Bánh chưng - Một vật thể đậm sắc dân tộc

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có nhưng món ăn truyền thống của dân tộc mình. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa và bản sắc riêng. Ở Việt Nam, có một món ăn truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon, bổ dưỡng và gắn liền với truyền thuyết lâu đời của dân tộc ta. Bánh chưng, bánh dầy, món ăn tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ và nhân sinh.

ppt31 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bánh chưng - Một vật thể đậm sắc dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
BÁNH CHƯNG -MỘT VẬT THỂĐẬM SẮC DÂN TỘCMỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới đều có nhưng món ăn truyền thống của dân tộc mình. Mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa và bản sắc riêng. Ở Việt Nam, có một món ăn truyền thống vừa độc đáo, vừa ngon, bổ dưỡng và gắn liền với truyền thuyết lâu đời của dân tộc ta. Bánh chưng, bánh dầy, món ăn tuy đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ và nhân sinh. Theo triết lý âm dương thì bánh chưng với dáng dấp của mặt đất hình vuông, mang một màu xanh của sự sống và thịnh vượng, là âm. Bánh dầy có hình tròn, màu nếp trắng, tượng trưng cho trời, là dương. Và theo quan niệm của người Việt Nam ta thì " vuông tròn" là một điều rất tốt. Người Việt cho rằng bánh chưng là âm tượng trưng cho mẹ, bánh dầy là dương tương xứng với cha.  Vì thế bánh chưng, bánh dầy được dùng để cúng tổ tiên, ông bà, trời đất thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn , nhớ công ơn sinh thành nuôi dưỡng, bao la như trời bể của cha mẹ. Bánh chưng, bánh dầy cho tới ngày nay vẫn là món ăn duy nhất được sách sử Việt Nam ghi chép lại. Theo truyền thuyết,một trong những người con của Vua Hùng đã dùng lúa nếp làm nên những chiếc bánh chưng,bánh dầy thay cho các thứ sơn hào, hải vị dâng tiến vua cha. Có lẽ cũng từ đó mới xuất hiện hai từ “ngọc thực”. Nó là biểu trưng cho lòng thành kính đến mộc mạc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên mà không có thứ ngọc nào sánh nổi. Nó là thứ “ngọc” đã nuôi sống con người, nuôi sống dân tộc từ thuở hồng hoang của lịch sử cho tới muôn sau.Và Cứ đến Têt nguyên đán hay các đám cưới, đám tang, dân gian bắt chước làm theo, sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất. Món bánh chưng, một món bánh độc đáo và rất ngon nhưng được làm với những nguyên liệu rất đơn giản mộc mạc, rất dễ tìm kiếm. Không phân biệt vùng miền, mọi nơi trên đất nước Việt Nam đều có thể tìm thấy nguyên liệu để làm ra bánh. Bánh chưng được làm từ các nguyên liệu gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và gói trong lá dong... Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng và ẩm, mang tính đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam, thịt lợn hay thịt heo được coi là loại lành nhất, đậu xanh vừa ngon lành vừa bổ dưỡng. Mang tất cả những thức đó kết hợp với nhau sẽ tạo ra một hương vị rất thơm ngon, đủ chất và bổ dưỡng. Chiếc bánh chưng được gói bằng lá dong, nên bánh chưng vừa xanh vừa đẹp, thơm hơn lá chuối. Người ta phải gói thật kín, không cho nước vào trong, bánh mới ngon và lạt phải buộc thật chật, chắc ăn mới ngon. Song nếu chắc quá, bánh cũng không ngon.Thời gian nấu bánh thì khá lâu, có khi nấu hơn 10 giờ, vì lâu nên các hạt gạo mềm nhừ quyện lấy nhau, khác hẳn với xôi khi người ta "đồ", khi hạt gạo nhừ quyện vào nhau như thế, người ta gọi bánh chưng "rền". Vì nấu lâu như thế, các vật liệu như thịt (phải là thịt vừa nạc vừa mỡ mới ngon; chỉ thịt nạc, nhân bánh sẽ khô), gạo, đậu đều nhừ. Cũng vì thời gian chưng lâu, khiến các chất như thịt, gạo đậu nhừ, có đủ thời gian chan hòa, ngấm vào nhau, trở thành hương vị tổng hợp độc đáo, cũng mang một triết lý sống chan hòa, hòa đồng của dân tộc ta. Trong cái tết Mậu Thân, trước tổng tiến công các má, các chị đã ngày đêm gói rất nhiều đòn bánh tét cho bộ đội ăn tết trước và đem theo làm lương ăn trong những ngày Tết đánh giặc. Hình ảnh anh bộ đội giải phóng với vành mũ tai bèo, bên hông cột gọn gàng gói bộc phá với một đòn bánh tét mãi mãi là bức phù điêu của những mùa xuân đại thắng của dân tộc Việt Nam. Trước đó hơn hai trăm năm ( Bính Ngọ – 1786 ), bánh chưng ( bánh tét ) cũng theo bước chân thần tốc của đoàn quân của người anh hùng áo vải Tây Sơn - Nguyễn Huệ phò Lê diệt Trịnh. Bánh chưng theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bánh chưng có mặt trong mọi hoạt động xã hội, tín ngưỡng. Bánh chưng làm dẻo mềm hơn câu ca dao, gắn kết quá khứ với hiện tại. Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương , lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân.  Ngày tết, chiếc bánh chưng xanh, thơm thảo mùi hạt nếp lại gợi về dư vị thời gian, không gian huyền thoại của lịch sử để ta cùng suy ngẫm về ý nghĩa triết học và giá trị nhân văn của các truyền thuyết, các sự tích về bánh chưng của người Việt. Trong xu thế hội nhập, Bánh chưng Việt Nam trong vai trò sứ giả, mang thông điệp của một Việt Nam đổi mới, mong muốn hoà bình, hợp tác, hữu nghị với thế giới, cùng hướng tới tương lai. PHAÀN THUYEÁT TRÌNH CUÛA NHOÙM 2 ÑAÕ HEÁT! CAÛM ÔN COÂ VAØ CAÙC BAÏN ÑAÕ THEO DOÕINhoùm 2: Ñinh Nguyeãn Thò Khanh Ñoã Ngoïc Lam Leâ Kim Hoaøng Leâ Huyønh Quoác Vieät Nguyeãn Mai Phöông Phan Nhaät Khaùnh UyeânTröôøng THPT chuyeân Huøng VöôngLôùp 10A

File đính kèm:

  • pptBanh_chung_1_vat_the_dam_sac_dan_toc.ppt
Bài giảng liên quan