việc thật để giáo dục con người.
C: Cốt truyện hấp dẫn, li kì.
D: Luôn có hai tuyến nhân vật chính diên và phản diện.
* Tháng 12: Sau khi học bài “Mẹ hiền dạy con” em có sự liên tưởng đến bài ca dao nào ở Việt Nam nói về công cha, nghĩa mẹ, đạo con.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Giáo viên dán hoa và treo tranh lên bảng phổ biến luật chơi theo thứ tự mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Chẳng hạn mùa Xuân các bạn sinh các tháng 1, 2, 3 lên thi ở mùa Xuân. Các bạn được nhận sách giáo khoa Ngữ Văn, bảng, bút dạ. Giáo viên đọc câu hỏi giao mùa để ba tháng thi với nhau. Nếu tháng nào chiến thắng ở phần giao mùa thi được chọn câu hỏi tương ứng với tháng đó. Các tháng còn lại chơi thứ tự theo chiều kim đồng hồ. 
- Câu trắc nghiệm trả lời đúng được hái và dán hoa 5 điểm. Câu tự luận đúng trọn vẹn được hái và dán hoa 10 điểm, câu tự luận đúng 1 nửa cũng chỉ được hái hoa 5 điểm. Nếu tháng được trả lời trước mà sai thì 2 tháng còn lại của mùa xuân được trợ giúp đúng vẫn được ghi điểm. Nếu các tháng mùa xuân trả lời sai sẽ cho các mùa còn lại trợ giúp, đúng được hái hoa và dán vào bức tranh mùa của mình. 
- Thời gian cho mỗi câu trả lời phần giao mùa và trắc nghiệm là 1 phút. Còn phần tự luận là 2 phút.
- Sau khi các mùa lần lượt thi xong thi cả lớp cùng quan sát các bức tranh. Bức tranh nào co nhiều hoa với tổng điển cao thì giáo viên dán tặng bông hoa to nhất 20 điểm vào bức tranh đó làm kỉ niệm cho đội chiến thắng.
GỢI Ý 
Đáp án: Các em nên bám sát nội dung văn bản và phần ghi nhớ trong sách giáo khoa. 
Mùa Xuân
Mùa Hạ
Mùa Thu
Mùa Đông
Mẹ hiền dạy con
Kính trên nhường dưới.
Con hư tại mẹ
Con Rồng cháu Tiên
Tháng 1: 5 sự việc:
Dời nhà từ khu nghĩa địa
Dời nhà từ nơi gần chợ.
Dọn nhà đến gần trường học.
Mua thịt cho con ăn.
Cắt đứt tấm vải đang dệt.
Tháng 4: 
B: “ Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”
Tháng 7: 
- Người lớn nói dối sẽ tạo cho con trẻ nói dối.
Tháng 10:
Đề cao tấm lòng người mẹ trong việc dạy con nên người.
Khẳng định sự thành đạt của con có công dạy dỗ chu đáo của cha mẹ.
Tháng 2: 
Dạy con bằng cách chuyển nơi ở.
Dạy con bằng cách cư xử hàng ngày.
Tháng 5:
Trường học.
Mạnh Tử
Tháng 8: 
D: “Thấy Mạnh Tử đang đi học bỏ học về nhà chơi.
Tháng 11:
B: “Cốt truyện, nhân vật đơn giản, dùng truyện người thật, việc thật để giáo dục con người.
Tháng 3: 
D: Cắt đứt tấm vải đang dệt.
Tháng 6:
- Muốn con trở thành người tốt trước hết cần cho con môi trường sống trong sạch.
Tháng 9:
Là biểu hiện của tình thương.
Muốn con trở thành người tốt, người giỏi, có đức,có tài.
Tháng 12: 
Công cha như núi Thái Sơn.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

File đính kèm:

  • docTRÒ CHƠI MẸ YÊU MÙA NÀO.doc
Bài giảng liên quan