Trò chơi trèo cây hái quả

1. Trèo cây hái quả bài Ôn tập truyện dân gian

MỤC ĐÍCH

- Giúp học sinh củng cố kiến thức về Truyện dân gian.

- Rèn luyện kĩ năng phản xạ nhanh, năng động sáng tạo.

CHUẨN BỊ

- Giáo viên chuẩn bị 4 quả táo bằng giấy: Qủa truyền thuyết, quả cổ tích, quả

ngụ ngôn, quả truyện cười và một cành cây tượng trưng.

- Bảng phụ và phấn.

- Hệ thống câu hỏi được viết trên quả táo. Mỗi quả táo gồm 2 câu hỏi một câu hỏi lý thuyết và 1 câu hỏi vận dụng. Có 2 câu hỏi phụ phòng trường hợp số điểm hai đội bằng nhau.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trò chơi trèo cây hái quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tốc độ truyện nhanh.
Tình tiết li kì.
Hành động không bình thường của nhân vật.
Truyện ngắn gọn, kết thúc bất ngờ, hành động không bình thường của nhân vật.
Qủa bí mật 
Câu 1. Trong các thuộc tính sau, thuộc tính nào không phải của văn học dân gian?
Tính tập thể.
Tính truyền miệng.
Tính dị bản.
Tính quốc tế.
	Câu 2. Ý nào sau đây chưa thỏa đáng khi giải thích khái niệm “tính truyền 	miệng” của văn học dân gian?
Chỉ phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian.
Chỉ khả năng biến đổi, biến thiên, không cố định về mặt văn bản.
Chỉ ra sự khác nhau trong đời sống của hai loại hình văn học dân gian và văn học viết.
Chỉ việc lưu truyền của văn học dân gian.
Câu 3. Phân biệt ca dao và dân ca.
Đáp án:
Khởi động
Câu 1. Bánh chưng, bánh giầy
Câu 2. Bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp, bánh dẻo, bánh nướng, bánh gai, bánh mật, bánh tẻ, bánh khúc, bánh trôi, bánh cuốn,bánh nhúng,
+ Quả 1: 
1.D; 2. A 
3. Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan tới lịch sử thời quá khứ; thường có yếu tố hoang đường kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
+ Quả 2: 
1.D; 2.D; 3.D
+ Quả 3: 
1.C; 2.A
3. Ếch ngồi đáy giếng ngụ y phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.
+ Quả 4: 
1.Không; 2. C. 3. D
+ Qủa bí mật: 
1. D; 2. B;
3. Ca dao là phần lời của dân ca. Dân ca là diễn xướng ca hát có làn điệu.
2. Trèo cây hái quả bài Danh từ 
MỤC ĐÍCH
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về danh từ (thực hiện sau phần ghi nhớ).
- Rèn luyện kĩ năng phản xạ nhanh.
CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị 7 quả táo bằng giấy đánh số thứ tự từ 1 đến 7 và một cành cây tượng trưng.
Bảng phụ và phấn.
Hệ thống câu hỏi được viết trên quả táo. Mỗi quả táo gồm 2 câu hỏi một câu hỏi lý thuyết và 1 câu hỏi vận dụng.
Câu hỏi:
Quả 1: Danh từ là gì? Hãy xác định danh từ trong câu sau:“ Nhà bạn Lan có ba con mèo”.
Quả 2: Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là gì? Lấy một ví dụ trong đó có chứa danh từ?
Quả 3: Danh từ tiếng Việt chia thành mấy loại? Lấy một ví dụ trong đó có danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
Quả 4: Thế nào là danh từ chỉ đơn vị? Thế nào là danh từ chỉ vật? Lấy một ví dụ cho danh từ chỉ vật.
Quả 5: Danh từ chỉ đơn vị gồm mấy nhóm? Kể tên? Đặt một câu có sử dụng danh từ chỉ đơn vị.
Quả 6: Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ gì đứng trước? Lấy ví dụ về danh từ chỉ đơn vị chính xác.
Quả 7: Danh từ chỉ đơn vị quy ước còn được chia làm mấy nhóm? Kể tên.
CÁCH TIẾN HÀNH
Chia lớp thành 2 đội ( mỗi đội 3 đến 4 người).
Giáo viên cho 2 đội lên bảng và phổ biến luật chơi. Luật chơi như sau: Hai đội sẽ bốc thăm xem đội nào được chơi trước. Đội chơi trước sẽ chọn quả trên cây đọc câu hỏi và trả lời. Đội trả lời sai sẽ phải nhường quyền cho đội kia. Trả lời đúng sẽ được hái quả tiếp theo. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu cả 2 đội trả lời sai các thành viên dưới lớp sẽ trả lời.
 Đội nào được nhiều điểm hơn sẽ là đội thắng cuộc.
Giáo viên nhận xét phần thi của cả 2 đội, đánh giá về mức độ hiểu biết về danh từ của học sinh. 
Tuyên dương và trao phần thưởng.
GỢI Ý
Đáp án:
+ Quả 1: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
 Danh từ trong câu trên là : “nhà, bạn Nam, ba con mèo”.
+ Quả 2: Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là chủ ngữ.
+ Quả 3: Danh từ tiếng Việt chia thành 2 loại: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
+ Quả 4: Danh từ chỉ vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng khái niệm. Còn danh từ chỉ đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật.
+ Quả 5: Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm: chỉ đơn vị tự nhiên và chỉ đơn vị quy ước.
+ Quả 6: Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ “là” đằng trước.
+ Quả 7: Danh từ chỉ đơn vị quy ước còn được chia làm 2 nhóm: chỉ đơn vị chính xác và chỉ đơn vị ước chừng.
3. Trèo cây hái quả bài Cụm danh từ
 MỤC ĐÍCH
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là cụm danh từ
Rèn luyện trí thông minh
Khơi ngợi khả năng tự làm giàu vốn từ, vận dụng vào sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
CHUẨN BỊ
Một cành cây khô nhiều nhánh.
Các loại quả táo bằng giấy đã được cắt sẵn gồm có 3 loại quả với các màu khác nhau : 3 quả táo xanh, 3 quả táo màu đỏ và một quả táo màu vàng “ quả đặc biệt”.
Quả táo xanh là loại quả có bộ câu hỏi ở mức độ thấp nhất.
Quả táo đỏ là loại quả có câu hỏi ở mức độ cao hơn quả táo xanh.
Quả táo vàng là loại quả đặc biệt câu hỏi ở mức độ khó nhất.
Một tờ giấy A0 được kẻ thành nhiều ô trong các ô đó có ghi các ô điểm 10, 15, 20. Các ô chữ đó đã được dán lại.
Một món quà nhỏ.
Gói câu hỏi :
Câu hỏi phần khởi động 
Trong các từ ngữ sau đây, đâu là danh từ đâu là cụm danh từ: cô giáo, những em học sinh, hoa hồng, bông hoa cúc này, lá cờ, một con mèo.
Câu hỏi cho quả táo xanh 
1) Nêu khái niệm cụm danh từ.
2) Các từ ngữ được gạch chân trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
 “ Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển” .
 3) Tìm cụm danh từ trong câu sau: 
 “ Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim” .
Câu hỏi quả táo đỏ 
1) Đặt câu với cụm danh từ sau:
 Những bông hoa
 2) Mô hình cụm danh từ gồm mấy phần, phân tích cụm danh từ sau theo mô hình:
 Các bạn học sinh chăm ngoan ấy
 3) Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: 
 “ Chàng vứt luôn thanh sắt  xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Câu hỏi quả táo vàng 
	1) Câu sau có mấy cụm danh từ:
“ Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”.
2) Phân tích cụm danh từ vừa tìm được trong câu trên.
	3) Nêu tác dụng của các bộ phận cấu thành lên một cụm danh từ trên.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Gồm 3 đội chơi mỗi đội 2 người, cô giáo là người quản trò. 
- Cả 3 đội chơi sẽ trả lời câu hỏi chung ở phần khởi động do người quản trò đưa ra. Đội nào có tín hiệu nhanh nhất và đúng nhất sẽ dành được quyền lên hái quả đầu tiên. 
- Sau khi hái quả và thảo luận trong hai phút, một bạn sẽ đại diện cho đội lên trả lời. Trả lời đúng đội chơi đó sẽ được mở một ô điểm bất kỳ, mở được ô có số bao nhiêu thì điểm của đội chơi đó là bấy nhiêu. 
- Nếu đội đó không trả lời được thì quyền trả lời sẽ giành cho 2 đội còn lại. Một trong 2 đội trả lời được câu hỏi đó sẽ được quyền lên hái quả tiếp theo. Nếu cả 3 đội chơi đều không trả lời được thì sẽ giành quyền trả lời cho khán giả. 
- Cứ lần lượt như vậy khi cả 3 đội chơi hái hết 2 loại quả táo xanh táo đỏ trên cây, đội nào ghi được nhiều điểm nhất thì sẽ hái được hái quả táo vàng. 
- Trả lời đúng câu hỏi trong quả táo vàng sẽ nhận được một phần quà. Đội chơi không trả lời được sẽ dành cho khán giả.
GỢI Ý
 - Cần bám sát vào nội dung của bài học để trả lời các câu hỏi. 
 Đáp án:
 Khởi động: 
 - Danh từ gồm: Cô giáo, hoa hồng, lá cờ.
 - Cụm danh từ gồm: những em học sinh, bông hoa cúc này, một con mèo.
	Quả táo xanh 
 1) Khái niệm cụm danh từ : cụm danh từ là tổ hợp do danh từ với một số từ ngữ 	phụ thuộc nó tạo thành. 
 2) Xưa bổ sung cho từ “ ngày”. 
 Hai bổ sung cho từ “vợ chồng”.
 Ông lão đánh cá bổ sung cho từ “vợ chồng”.
 Một bổ sung cho từ “túp lều”.
 Nát trên bờ biển bổ sung cho “từ túp lều”.
 3) Cụm danh từ đó là “ một con chim”.
	Quả táo đỏ
 1) Những bông hoa này rất đẹp.
 2) Mô hình cụm danh từ gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
 Phân tích: các là phần trước, bạn học sinh là phần trung tâm, chăm ngoan ấy là 	phần sau .
 3) Điền từ “này”.
 Quả táo vàng
 - Có một cụm danh từ: một biển nước.
 - Phân tích một là phần trước, biển nước là phần trung tâm.
 - Tác dụng của các bộ phận cấu thành lên một cụm danh từ: 
 	+ Các phụ ngữ trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số và lượng.
 	+ Các phụ ngữ sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc 	xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian và thời gian.
4. Trèo cây hái quả bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt
MỤC ĐÍCH
- Củng cố kiến thức bài học Từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
- Kiểm tra khả năng hiểu, cách sử dụng từ, cấu tạo của từ.
CHUẨN BỊ
- Giáo viên chuẩn bị 7 quả táo bằng giấy đánh số thứ tự từ 1 đến 7 và một cành cây tượng trưng.
Bảng phụ và phấn.
Hệ thống câu hỏi được viết trên quả táo. Mỗi quả táo có từ 1 đến 2 câu hỏi.
Gói câu hỏi:
Câu 1 : Từ đơn là từ có cấu tạo từ bao nhiêu âm tiết? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: Thế nào là từ láy? Cho ví dụ minh?
Câu 3 : Từ ghép là gì? Cho ví dụ minh họa?
Câu 4 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Người Việt Nam ta - con cháu Vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là con Rồng cháu Tiên”
 Theo em từ “nguồn gốc”, “ con cháu” thuộc kiểu cấu tạo từ nào?
Câu 5 : Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn, vua, hoàn hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống, Mã Lương đưa thêm một vài nét bút, gió nhè nhẹ thổi, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”
Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
Câu 6 : Tìm một vài từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc?
Câu 7 : (câu hỏi phụ) : “Khanh khách” là từ láy miêu tả điều gì?
CÁCH TIẾN HÀNH
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 3 thành viên 
- Quản trò đọc câu hỏi trên mỗi cây nấm, sau đó phát lệnh để 2 đội chơi bắt đầu.
- Thời gian suy nghĩ trong 30 giây.
- Sau hiệu lệnh hết giờ đội nào có tín hiệu trả lời trước thì được quyền trả lời
- Đội trả lời đúng được phép hái cây nấm đó, trường hợp cả hai đội trả lời sai quyền trả lời thuộc về khán giả.
- Đội thắng cuộc là đội hái được nhiều quả nhất.
- Trường hợp hai đội có cùng số quả thì cho thêm câu hỏi phụ.
- Kết thúc trò chơi quản trò tổng kết số nấm cả hai đội hái được, trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
GỢI Ý
 Đáp án :
	Câu 1 : Một âm tiết, ví dụ : Tôi
	Câu 2 : Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ : Lao xao, róc rách.
Câu 3 : Là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ : Anh em, vợ chồng
Câu 4 : Từ ghép
Câu 5 : 3 từ
Câu 6 : Cha con, ông bà, cô chú, cha anh, anh chị
Câu 7 : Tiếng cười

File đính kèm:

  • docTRÒ CHƠI TRÈO CÂY HÁI QUẢ.doc