Báo cáo Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán chấm dứt dạy học chủ yếu qua đọc chép ở Trường THCS Hufnh Hữu Nghĩa

/.Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI:

 Từ năm học 2009-2010 với chủ đề “Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học trong đó khắc phục được tình trạng “Đọc- chép”, từng bước chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc- chép”. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng.

 

ppt38 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuyên đề: Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán chấm dứt dạy học chủ yếu qua đọc chép ở Trường THCS Hufnh Hữu Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
HUYÊN ĐỀTỔ TOÁNGiáo án Đại số 8I/.Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI: Từ năm học 2009-2010 với chủ đề “Năm học đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”, vấn đề đặt ra là phải đổi mới phương pháp dạy học trong đó khắc phục được tình trạng “Đọc- chép”, từng bước chấm dứt việc dạy học chủ yếu qua “đọc- chép”. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học ở nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng. Trong những năm đổi mới phương pháp dạy học và thay đổi sách giáo khoa về cơ bản các giáo viên đã thay đổi được cách dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy đến trò theo kiểu “đọc- chép” ở các môn học nói chung và bộ môn toán nói riêng. Chống dạy học theo kiểu “đọc- chép” cần phải hiểu đúng và cần phát huy vai trò quan trọng ở bộ môn khi truyền tải kiến thức đến với HS. Bộ Giáo dục và đào tạo trong thời gian qua có đề ra chủ trương chống việc dạy học “chủ yếu qua đọc chép” nghĩa là chống việc chỉ đọc chép, truyền thụ kiến thức một chiều. Với cách dạy này, người thầy đã máy móc, rập khuôn trong dạy học, dễ có tư tưởng phó mặc, không hứng thú trong cập nhật kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm các phương án thiết kế bài dạy phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Người học theo cách này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhận kiến thức một chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh tri thức, hạn chế về tư duy khó vận dụng kiến thức vào cuộc sống, học sinh hiểu bài một cách máy móc không sáng tạo, không thể hiện được cái riêng sẽ đem lại sự nhàm chán và mang tính áp đặt.Trong những năm áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, đã có sự chuyển biến tích cực. Nhất là các giáo viên ở các bộ môn nói chung và giáo viên môn toán nói riêng, đã từng bước áp dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học theo chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo “Lấy học sinh làm trung tâm” và dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Chống đọc chép thụ động mà không hiểu bản chất của vấn đề; Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa trên căn bản chuẩn kiến thức kỹ năng. Môn toán là một trong những môn học có tính tư duy lôgic, do vậy cần hình thành cho học sinh các kỹ năng từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ khả năng nhận thức khách quan đến năng lực phân tích, tổng hợp thông qua việc thực hiện và phối hợp cả kỹ năng nghe, quan sát, thảo luận và thực hành trong các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và điều khiển. Qua đó học sinh khắc sâu bài học, đạt thành quả học tập tương xứng và hình thành lòng tự tin, yêu thích môn học. Từ những ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ở các bộ môn nói chung và môn toán nói riêng ở nhà trường. Tổ Toán chúng tôi nghiên cứu đưa ra đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học môn toán, chấm dứt dạy học chủ yếu qua Đọc- chép ở trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa”II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: Trong những năm học gần đây, thực tế giảng dạy môn toán ở trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, tập thể giáo viên tổ toán chúng tôi nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học môn toán chấm dứt dạy chủ yếu qua “đọc- chép”. Tuy nhiên trong quá trình áp dụng thực hiện cũng gặp không ít khó khăn ban đầu, dù đã rất cố gắng nhưng do giáo viên có thói quen trước đây,hay ví lí do sư phạm nên dạy học theo kiểu “Thầy đọc- trò chép” vẫn còn bắt gặp trong một số tiết dạy thể hiện qua một số nội dung sau đây 1/. Dạy học định lí toán học : VD : Định lí “ Tổng số đo ba góc trong của một tam giác bằng 1800 ” môn hình học 7 .1.1. Dạy học theo kiểu đọc chép : * Hoạt động của GV : Vẽ hình ,giới thiệu định lí cho HS hoặc sau khi giới thiệu định lí rồi yêu cầu HS lên đo số đo 3 góc trong tam giác để khẳng định lại nội dung định lí thay cho việc lập luận để chứng minh định lí trên .* Hoạt động của HS : Thực hiện theo yêu cầu của GV ,nhưng khi đó chỉ ghi nhớ nội dung kiến thức qua quan sát, thực nghiệm mà thiếu cơ sở khoa học cũng như nội hàm bên trong của định lí .1.2. Nguyên nhân : - Chưa nắm được các yêu cầu cần đạt ,cũng như con đường để dạy học định lí toán học.- Do sợ thời gian bị động nên giáo viên hướng dẫn chúng minh định lí qua loa ít chú ý đến nhận thức của học sinh. - Giáo viên chưa chú ý rằng chứng minh định lí toán học bằng suy luận chứ không dùng thực nghiệm, đo đạc hay dự đoán .2/. Dạy học các công thức toán học :VD : Công thức tính diện tích hình chữ nhật : S =a.b ( với a,b là các kích thước của hình chữ nhật ), trong môn hình học 8 .2.1.Dạy theo kiểu đọc chép : * Hoạt động của GV:Giới thiệu ngay công thức tính diện tích hình chữ nhật rồi cho HS áp dụng vào bài tập. * Hoạt động của HS : Ghi công thức vào vở, áp dụng làm bài tập theo yêu cầu của GV.2.2. Nguyên nhân : - Do thói quen nên GV áp đặt công thức trước rồi cho HS vận dụng để làm bài tập.- Hệ thống câu hỏi dẫn dắt gợi mở, hay thao tác thực hành tìm công thức toán học còn rời rạc, thiếu chặt chẽ.3/. Dạy học cho học sinh tìm lời giải bài toán dạng tổng hợp :* VD : Rút gọn biểu thức (Với a > 0, b > 0, a # 1) ; trong môn đại số 9) 3.1. Dạy theo kiểu đọc chép : * Hoạt động của GV : - Giáo viên chỉ cần treo bảng phụ nội dung lời giải bài toán rồi yêu cầu HS nêu ý kiến thắc mắc . - Chỉ hướng dẫn, gợi mở rồi cho HS ghi vào vở hoặc về nhà tự ghi . * Hoạt động của HS : Ghi giống như nội dung treo bảng phụ hay trong SGK mà không có ý kiến gì . 3.2. Nguyên nhân : - Chưa giúp HS nhận dạng bài toán - Chưa giúp HS hình thành phương pháp chung khi tìm lời giải cho bài toán dạng tổng hợp . III/. GIẢI PHÁP ĐỀ RA:1. Dạy học định lí toán học : * GV cần:a/. Xác định đúng các yêu cầu cần đạt khi dạy học định lí toán học :+Nắm được nôi dung định lí và những mối quan hệ giữa chúng, từ đó có khả năng vận dụng định lí vào hoạt động giải toán cũng như các ứng dụng khác. + Làm cho HS thấy được sự cần thiết phải chứng minh chặt chẽ, suy luận chính xác ( tuy nhiên phải phù hợp với nhận thức của HS )+ Phát triển năng lực chứng minh toán học. b/. Dạy học định lí toán học theo con đường :Tạo động cơ  phát hiện định lí  phát biểu định lí chứng minh định lí  Vận dụng định lí .VD : Để dạy học Định lí “Tổng số đo ba góc trong của một tam giác bằng 1800 ” * Hoạt động 1 :+ Cho HS cắt rời hai góc của một tấm bìa hình tam giác rồi đặt chúng cạnh góc còn lại ( sao cho ba đỉnh trùng nhau ) ,rồi cho HS dự đoán số đo góc mới vừa tạo thành .+ Cho HS thực hành đo ba góc của một tam giác ( bằng thước đo góc ) rồi tính tổng số đo của chúng * Hoạt động 2 : Yêu cầu HS thử phát biểu định lí về số đo tổng ba góc trong của một tam giác * Hoạt động 3 : GV đưa ra các hệ thống câu hỏi nhằm giúp HS chứng minh định lí trên.* Hoạt động 4 : GV chọn bài tập thích hợp cho HS vận dụng nhằm củng cố định lí. 2. Dạy học các công thức toán học : VD : Công thức tính diện tích hình chữ nhật : S = a.b ( với a,b là các kích thước của hình chữ nhật ) Giáo viên có thể dẫn dắt vấn đề qua bài toán như sau : Hãy tính diện tích một hình chữ nhật có các kích thước là 5 dm và 8dm?* Hoạt động 1 :GV cho HS quan sát một tấm bìa cứng hình chữ nhật có kích thước 5dm và 8dm ,trên đó có kẻ sẵn các hình vuông có cạnh là 1 dm .* Hoạt động 2 :Yêu cầu HS hãy tính diện tích mỗi hình vuông cạnh 1dm ,rồi sau đó tính tổng diện tích các hình vuông đó.* Hoạt động 3 : So sánh tổng diện tích các hình vuông vừa tính với tích 5 (dm) x 8(dm ) ; từ đó rút ra công thức tính diện tích hình chữ nhật có kích thước 5dm và 8dm .* Hoạt động 4 :Tương tự hãy tìm công thức tính diện tích hình chữ nhật có các kích thước là a và b ,rồi phát biểu công thức đó bằng lời .3. Dạy học học sinh tìm lời giải các bài toán dạng tổng hợp : * VD : Ruùt goïn bieåu thöùc với (a > 0, b > 0) * Giáo viên cần : Hướng dẫn HS Phương pháp chung khi tìm lời giải bài toán dạng tổng hợp : a/. Tìm hiểu nội dung bài toán: + Giúp HS nhận dạng đây là dạng toán rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai . + Các kiến thức cơ bản cần có khi thực hiện: quy đồng mẫu hai phân thức, phép toán nâng lũy thừa , hằng đẳng thức, phép khai căn bậc hai. b/. Xây dựng chương trình giải : * Bước 1 : Thực hiện vấn đề gì : Rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai * Bước 2 : Trình tự thực hiện như thế nào ? +Trước tiên thu gọn các biểu thức trong dấu ngoặc. + Nhân các phân thức. * Bước 3 : Lựa chọn kiến thức vận dụng sao cho thích hợp. ° Quy đồng mẫu thức ° Nâng lũy thừa ° Dùng hằng đẳng thức ° Khai căn bậc hai ° Nhân chia sau đó thu gọn kết quả . c/. Thực hiện chương trình giải ( theo các bước ở mục b )Giaûi: d/. Kiểm tra và nghiên cứu lời giải .+ Xem có sai lầm không .+ Nghiên cứu những bài toán tương tự nhằm khắc sâu phương pháp khi thực hành giải toán. V/. KẾT LUẬN: Để tránh tình trạng dạy học theo lối “đọc- chép” giáo viên cần phải đổi mới phương pháp một cách tích cực, cần phải nổ lực học hỏi, trau dồi phương pháp giảng dạy đặc trưng bộ môn, kỹ năng sư phạm. Sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ dạy học, phải có sự sâu sát với đối tượng, dạy học phù hợp với đối tượng. Giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt cần khơi dậy dẫn dắt, đặt vấn đề, định hướng. Tổ chức học sinh hoạt động tự tiếp nhận tri thức, thông hiểu và vận dụng kiến thức. Học sinh phải được hướng dẫn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, nhìn trực quan, nghe hiểu tự ghi chép trên cơ sở được tiếp thu nội dung bài học trên lớp.Khi giảng dạy giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động tự nhận thức biết nắm vững kỹ năng học tập bộ môn. Các em sẽ biết tư duy độc lập tự tìm tòi khám phá sáng tạo, từ đó kích thích khơi dậy lòng đam mê yêu thích học tập ở các bộ môn nói chung và môn toán nói riêng. Trên đây là báo cáo chuyên đề của tập thể tổ toán chúng tôi. Trong quá trình nghiên cứu biên soạn không tránh khỏi những điều thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của Ban giam hiệu và của Quý thầy cô để cho nội dung chuyên đề được hoàn chỉnh hơn ./. Xin chân thành cảm ơn ! Thị Trấn, Ngày 29 tháng 09 năm 2011.TẬP THỂ TỔ TOÁN Tập Thể Tổ Toán Chân thành cám ơn quý thầy cô đến dự buổi chuyên đề hôm nay

File đính kèm:

  • pptBAO CAO CHUYEN DE TOAN.ppt
Bài giảng liên quan