Báo cáo Thành quả bước đầu của quy trình ương và nuôi thương phẩm cua Xanh từ con giống sản xuất nhân tạo tại Bình Định
Trong những năm cuối thế kỷ XX, ở Bình Định nói riêng, cả nước nói chung, nghề nuôi tôm nước lợ là nghề “hái ra tiền”, đã làm thay đổi cuộc đời của nhiều hộ gia đình ngư dân ven biển, cuộc sống vật chất cũng dần khá lên rõ nét Cũng chính thời gian này, diện tích nuôi tôm bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) tăng lên đột biến, mặc cho sự tuyên truyền, khuyến cáo của các cơ quan chức năng về một nguy cơ ô nhiễm môi trường kèm theo dịch bệnh, rủi ro là không tránh khỏi.
Tên bài báo:Thành quả bước đầu của quy trình ương và nuôi thương phẩm cua Xanh từ con giống sản xuất nhân tạo tại Bình Định Trong những năm cuối thế kỷ XX, ở Bình Định nói riêng, cả nước nói chung, nghề nuôi tôm nước lợ là nghề “hái ra tiền”, đã làm thay đổi cuộc đời của nhiều hộ gia đình ngư dân ven biển, cuộc sống vật chất cũng dần khá lên rõ nét Cũng chính thời gian này, diện tích nuôi tôm bán thâm canh (BTC), thâm canh (TC) tăng lên đột biến, mặc cho sự tuyên truyền, khuyến cáo của các cơ quan chức năng về một nguy cơ ô nhiễm môi trường kèm theo dịch bệnh, rủi rolà không tránh khỏi. Bởi thực tế, các vùng nuôi tôm trong tỉnh Bình Định ngoài một số dự án mới được triển khai tại Công Lương-Hoài Nhơn, Mỹ An-Phù Mỹ, Cát Hải-Phù cát, diện tích còn lại hầu hết là sẵn có hoặc tự phát chưa được quy họach, đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp cho hình thức nuôi BTC và TC. Tuy nhiên, do lợi nhuận lớn, năng suất cao trong những giai đọan đầu khi môi trường còn chưa quá ngưỡng đã thúc đẩy người dân và họ bất chấp tất cả. Rồi điều phải đến đã đến, dịch bệnh tôm kéo dài, lan rộng khó kiểm soát trong những năm gần đây làm một số người nuôi tôm thua lỗ, thiếu nợ, một số hộ nuôi tôm lại tái nghèoVà có lẽ hơn ai hết, người nuôi tôm đã “thấm” sự thiệt thòi, mất mát của làm liều, thiếu hiểu biết kỹ thuật, nên đã từng bước lắng nghe sự hướng dẫn, khuyến cáo của ngành chức năng về nuôi đa dạng đối tượng ở những vùng nuôi tôm chưa được cải tạo, cơ sở hạ tầng không phù hợp, nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho người nuôi và các nhà quản lý là cần chủ động trong khâu lựa chọn, cung cấp đối tượng con giống và tính hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác Ngành thủy sản Bình Định đã liên tục triển khai thành công một số đề tài, dự án khoa học (sinh sản nhân tạo và ương, nuôi thương phẩm ốc Hương; cá Rô phi đơn tính dòng GIFT; sinh sản nhân tạo giống cua Xanh) và đang tiến hành xây dựng quy trình kỹ thuật ương, nuôi thương phẩm cua xanh từ con giống sản xuất nhân tạo tại tỉnh nhà, nhằm chủ động nguồn giống phù hợp cho nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh Bình Định. Đề tài được triển khai từ đầu năm 2007 tại trạm thực nghiệm NTTS Cát Tiến - Phù Cát, với tổng kinh phí 378 triệu đồng (kinh phí ngân sách khoa học 300 triệu). Trong đó, bao gồm việc xây dựng quy trình nuôi cua thương phẩm từ nguồn con giống sản xuất nhân tạo trên 5.000 m2 ao tại Cát Khánh – Phù Cát, với 6.250 cua giống, mật độ 1,25 con/m2; sau một tuần thả xen 250 cá rô phi và 250 cá chua giống theo mật độ 0,05 con/m2. Sau hơn 3 tháng nuôi, các chỉ số môi trường khá tốt và cua đang phát triển ổn định. Ban chủ nhiệm đề tài và cán bộ kỹ thuật còn đặc biệt quan tâm theo dõi sát các yếu tố môi trường và điều kiện dinh dưỡng, chăm sóc cua bột trong thời gian ương nhằm xây dựng tốt quy trình ương cua bột thành cua giống để tạo điều kiện nhân rộng việc cung cấp giống cua xanh phục vụ nuôi trồng thuỷ sản theo hướng bền vững. Để thực hiện điều này, thức ăn cho cua phải chế biến thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng cho từng kích cỡ cua từ nguồn các loại cá tạp, hàu, lòng đỏ trứng gà hấp chín. Bên cạnh đó, mỗi hình thức ương đều thực hiện hai đợt riêng biệt để đánh giá yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, độ trong, độ pH, NH3-N, H2S, độ kiềm, 02 hoà tan, tảo khuê, tảo lục, tảo lam, tảo giáp) và lấy kết quả bình quân, thời gian ương mỗi đợt từ 20-30 ngày. Đến nay, nhìn chung trong các hình thức ương, các đợt ương giống, yếu tố môi trường đều đạt các chỉ số cho phép và có những kết quả cụ thể như sau: Ương cua giống trong ao đất Ương cua giống trong bể xi măng Ương cua giống trong giai STTTHÌNH THỨC ƯƠNGSỐ LƯỢNG CUA BỘT (Con)SỐ LƯỢNG CUA GIỐNG (Con)TỶ LỆ SỐNG1Trong bể xi măng14.40011.95283%2Trong giai10.0008.12681,26%3Trong ao đất25.60018.31671,55% TỔNG CỘNG50.00038.39476,79%Bảng tổng hợp kết quả ương cua giống :- Ương cua giống trong bể xi măng được tiến hành trong 12 bể có kích thước 6m x 2m x 1m, đặt trong nhà ương có mái che sáng, không tường bao; độ cao mực nước 90 cm, nền đáy ximăng được xử lý bằng giá thể nhân tạo, sục khí 1vòi/1m2; môi trường nước nuôi có tảo Chorella.sp và Chaetoceros.sp. Sau 20 – 30 ngày ương đã thu được cua giống có cỡ 1,5 – 2,5 cm với tỷ lệ sống bình quân hai đợt là 83%. - Ương cua giống trong ao đất diện tích 400m2, mực nước trung bình 1,2m, chất đáy cát bùn; sau khi cải tạo bón vôi, phát triển tảo và thả giá thể nhân tạo làm chỗ trú ẩn cho cua. Sau khi ương và chăm sóc 30 ngày đã thu được cua giống có kích cỡ 1,5 - 2,5 cm với tỉ lệ sống bình quân 2 đợt là 71,55 %.- Ương cua giống trong giai diện tích 100m2, mực nước trung bình 1,2m, có đặt các giá thể nhân tạo làm chỗ trú cho cua, sau khi ương, chăm sóc 30 ngày đã thu được cua giống có kích cỡ 1,5 - 2,5cm với tỷ lệ sống bình quân hai đợt 81,26 %.Hy vọng từ bước khởi đầu tốt đẹp này, quy trình ương và nuôi cua Xanh thương phẩm từ nguồn giống nhân tạo sản xuất tại Bình Định sẽ hoàn thành đúng tiến độ, đạt các tiêu chí kỹ thuật, nội dung, yêu cầu khoa học đã đề ra; tạo điều kiện trong việc chủ động cung cấp nguuồn con giống có chất lượng và quy trình nuôi cua xanh thương phẩm phù hợp tại Bình Định, nhằm từng bước cải thiện môi trường nuôi, đưa nuôi trồng thuỷ sản phát triển theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội Bình Định đi lên CNH-HĐH./. P.H STS Bình Định
File đính kèm:
- Quy trinh uong va nuoi thuong pham cua xanh.ppt