Bài Tiểu luận Tìm hiểu về văn hóa của nước Nga - Đại học Thái Nguyên

Khái niệm

văn hóa

Khái quát

chung về

nước Nga

Các lễ hội

truyền thống

ở Nga

 

ppt34 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 1053 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài Tiểu luận Tìm hiểu về văn hóa của nước Nga - Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMBài tiểu luậnTÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CỦA NƯỚC NGAThái Nguyên 2013CẤU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN Khái niệm văn hóaKhái quátchung vềnước NgaCác lễ hội truyền thốngở NgaKHÁI NIỆM VĂN HÓA- Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội mà nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.” - Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày một quan niệm về văn hoá: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,.... Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội, tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NƯỚC NGAVị trí địa lí và lãnh thổS:17,1 tr km2= 143 tr ngKHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA NGAVăn hóa Nga chịu ảnh hưởng của nền tư tưởng tôn giáo chính thống là Slav. xứng đáng với cái nôi của vh Điện ảnh TGNền văn hóa Nga trải qua nhiều thế kỷ đến nay vẫn còn giữ trong mình những nét đặc sắc Nước Nga còn là cái nôi của hệ thống giáo dục Hàn lâm. Nga là nơi đào tạo nên những người tài giỏi trên tất cả các lĩnh vực Nga cũng là nước có một nền văn hóa vật chất phong phú và một truyền thống mạnh mẽ trong công nghệ. LỄ HỘI CHĂN CỪUIVANKUPALA MÙA HẠIVANKUPALA MÙA ĐÔNGLỄ HỘI MASLENITSALỄ TiỄN MÙA ĐÔNGLỄ HỘI PHỤC SINHCÁC LỄ HỘI Ở NGALỄ HỘI CHĂN CỪUHội chăn cừu diễn ra vào mùa xuân. Ngày hội mở đầu bằng tiếng kèn hiệu trembita Người chăn cừu ăn mặc quần áo dân tộc sặc sỡ nhiều màu sắc, đầu đội mũ chóp nhọn cài những chiếc lông gà trống Theo sau họ là những chiếc xe ngựa chở đồ trang trí bằng những tấm thảm thêu. Người ta nhảy các điệu nhảy dân tộc, điệu nhảy rồng rắn, mời nhau nếm pho-mát cừu thơm, tươi nhất, uống rượu sữa cừu, ăn bánh ngọt LỄ HỘI IVANKUPALA MÙA HẠThời gian tổ chức: Vào mùa hạ Trong ngày hội, các cô gái bói tìm người yêu bằng cách bện các vòng hoa, thả chúng xuống sông trong đêm Ivan Kupala. Trên các bãi cỏ trong rừng, những người mạnh bạo nhất nhảy qua đống lửa trong tiếng cười và tiếng hò hét, khích lệ của người xem.Trong đêm hội mùa hè ngắn ngủi, nam nữ thanh niên rủ nhau vào rừng, họ tin rằng, trong những cánh rừng âm u, điều huyền bí nhất có thể xảy ra.LỄ HỘI IVANKUPALA MÙA ĐÔNG+Thời gian tổ chức: vào khoảng thời gian giao thoa giữa mùa đông và mùa xuân, thường được tổ chức ngay trong gia đình để tiễn mùa đông, đón mùa xuân.+ Trong buổi lễ người ta trải cuộn rơm lên bàn, phủ tấm khăn trải bàn rộng lên trên, đặt lên đó một hũ cháo đại mạch trộn mật ong. Đó là món ăn chính theo phong tục Bát cháo đầu tiên là dành cho tổ tiên. Khi chủ và khách ăn xong món ăn chính, phần còn lại đem để ra ngoài sân cho thần băng giá, mọi người hát bài hát bằng âm điệu êm ái, ngọt ngào, cầu xin thần đừng làm hại hoa màu.+Tiếp đó, các em nhỏ xuất hiện, chúng đeo mặt nạ, đội lốt con dê, con sếu, con gấu... những con vật gần gũi với người nông dân Nga. Những đứa trẻ cùng nhau hát những lời cầu mong mùa màng bội thu và nhận những đồng tiền nhỏ từ người lớn.LỄ HỘI MASLENITSATUẦN LỄ TIỄN MÙA ĐÔNGLễ hội Maslenitsa là lễ hội truyền thống của người dân Nga nhằm tiễn biệt mùa đông lạnh lẽo và chào đón mùa xuânLễ hội có nguồn gốc từ thời kỳ sản xuất nông nghiệp, Thời gian tổ chức: theo truyền thống, nó được tổ chức trong một tuần, bắt đầu từ thứ hai và kết thúc vào ngày chủ nhật. Khoảng thời gian thường là vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Tuần lễ Maslenitsa được chia thành hai phần. Nửa đầu là tiểu lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ hai đến thứ tư - Ngày thứ hai: “Gặp gỡ” - ngày này các cô con dâu sẽ về nhà bố mẹ. Buổi chiều, ông bà thông gia sẽ gặp nhau, hai bên hẹn ngày gặp và thời gian cùng đi chơi với họ hàng - Ngày thứ ba: “Vui chơi” - ngày này cũng được gọi là ngày xem mặt. Nam nữ thanh niên rủ nhau đi lên đồi trượt tuyết, ăn bánh blin từ sáng sớm.Những chiếc bánh blin là một phần không thể thiếu trong ngày lễ Maslenitsa- Ngày thứ tư: “Ăn uống” - trong ngày này, chàng rể sẽ đến nhà mẹ vợ ăn bánh blin cùng bạn bè bên nhà vợ. Vào thứ sáu với tên gọi “Buổi tối của mẹ”, mẹ vợ sẽ đến thăm lại nhà con rể và ăn bánh blin do con gái tự tay làm.- Ngày thứ năm: “Chơi bời” - là ngày bắt đầu đại lễ Maslenitsa. Mọi người tham gia tất cả trò chơi có thể: từ cưỡi ngựa, đấu vật cho đến ném tu‎yết Những trò chơi này mang ý nghĩa rũ bỏ mọi phần u ám trong năm trước, cũng như gỡ bỏ mọi mâu thuẫn giữa mọi người.- Ngày thứ bảy: “Chị em chồng tụ họp” - ngày cô con dâu sẽ cùng chồng thăm các chị em gái bên chồng. Tâm điểm của tuần lễ vẫn là chủ nhật - ngày “Tiễn mùa đông”. Trong ngày này, mọi người vui chơi, gặp gỡ, chúc mừng nhau ngày lễ và mong tha thứ cho những điều chưa được trong năm. Mọi người sẽ cùng tập trung và nổi lửa đốt cháy hình nộm lớn Maslenitsa, nhằm xua đi cái lạnh của mùa đông. Đón mùa xuân ấm áp quay về.LỄ TIỄN MÙA ĐÔNG+Thời gian tổ chức: thời gian diễn ra lễ hội từ 20 đến 26/2, mọi người vui chơi suốt tuần + Nguồn gốc : Lễ này bắt nguồn từ nền nông nghiệp, từ công việc đồng áng của những người nông dân Nga. Mùa đông nước Nga tuyết rơi phủ kín mặt đất, ruộng đồng, khiến cho cây cối không nảy mầm được, nếu kéo dài mãi dễ sinh nạn đói. Bởi vậy, người nông dân mong mùa đông mau qua, mong mùa xuân mau đến.+ Biểu tượng của lễ hội : Con bù nhìn, bánh xèoLễ tiễn mùa đông thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại, có quảng trường, ngã tư đường phố... Họ ca hát, nhảy múa xung quanh hình nộm đang bốc lửa. Trên những con đường lớn, những chiếc xe ngựa vừa rung chuông và lục lạc, vừa đuổi rượt nhau LỄ PHỤC SINHVào ngày này vị linh mục sẽ dẫn đầu đám rước tay cầm nến sáng đi vòng quanh nhà thờ để làm lễ.Nghi lễ thực hiện các hoạt động đều nhằm mục đích là tái hiện lại hình ảnh cũng như những truyền thuyết cũ của chúa Giê Su. Vào buổi sáng khi bình minh đến cũng là lúc nghi thức thực hiện lễ kết thúc. Sau khi kết thúc lễ thì mọi người cùng nhau trở về nhà, và kết thúc tuần lễ ăn chay bằng bữa tiệc thịnh soạn của mùa lễ phục sinh với những món ăn thật hấp dẫn. Món trứng nhuộm màu là món ăn không thể thiếu trong bữa tiệc của ngày lễ phục sinh. Trước ngày diễn ra lễ mọi gia đình Nga ai cũng đều bận rộn với việc nhuộm trứng để chuẩn bị cho tiệc mừng lễ phục sinh.KẾT LUẬNNga là một trong những nước ở phương Tây có nền văn hóa được toàn thể nhân loại ngưỡng mộ và tự hào. Văn hóa của nước Nga không chỉ được tái hiện qua các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật. Mà nó còn được thể hiện thông qua các lễ hội truyền thống mà người dân vẫn giữ được đến ngày hôm nay. Đó là một trong những nét đẹp trong văn hóa, tâm linh và con người của đất nước nàyCÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN Đà CHÚ Ý LẮNG NGHE THANK YOU VIDEO

File đính kèm:

  • pptdia li kt-xh the gioi.ppt
Bài giảng liên quan