Bài thuyết trình Văn học Mỹ LaTinh - Trương Thị Kim Phượng

NGƯỜI NUÔI BÓNG MÌNH

Tóm tắt cốt truyện

Ý nghĩa nhan đề

1. Đề tài

2. Chủ đề

3. Phân tích nhân vật

4. Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm

5. Nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật

6. Tổng kết

 

ppt24 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Văn học Mỹ LaTinh - Trương Thị Kim Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ồng Diễm 09.061.049Sử Thị Ngọc Diễm 09.061.050NGƯỜI NUÔI BÓNG MÌNHTóm tắt cốt truyệnÝ nghĩa nhan đề1. Đề tài2. Chủ đề 3. Phân tích nhân vật4. Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm5. Nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật 6. Tổng kếtTóm tắt cốt truyện Câu chuyện kể về Marinô - “một người đàn ông cao gầy, dáng nho nhã, vầng trán cao và hai bên thái dương đã bắt đầu hói. Ánh mắt dịu dàng và kêu hãnh, nụ cười buồn bã tạo cho ông ta một vẻ bề ngoài khác thường”. Ông ta xuất hiện trong một bữa tiệc tại câu lạc bộ Bôxtôn, ngài Rôlan mời ông ấy đến để mua vui. Ông làm nghề ảo thuật nhưng cái nghề của ông không được xem trọng, họ chỉ xem ông như một trò mua vui. Mặc dù ông biết rằng sự xuất hiện của ông chỉ làm trò cười cho thiên hạ nhưng ông vẫn chấp nhận vì cuộc sống mưu sinh, vì gia đình, vì các con ông đã vượt qua định kiến của xã hội để đứng vững vì ông là trụ cột của gia đình, trách nhiệm càng nặng nề hơn khi vợ ông không còn nữa, ông phải đảm đương mọi việc. Câu chuyện kết thúc bằng chi tiết “ Marinô hướng về phía cửa sổ, đắm mình vào những suy nghĩ xa xôi, lặng lẽ ngắm nhìn vào các tòa nhà thành phố đang chìm dần vào giấc ngủ. Ánh đèn điện lấp loáng trên khuôn mặt đầy thiểu não gầy gò của anh, còn bóng đèn in nghiêng trên tường giống như hình dáng mờ ảo của một người đàn bà với mái tóc đã lỗi thời, đang âu yếm tựa vào vai anh thì thầm trò chuyện ” giúp cho người đọc thấy được nỗi khổ tâm của Marinô cần có một người để san sẻ. Và người đó không ai khác là vợ ông.Tóm tắt cốt truyệnÝ nghĩa nhan đề Tác phẩm với nhan đề “ Người nuôi bóng mình” ta có thể hiểu đây là một tác phẩm nói về một người có khả năng làm trò ảo thuật để nuôi cái bóng của mình. Nhưng đằng sau trò ảo thuật ấy là để nuôi con.1. Đề tài Nói về cuộc sống của một tầng lớp thấp hèn trong xã hội đương thời.2. Chủ đề Nói về trò ảo thuật tách bóng của Marinô để có tiền nuôi con. Qua đó thấy được tình cảm trong gia đình: đó là tình cha con, chồng vợ, chị em. Một giá trị vĩnh hằng của chủ nghĩa nhân đạo. Đồng thời tác giả bộc lộ niềm cảm thông cho tầng lớp thấp hèn trong xã hội và cũng tố cáo thực trạng xã hội lúc bấy giờ.3. Phân tích nhân vậta. Nhân vật chính Marino' Marino xuất hiện trong một bữa tiệc tại câu lạc bộ Bôxtôn với một hình dáng bên ngoài lịch thiệp : “ một người đàn ông cao gầy, dáng nho nhã, vầng trán cao và hai bên thái dương đã bắt đầu hói. Ánh mắt dịu dàng và kêu hãnh, nụ cười buồn bã tạo cho ông ta một vẻ bề ngoài khác thường”. Hoàn cảnh gia đình Marinô là vợ mất, một mình ông phải bươn chải nuôi ba đứa con. Ông là một người rất thương con và hi sinh vì con. Ông bất chấp thái độ khinh rẽ, miệt thị của mọi người để kiếm những đồng tiền ít ỏi và những thức ăn thừa thải bằng công việc ảo thuật. 'Chúng ta bắt gặp những hình ảnh hết sức cảm động xuất phát từ tình thương của người cha dành cho con. “ Người đàn ông cắn môi im lặng. Ông luôn nhìn hai đứa bé, sau đó lại gần bàn và quay lưng về phía chúng để chúng không nhìn thấy gì”. Khi ông mang thức ăn về cho các con thì con ông nói : “Bố ơi! Sao bố không ăn gì cả?” Ông nói: “ Các con ăn đi, bố no rồi.”mặc dù ông chưa ăn gì cả. Từ đó cho thấy tình yêu thương các con của ông, ông sẵn sàng nhường phần thức ăn của mình để chúng không phải đói. Từ nơi biểu diễn cho đến khi về nhà tâm trạng Marinô có sự đổi thay:' Marinô là người mang lại tiếng cười cho giới thượng lưu thông qua trò giải trí ảo thuật tách bóng, nhưng trong bữa tiệc ông vẫn rất vui vẻ vì ông biết rõ công việc ông làm là vì cuộc sống mưu sinh. Mặt khác, khi biểu diễn thì Marinô rất nhiệt tình, điều đó chứng tỏ ông là một người có tâm huyết với nghề nên khi xuất hiện trên sân khấu ông rất tự tin: “Con người đang được bàn tán đến nhẹ nhàng tiến lên và cất tiếng sang sảng: Kính thưa các quý bà quý ông! Theo yêu cầu của ngài Rolan, người có nhã ý che chở tôi, tôi rất hân hạnh được trình diễn với quý vị một hiện tượng kì lạ mà khoa học chưa giải thích được”' Bữa tiệc tàn tâm trạng ông lo sợ “ mặt của ông ta trở nên xanh tái hơn cả lúc trước”. Ông lo sợ việc ông làm sẽ bị phát hiện. Ngay cả khi đã bước chân xuống sân khấu ra về thì ông ấy vẫn còn lo sợ cho đời sống của các con mình nhất là khi ra cửa gặp viên cảnh sát: “Ông cúi đầu và lặng lẽ bước đi”. Khi về nhà tâm trạng của Marinô buồn bã vì cuộc sống mưu sinh, vì các con luôn là điều hiện hữu trong tâm trí của ông “ Marinô hướng về phía cửa sổ, đắm mình vào những suy nghĩ xa xôi, lặng lẽ ngắm nhìn các nóc nhà thành phố đang chìm dần vào trong giấc ngủ. Ánh đèn điện lấp loáng trên khuôn mặt thiểu não, gầy gò của anh” 'b. Nhân vật phụ- Nhân vật tự sự: nhân vật này đóng vai trò là người chuyên có nhiệm vụ dẫn chuyện và đặc tả ngoại hình nhân vật. Nhân vật tự sự có thái độ đồng cảm với Marinô, thương xót cho những con người bất hạnh không có thân phận, địa vị trong xã hội.- Những người trong câu lạc bộ có người tỏ ra thương hại, có người tỏ ra khinh rẽ, miệt thị “ Cho nó thêm bánh ngọt nửa đi, bóng của anh ta gầy quá đấy” hay “ Dù sao thì hắn cũng là một thằng cha lùa bịp” , “Tôi chẳng thích thú gì các trò quái quỷ này” , “ Đó là một con người bất hạnh”. '-Viên cảnh sát vô cùng giận dữ khi thấy Marinô. Ông ta lấy tay Marinô và bảo “ Từ nay cấm cửa mày ở đây nghe chưa! Nếu còn lảng vảng đến đây, mày sẽ được ngủ lại đồn với bóng mày đấy.” - Những đứa con: ngây thơ ngoan ngoãn, tiêu biểu là đứa bé gái, là một cô bé còn nhỏ tuổi nhưng vẫn biết suy nghĩ và giúp cha mình chăm sóc các em “ Cô bé chia thức ăn ra mấy phần bằng nhau, đặt vào dĩa rồi ngồi lên giường cùng ăn với các em”.b. Nhân vật phụ'4. Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Qua tác phẩm chúng ta thấy sự xuất hiện của hai cái bóng:- Cái bóng thứ nhất: ( xuất hiện tại bữa tiệc) có thể hiểu theo 3 cách: + Cái bóng này có thể là tài năng của Marino. Trong tác phẩm nếu đọc sơ qua người đọc sẽ nghĩ rằng hình ảnh cái bóng là kì ảo vì nó biết làm mọi thứ, độc lập với chủ nhân của nó như “kị sĩ cưỡi ngựa lao lên tườngthỏ ăn bắp cảisơn dương leo núi” Nhưng thực chất đây chỉ là một trò ảo thuật mà Marinô dùng làm phương tiện để kiếm sống. Mặc dù từ đầu Marinô đã thuyết phục mọi người rằng cái bóng là của ông, nó có khả năng sống độc lập thật nhưng đến gần cuối bài, ở chi tiết người con gái hỏi ông:hay cái bóng biết ăn: lườn gà, bánh gatô táo, lê, thậm chí là uống rượu và hút thuốc nữa.“Bố có mang được gì về không?” và ông đã lôi từ phía trong áo ra “ miếng lường gà, chiếc thìa bạc” điều đó khẳng định bóng của ông biết làm mọi thứ chỉ là một trò ảo thuật.+ Cái bóng này có thể là bóng dáng của người vợ đã mất của ông, bà hiện về giúp chồng :“ một hình bóng cao gầy mà mờ ảo của một người ăn mặc lỗi thời”. + Cái bóng này cũng có thể là một người nào đó ở phía sau sân khấu giúp đỡ ông. - Cái bóng thứ hai ( xuất hiện ở cuối bài) : có 2 cách hiểu: + Đó có thể là cái bóng của người vợ về an ủi chồng “còn bóng đèn in nghiêng trên tường giống như hình dáng mờ ảo của một người đàn bà với mái tóc đã lỗi thời, đang âu yếm tựa vào vai anh thì thầm trò chuyện ”. Hình ảnh cái bóng thứ hai giống như người đàn bà - vợ của Marinô đang tựa vai cùng chồng san sẻ gánh nặng trong gia đình, san sẻ những khó khăn giữa dòng đời mưu sinh mà ông đang phải bươn chải để nuôi con.+ Hoặc có thể đó là cái bóng do chính ông tưởng tượng ra. Bởi ông luôn căng thẳng, mệt mỏi với công việc kiếm sống hằng ngày trong khi các con của ông còn quá nhỏ. Trong những lúc ấy ông mong mỏi có một người chia sẻ niềm vui nỗi buồn, những gánh nặng trong cuộc sống cùng mình. Và người mà Marinô luôn nghĩ đến đó chính là vợ mình.5. Nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuậta.Nội dung tư tưởng- Tác giả cảm thông với kiếp sống mưu sinh của những con người bần cùng trong xã hội lúc bấy giờ.- Tác giả phê phán, lên án giới thượng lưu đã khinh rẻ và lấy quyền lực chà đạp lên những người nghèo khổ. - Sự phủ nhận của xã hội về những gì tài hoa nghệ thuật và cái đẹp, xã hội đương thời chỉ xem đây là một trò mua vui.- Trong nghèo khó, khốn khổ lại là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn giàu lòng yêu thương. a.Nội dung tư tưởngb.Giá trị nghệ thuật: Trong tác phẩm, tác giả sử dụng biện pháp liên tưởng, phóng đại “ Với việc dùng cái bóng con người làm trò ảo thuật lừa gạt mọi người: cái bóng đó biết ăn, biết uống, có thể làm tất cả mọi hoạt động của con người”. Còn ngôn ngữ mang nét đặt trưng của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo nên rất khó hiểu làm cho người đọc phải liên tưởng đến từng chi tiết trong tác phẩm, đến hiện thực của cuộc sống mới nắm được vấn đề. Bên cạnh đó tác giả còn pha lẫn giọng điệu từ trầm đến gắt gỏng làm cho cốt truyện thêm linh hoạt hơn. b.Giá trị nghệ thuật: Các tác giả thường sử dụng tính biểu trưng, liên tưởng, phóng đại mà đặc biệt sử dụng người và hồn ma bất phân.6. Tổng kết“ Người nuôi bóng mình” là một tác phẩm thuộc chủ nghĩa hiện thực huyền ảo là tác phẩm của những điều kiện có tính chất đặc thù của Mĩ – Latinh Ngoài ra, tác phẩm còn mang giá trị tố cáo mạnh mẽ cái xã hội đương thời. Đó là xã hội tàn bạo. Sự tàn bạo thể hiện ở sự đối nghịch giữa hai hoàn cảnh sống “Giàu sang và nghèo khó” . 6. Tổng kết Có phải chăng những người đói rách kia trực tiếp hay gián tiếp là những nạn nhân mà họ đã bóc lột, vơ quét để làm giàu, để có những bữa tiệc hoang phí. Quả thực, khi khắc họa hai hoàn cảnh này nhà văn đã tố cáo một cách mạnh mẽ và đanh thép. Ông không trực tiếp đứng ra tố cáo mà mượn nhân vật Marino để người đọc nhận ra được cốt lõi vấn đề. Mặt khác, sức mạnh tố cáo xã hội bất công này còn được thể hiện qua thái độ miệt thị, xem thường, khinh bỉ của bọn thực khách đối với Marinô. Với họ, tài năng của Marinô chỉ là một trò giải trí cho họ mà thôi chứ đâu phải là một tài năng đáng khâm phục, họ chỉ đón nhận bằng những tiếng cười, tiếng cười khoái trá với lòng khinh bỉ Hàng loạt những câu hỏi được nhà văn đặt ra làm cho người đọc suy nghĩ và chua xót. Từng câu văn của nhà văn như cảm thông, như xốn xang cho những mảnh đời bất hạnh này. Càng thương họ thì lại càng căm ghét, lên án cái xã hội tàn bạo ấy. 6. Tổng kếtBÀI THUYẾT TRÌNH CỦA CHÚNG TÔI ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚCXIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !See you again !Bye bye!

File đính kèm:

  • pptVHMLT.ppt
Bài giảng liên quan