Báo cáo Chuyên đề: Một số biện pháp dạy tốt phân môn Hình học Lớp 7 bằng Công nghệ thông tin - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

 I/- Ý NGHĨA TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI :

 Trong môn Toán ở bậc THCS nói chung và phân môn toán Hình học 7 nói riêng, việc dạy học rèn luyện kỹ năng giải toán cho HS đóng một vị trí quan trọng hàng đầu. Việc hình thành hệ thống các khái niệm, định nghĩa, định lý, tính chất . là nền tảng của toàn bộ kiến thức toán học, là tiền đề hình thành khả năng vận dụng hiệu quả các kiến thức đã học, đồng thời có tác dụng góp phần phát triển năng lực trí tuệ cho HS áp dụng vào đời sống thực tế về việc tính toán, đo đạc, chứng minh vv

 

ppt39 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chuyên đề: Một số biện pháp dạy tốt phân môn Hình học Lớp 7 bằng Công nghệ thông tin - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
i GV cần phải trang bị một phương pháp truyền thụ tốt cho HS, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải toán cho các em. Tính trừu tượng, óc tư duy sáng tạo ở người học đòi hỏi phải cao, biết tìm tòi khám phá ra cách giải qua việc vận dụng các kiến thức đã học, thiết lập một hệ thống kiến thức trình tự một cách có khoa học và lôgic . Nói cách khác, người học phải có sự đầu tư, tìm tòi biết vận dụng một cách hệ thống vốn kiến thức được tích luỹ qua từng bài, từng phần, từng chương , biết biến nó trở thành tri thức khoa học và cả tri thức phương pháp. Nhằm vận dụng kịp thời, hợp lí mang lại hiệu quả cao trong việc vận dụng giải toán Hình học 7. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ rất nhiều cho các bộ môn học khác và góp phần quan trọng đối với các lĩnh vực thiết kế, bản vẽ, biểu đồ Xuất phát từ nhu cầu và tầm quan trọng như thế, Tổ Toán Trường THCS HHN chúng tôi, qua thời gian giảng dạy và nghiên cứu xin đưa ra đề tài “Một số biện pháp dạy tốt phân môn Hình học 7 bằng Công nghệ thông tin”. Với mong mỏi giúp các em lớp 7 học tốt môn Hình học hơn, nhằm đạt hiệu quả cao trong thực hành giải toán .II/. THỰC TRẠNG :1/. Đối với môn học : - Hình học 7 là môn học tương đối khó, là bước khởi đầu các em làm quen với dạng toán chứng minh Hình Học thông qua các tính chất, định lý đã học và biết vận dụng vào việc chứng minh hay tính toán, HS rất lúng túng khi tiếp xúc với kiến thức này, đặc biệt với nội dung yêu cầu chứng minh một đặc tính hình học nào đó. - Để giải được bài toán tổng hợp Hình học 7, Học sinh cần phải phối hợp nhiều kiến thức đã học qua mới có thể giải quyết được vấn đề giải bài toán đặt ra.2/. Đối với giáo viên : - Do số lượng bài tập Hình học 7 tương đối nhiều trong một phần nội dung học hay chương học, nên giáo viên hầu như không thể giải được tất cả các bài tập Hình học . - Dạy môn Hình học 7 trên lớp, đôi khi chỉ hướng dẫn (đưa dàn ý ) cho học sinh về tự làm. Điều đó ít nhiều hạn chế về cách diễn đạt, trình bày  Lời giải của học sinh còn sai sót nhiều, thậm chí các em không giải được. - Chưa rèn luyện cho HS các bước giải cơ bản một bài tập Hình học 7.3/. Đối với học sinh : - Kĩ năng vẽ hình còn lúng túng, sử dụng kí hiệu toán chưa chuẩn. - Một số học sinh khả năng suy luận chưa chặt chẽ, đôi khi nghĩ sai lệch vấn đề về cách chứng minh một bài toán hình học nào đó . - Rất thiếu tự tin khi làm các bài tập dạng chứng minh Hình học .III/. GIẢI PHÁP ĐỀ RA : Qua thực trạng vừa nêu, trong phần này Tổ xin trình bày một số vấn đề mà GV và HS cần lưu ý khi tìm lời giải cho một bài toán tổng hợp môn Hình học 7. Với hy vọng thúc đẩy công tác dạy và học môn Toán của Trường ngày một tiến bộ hơn, đáp ứng được chỉ tiêu chung của Trường và Ngành GD đề ra .1/. Đối với sách giáo khoa môn Hình Học 7 : - Giáo viên phải lựa chọn bài tập phù hợp với nội dung kiến thức cần truyền thụ . - Chọn bài tập dạng đại trà (tất cả học sinh trong lớp phải giải được.) - Những bài tập cho về nhà thì phải hướng dẫn giải cụ thể. 2/. Đối với giáo viên : - Cần chọn nội dung bài tập và soạn giáo án một cách hợp lý . - Rèn cho HS các bước cơ bản giải một bài toán Hình học 7 như sau:a) Tìm hiểu nội dung bài toán : - Giả thuyết là gì ?, kết luận là gì ? - Hình vẽ minh họa ra sao ? Sử dụng các kí hiệu như thế nào? - Phát biểu bài toán dưới những dạng khác nhau để hiểu rõ bài toán. Dạng toán nào? (chứng minh hay tính toán tìm tòi, phần chính là gì?) - Kiến thức cần có (khái niệm, định lí, điều kiện tương đương, các phương pháp chứng minh đã được trang bị, các bước giải bài toán . )b) Xây dựng chương trình giải : - Trình tự tiến hành các bước : -> B1: Thực hiện vấn đề gì ? -> B2: Giải quyết vấn đề gì ? -> B3: Giải quyết vấn đề đó như thế nào ? -> B4: Kiểm tra và nhận xét vấn đề đó như thế nào ? -> B5: Kết luận vấn đề đó như thế nào ?c) Thực hiện chương trình giải : (bài làm của HS).Trình bày theo các bước, chú ý sai lầm phổ biến của học sinh trong tính toán và biến đổi . d) Kiểm tra và nghiên cứu lời giải : - Xét xem có sai lầm không ? - Có phải biện luận kết quả không ?- Nếu là bài toán có nội dung thực tế thì kết quả có phù hợp với thực tế không ? - Nghiên cứu bài toán tương tự, mở rộng hay lật ngược vấn đề . 3/. Đối với học sinh : - Kĩ năng vẽ hình còn lúng túng, sử dụng kí hiệu toán chưa chuẩn . - Một số học sinh khả năng suy luận chưa chặt chẽ, đôi khi nghĩ sai lệch vấn đề về cách chứng minh một bài toán hình học nào đó . - Rất thiếu tự tin khi làm bài tập dạng chứng minh hình học .IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT : 1. Kết luận : Giải bài tập toán Hình học là một quá trình suy luận, phân tích nhằm khám phá ra những mối quan hệ đã cho là Giả thiết (GT) với cái phải tìm là Kết luận (KL). Tuy nhiên các quy tắc suy luận, kĩ năng phù hợp nội dung của bài toán cũng như các phương pháp chứng minh chưa được dạy một cách tường minh rõ ràng. Do đó học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi giải bài tập . Thực tiễn cho thấy những học sinh khá- giỏi thường tự đúc kết tích lũy kiến thức là phương pháp cần thiết cho mình qua con đường kinh nghiệm. Các học sinh trung bình hoặc yếu, kém gặp lúng túng đôi khi giải không được . Để có kĩ năng giải bài tập phải trải qua một quá trình luyện tập. Tuy rằng, không phải cứ giải nhiều là có kĩ năng. Việc luyện tập sẽø có hiệu quả nếu như học sinh biết khéo léo khai thác từ một bài tập hay một loạt các bài tập tương tự, nhằm vận dụng tính chất nào đó, một phương pháp chứng minh nào đó vào từng bài tập cụ thể một cách kịp thời hợp lí .2. Đề Xuất : a) Đối với giáo viên : Để hướng dẫn học sinh tìm lời giải bài toán dạng tính toán hoặc chứng Hình học. Trước tiên GV cần đặt vai trò quan trọng ở người học, tự mình giải một bài toán đó, tìm ra các kiến thức cơ bản dạy toán, các bước giải toán . Qua đó cần phân biệt hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình đang dạy. Dự kiến các câu hỏi dẫn dắt, gợi mở,sao cho thông qua hoạt động học sinh không những tìm được lời giải bài toán, mà còn tự rút ra cho mình tri thức về phương pháp giải toán . Khi thiết kế bài soạn, GV cần chọn bài tập phù hợp với mục tiêu bài học mà việc tìm lời giải một cách tự nhiên, việc củng cố kiến thức đồng thời có bài tập tương tự để HS bắt chước nhằm rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.b) Đối với học sinh : - Học sinh cần trang bị đầy đủ sách giáo khoa và các phương tiện đồ dùng học tập như: Thước đo góc, thước kẻ, êke  - Cần dành thời gian để làm lại, hay ít nhất cũng phải xem lại cho thật kĩ sau mỗi lời giải của một bài toán nhằm hiểu sâu hơn, khắc sâu hơn nội dung và phương pháp giải Từ đó hình thành dần kĩ năng giải toán . - Cuối cùng là HS cần chọn, áp dụng một cách hợp lí, đúng lúc các kiến thức đã học, đã trang bị  vào từng bài toán cụ thể nhằm mang lại hiệu quả cao trong thực hành giải toán . Trên đây là nội dung báo cáo chuyên đề của Tổ Toán, rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của BGH và quý Thầy Cô, để nội dung của chuyên đề càng hoàn chỉnh hơn . THCS HHN, Ngày 20/04/2009.TỔ CHUYÊN MÔN TOÁNXin chân thành cám ơn!V/. MINH HOẠ CHUYÊN ĐỀ :  - MÔN : HÌNH HỌC 7 - TIẾT 17 .- CHƯƠNG II : TAM GIÁC - BÀI 1 : TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC CBAHình học7Tuần 9: Tiết 17Hình học7Bài 1. Tổng ba gĩc của một tam giácCHƯƠNG II. TAM GIÁC + B + C = ?CBA1. Tổng ba gĩc của một tam giác?1. Vẽ hai tam giác bất kỳ, dùng thước đo gĩc đo ba gĩc của mỗi tam giác rồi tính tổng số đo ba gĩc của mỗi tam giác.CBACBA + B + C = ? + B + C = 1800?2. Thực hànhCắt một tấm bìa hình tam giác ABC. Cắt rời góc B ra rồi đặt kề nó với góc A cắt rời góc C ra rồi đặt kề nó với góc A (như hình 43). Hãy nêu dự đoán về tổng các góc A, B, C của tam giác ABC + B + C = ? + B + C = 1800Định lí: Tổng ba gĩc của một tam giác bằng 1800	 ABC	 Â+BÂ+CÂ=1800CBAChứng minh:GTKLACB xy12Chứng minh:Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC.Do xy//BC, B = Â1 (hai góc sole trong) C = Â2 (hai góc sole trong) Mà Â1+ BÂC + Â2 = 1800 (t/c các góc kề bù) Từ trên  B + BAC + C = 1800^^Vậy  Tổng ba góc A + B + C = 1800  (đpcm).^^^^ Ta có: K + M +  = 1800 (Định lý)K + 1200 + 320 = 1800 K = 1800 – (1200 + 320 ) Vậy => K = 280AKM1200320Tính KÂ=?Bài tập1: K = 1800 – 15201/.Trong hình vẽ sau. Tính y = ? 490B. 580C. 410D. 700ĐÚNGSAISAISAI900 410yQPR X = 750 B. X = 530 C. X = 500 D. X = 4502/- Cho hình vẽ sau, số đo x của gĩc A bằng bao nhiêu?SAIĐÚNGSAISAIABC700 570X X = 1300B. X = 500C. X = 700D. X = 6003/- Cho hình vẽ, số đo x bằng bao nhiêu?EFH600700xĐÚNGSAISAISAIVề nhà:Cần nắm vững định lý “tổng ba góc của một tam giác”Làm bài tập 1 trang 107(còn lại) và bài 2 trang 108.Làm bài tập 6 trang 109 (Hình 55).400HAKBIx126/109Hình 55Xem trước:Phần 2. Áp dụng vào tam giác vuông (trang 107)Phần 3. Góc ngoài của tam giác (trang 107)Kính chúc sức khoẻ quý thầy côChúc các em học tập tốtTập Thể Tổ ToánTrường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE TO TOAN.ppt
Bài giảng liên quan