Báo Cáo Tự Đánh Giá Trường Trung Học Cơ Sở

 Trường THCS Lam Vỹ tiền thân là trường cấp I,II Tân Hòa và chính thực được tách thành lập thành trường THCS Lam Vỹ từ ngày 29 tháng 01 năm 1997 theo Quyết định số: 932 của Sở G&ĐT tỉnh Thái Nguyên và vinh dự được cộng nhận là trường THCS đạt chuẩn Quốc gia năm 2007 cũng là trường THCS đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện Định Hóa.

 Kể từ khi tách thành lập trường cho đến nay nhà trường đã và đang khẳng định được uy tín, chất lượng giáo dục. Nhà trường đã xây dựng được đội ngũ giáo viên có năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ lãnh đạo, giáo viên và nhân viên có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt, tâm huyết với nghề dạy học, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, có năng lực chuyên môn vững vàng, năng động nhiệt tình trong công việc, tinh thần trách nhiệm cao, nhiều giáo viên có bề dày kinh nghiệm, đoàn kết gắn bó, thống nhất. Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn xây dựng trường thực sự là một trung tâm văn hóa của địa phương mà ở đó các em học sinh được phát triển một cách toàn diện về “ Đức – Trí - Thể - Mĩ”, phát huy được truyền thống “ Tôn Sư - Trọng Đạo”.

 Lam Vỹ là một xã nghèo năm ở phía tây của huyện Định Hóa cách trung tâm huyện 12km song với truyền thống hiếu học hằng năm luôn có học sinh giỏi các cấp bộ môn văn hóa và năng khiếu nhiều năm học.

 Tỉ lệ tốt nghiệp THCS luôn đạt trên 98%. Tỉ lệ học sinh vào lớp 10 công lập hằng năm luôn đạt tỉ lệ cao, chất lượng giáo dục đại trà ổn định và giữ vững từ 96% trung bình trở lên.

 Trường có tổ chức Chi bộ Đảng gồm 15 đảng viên. Chi bộ Đảng nhà trường nhiều năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc, giữ vai trò lãnh đạo trong toàn bộ hoạt động của nhà trường. Các tổ chức khác như: Công đoàn trường nhiều năm đạt công đoàn vững mạnh, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh đều hoạt động tích cực, góp phần cùng với nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 Thực hiện tốt Chỉ thị số: 06-CT/TW của Bộ Chính trị về cuộc vận động“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” và các cuộc vận động lớn của ngành , phong trào thi đua xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt thực hiện chủ đề năm học “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin” (ƯDCNTT), “ Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện", Trường THCS Lam Vỹ đã quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, ƯDCNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy. Thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch giảng dạy, các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL), hoạt động hướng nghiệp, các phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT), nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đa số giáo viên ứng dụng và thực hiện được bài giảng điện tử trong giảng dạy.

 Tập thể sư phạm nhà trường luôn nỗ lực thi đua, nâng cao uy tín và chất lượng giáo dục toàn diện.

 Nhà trường đã xác định tự đánh giá chất lượng giáo dục trong kiểm định chất lượng giáo dục sẽ tạo bước chuyển biến lớn về chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì nếu nhà trường tự đánh giá chất lượng giáo dục theo các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 42/2012/TT - BGD&ĐT ngày 23/11/2012, thì nhà trường mới có thể xác định được hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu, xác định được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục theo các tiêu chí. Từ đó, nhà trường cam kết, từng bước phấn đấu thực hiện các biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng giáo dục.

 Mục đích của tự đánh giá là nhà trường tự xem xét, tự kiểm tra, chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành.

 Về phạm vi đánh giá cơ sở trường bao quát toàn bộ các hoạt động của nhà trường theo 36 tiêu chí được quy định tại Thông tư số 42/2012/TT - Bộ GD&ĐT.

 Về phương pháp và công cụ đánh giá: Để tiến hành tự đánh giá, nhà trường đã căn cứ vào Thông tư số 42/2012/TT - BGD&ĐT ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THCS làm công cụ đánh giá. Từ đó mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng và tự đánh giá theo từng tiêu chí của các tiêu chuẩn.

 Tất cả các bước trên đều được thực hiện đúng hướng dẫn và đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học. Sau khi nhận được văn bản hướng dẫn của phòng GD&ĐT huyện Định Hóa về việc triển khai công tác kiểm định chất lượng trong các trường THCS.

 - Nhà trường đã tổ chức họp lãnh đạo nhà trường để thảo luận mục đích, phạm vi, thời gian biểu và xác định các thành viên hội đồng tự đánh giá.

 - Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tự đánh giá; công bố quyết định thành lập hội đồng TĐG; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phân công dự thảo kế hoạch TĐG.

 - Kế hoạch triển khai công tác kiểm định tại đơn vị (tháng 01 năm 2013).

 - Phổ biến chủ trương triển khai TĐG đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường.

 - Tổ chức triển khai TĐG cho các thành viên của hội đồng TĐG, giáo viên và nhân viên.

- Chuẩn bị đề cương báo cáo TĐG.

 - Thu thập thông tin và minh chứng.

 - Các cá nhân, nhóm chuyên trách hoàn thiện các phiếu đánh giá tiêu chí.

 - Họp hội đồng TĐG để xác định các vấn đề phát sinh từ các thông tin và minh chứng thu được; xác định nhu cầu thu thập thông tin bổ sung; điều chỉnh đề cương báo cáo TĐG và xây dựng đề cương chi tiết.

 - Họp hội đồng TĐG thông qua đề cương chi tiết báo cáo TĐG; kiểm tra lại thông tin và minh chứng được sử dụng trong báo cáo TĐG.

 - Hoàn thiện bước đầu dự thảo báo cáo TĐG

 

doc58 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo Cáo Tự Đánh Giá Trường Trung Học Cơ Sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ề đạt 100%, trong đó: năm học 2008-2009: 67/67; năm học 2009-2010: 62/62; năm học 2010-2011: 55/55; năm học 2011-2012: 43/43; năm học 2012-2013: 50/50 thể hiện qua MC [H5.5.11.03].
c) Kết quả xếp loại học nghề của học sinh. Qua kiểm tra công nhận hoàn thành chương trình nghề phổ thông có 100% học sinh được công nhận, trong đó xếp loại khá, giỏi trên 95%, MC [H5.5.11.04], [H5.5.11.05].
 5.11.2. Điểm mạnh :
- Nhà trường đã có kế hoạch tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp cũng như tổ chức các lớp học nghề phổ thông cụ thể, có kết quả cao.
- Các buổi sinh hoạt hướng nghiệp đều có nội dung cụ thể, rõ ràng giúp cho học sinh có những kiến thức chung về hệ thống nghề nghiệp, bước đầu làm quen với một số nghề cụ thể và cho các em có định hướng đi sau khi học xong trung học cơ sở.
- Nội dung sinh hoạt hướng nghiệp thích hợp, bám mục tiêu của từng chủ đề, sáng tạo. Thông qua sinh hoạt hướng nghiệp còn giáo dục cho học sinh có ý thức ham thích lao động, tôn trọng lao động và người lao động.
- Học sinh tham gia các buổi sinh hoạt đầy đủ.
- Tổ chức được các lớp nghề phổ thông cho học sinh với từng thời điểm thích hợp, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các lớp đầy đủ. Các lớp nghề nhà trường tổ chức cho học sinh đều có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai như nghề Điện dân dụng, nghề Tin học.
5.11.3. Điểm yếu :
- Giáo viên phụ trách công tác hướng nghiệp chưa qua các lớp đào tạo, huấn luyện về hướng nghiệp nên còn gặp lúng túng khi tổ chức buổi sinh hoạt hướng nghiệp.
- Các ngành nghề tại địa phương chưa phát triển mạnh, đa số còn mang tính sản xuất nhỏ, lẻ nên khi giới thiệu về ngành nghề truyền thống của địa phương
 chưa phong phú.
- Chất lượng nghề phổ thông thực chất còn nhiều hạn chế.
5.11.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :
- Để các buổi sinh hoạt hướng nghiệp đạt kết quả tốt cần phải :
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động hướng nghiệp ngày từ đầu năm học.
 + Phải có đầy đủ tài liệu về hướng nghiệp để giáo viên tham khảo.
- Cần tạo điều kiện cho học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề có việc làm, như vậy việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ thuận lợi hơn và chất lượng đào tạo của các trường trung học phổ thông cũng được nâng lên vì không phải chịu áp lực từ các phía.
5.5.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu
Chỉ số a ( Chỉ số 1)
Chỉ số b ( Chỉ số 2)
Chỉ số c ( Chỉ số 3)
Đạt: 
Đạt: 
Đạt: 
Không đạt: 
Không đạt: 
Không đạt: 
5.12. Tiêu chí 12. Hiệu quả hoạt động giáo dục hàng năm của nhà trường.
a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở.
b) Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban.
c) Học sinh tham gia và đoạt giải trong các hội thi, giao lưu đối với tiểu học, kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên đối với trung học cơ sở và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) trở lên đối với trung học phổ thông hằng năm.
5.12.1. Mô tả hiện trạng:
          a) Tỷ lệ học sinh lên lớp và tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%, cụ thể:
Nội dung của chỉ số
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
Tỉ lệ học sinh lên lớp
96.9%
97.5%
98.4%
98.9%
99%
Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp
100%
100%
100%
100%
100%
Được thể hiện qua MC [H5.5.12.01].
b) Không có học sinh bỏ học,  tỉ lệ học sinh lưu ban luôn dưới 5%, cụ thể:
Nội dung của chỉ số
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
Tỉ lệ học sinh bỏ học
1.4%
0.8%
0.5%
Tỉ lệ học sinh lưu ban
1.7%
1.7%
1.6%
1.1%
0.5%
Được thể hiện qua MC [H5.5.12.02].
          c) Học sinh tham gia và đạt giải và đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm:
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011
2011-2012
2012-2013
Giải huyện
15
15
Giải tỉnh
1
          Được thể hiện qua MC [H5.5.12.03], [H5.5.12.04].
5.12.2. Điểm mạnh:
          - Hiệu quả hoạt động giáo dục hàng năm của trường luôn ổng định và duy trì bền vững.
          - Tỷ lệ học sinh lên lớp luôn đạt trên  95,0%; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS luôn đạt 100%.
          - Trong 5 năm gần đây, năm nào trường cũng có học sinh giỏi huyện, học sinh giỏi tỉnh, tuy số lượng và chất lượng giải chưa cao.
          - Không có học sinh bỏ học, tỉ lệ học sinh lưu ban thấp, không quá 2%.
5.12.3. Điểm yếu:
          - Ý thức học tập của một số học sinh chưa tốt .
          - Chất lượng và số lượng học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi huyện, giỏi tỉnh còn thấp và chất lượng giải chưa cao.
          - Chất lượng thi tuyển vào lớp 10 THPT còn thấp so với mặt bàng chung của tỉnh.
5.12.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
          - Phối hợp tốt với gia đình quản lý học tập trên lớp và ở nhà đối với những học sinh cá biệt, học sinh yếu kém đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu ngay từ đầu năm học và trong suốt cả quá trình học tập của học sinh.
          - Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy theo hướng sâu sát, tích cực, cụ thể và năng động; thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, bám sát đối tượng và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
          - Thực hiện tốt các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo dựng môi trường học tập tích cực, năng động cho học sinh.
5.12.5. Tự đánh giá: Đạt yêu cầu
Chỉ số a ( Chỉ số 1)
Chỉ số b ( Chỉ số 2)
Chỉ số c ( Chỉ số 3)
Đạt: 
Đạt: 
Đạt: 
Không đạt: 
Không đạt: 
Không đạt: 
* Kết luận về tiêu chuẩn 5                            
Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt các hoạt động giáo dục theo quy định của ngành và chương trình giáo dục của nhiệm vụ từng năm học. Thực hiện nghiêm túc chương trình và kế hoạch giáo dục của Bộ GD ĐT, các quy định chuyên môn của các cơ quan quản lý giáo dục. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phổ cập giáo dục ở địa phương; tổ chức được các hoạt động văn hóa thể thao với sự tham gia tích cực của học sinh, đồng thời chú trọng công tác rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh đạt và vượt yêu cầu của các chỉ số theo chuẩn quy định.
Tồn tại: Chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường tuy đã thực hiện nghiêm túc nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa có tính thuyết phục.
Số lượng và chất lượng giải học sinh giỏi chưa ổn định; vấn đề giáo dục, tư vấn về giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh thực hiện chưa thường xuyên.
- Số lượng và tỉ lệ % các chỉ số đạt và không đạt:
 	+  Đạt:            31/36 chỉ số (86%)
 	+  Không đạt: 5/36 chỉ số ( 14%)
-  Số lượng và tỉ lệ % các tiêu chí đạt và không đạt:
+  Đạt:           11/12 tiêu chí (92%)
+  Không đạt: 1/12 tiêu chí (8%)
III. KẾT LUẬN CHUNG
          Trên đây là toàn bộ báo cáo tự đánh giá một cách liên tục trong suốt quá trình làm việc của tập thể CBGVNV nhà trường mà tiêu biểu là các thành viên trong Hội đồng tự đánh giá. Báo cáo tự đánh giá của trường được hoàn thành là thành quả của quá trình lao động không ngừng, sự tập trung trí tuệ, sự đồng tâm hiệp lực cùng quyết tâm vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ tự đánh giá chất lượng giáo dục, để khẳng định những thành quả to lớn trong quản lý nhà trường, trong hoạt động giáo dục toàn diện. Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Soi lại toàn bộ các tiêu chuẩn, các tiêu chí và chỉ số của Bộ GD&ĐT về tiêu chuẩn đánh giá trường THCS đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Chúng ta càng thấy được sự tỉ mỉ, chi tiết, toàn diện và khoa học của bộ “ thước đo” này. Do vậy cơ sở giáo dục nào muốn tự đánh giá để công nhận đạt chất lượng giáo dục thì trường đó phải là trường có chất lượng thực sự “chuẩn ”. Trong suốt quá trình tự đánh giá, theo 5 tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT đã ban hành, tập thể CBGVVN, học sinh và phụ huynh trường THCS Lam Vỹ hết sức tự hào bởi những thành quả mà nhà trường đã xây dựng và đạt được trong những năm qua; về công tác quản lý và tổ chức nhà trường; chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường; việc thực hiện các chương trình và hoạt động giáo dục; về công tác quản lý tài chính và CSVC; sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh học sinh và kết quả giáo dục học sinh là tiêu chuẩn phản ánh chính xác, khách quan nhất chất lượng giáo dục của nhà trường. Trong những năm qua tỷ lệ HS giỏi, HS tiên tiến luôn ổn định. Đó thực sự là nguồn động viên, là niềm tự hào của của mỗi thầy, cô giáo và học sinh khi được giảng dạy và học tập ở mái trường này. Điều đó đã nâng cao uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường. Đối chiếu với các thành quả về hoạt động giáo dục mà nhà trường đã đạt được trong những năm qua với Bộ tiêu chuẩn đánh giá trường THCS được Bộ GD&ĐT ban hành. Trong quá trình tự đánh giá nhà trường đã đạt được những kết quả cụ thể về các tiêu chí và chỉ số như sau :
          - Về chỉ số :
                   + Tổng số các chỉ số đạt :        101/108 = 93,5 %
                   + Tổng các chỉ số không đạt :    7/108  =   6,5 %
          - Về tiêu chí :
                   + Tổng số các tiêu chí đạt :       35/36 =  97%
                   + Tổng các tiêu chí không đạt :  1/36  =  3 %
          Căn cứ Công văn số: 8987/BGDĐT-KTKĐCLGD và Điều 31 của quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số: 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trường THCS Lam Vỹ tự đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục ở cấp độ  01.
          Trên đây là toàn bộ báo cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục của trường THCS Lam Vỹ về công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông, chắc chắn không tránh khỏi sự chủ quan, chưa thật sự như mong muốn. Nhà trường kính mong được cơ quan chủ quản, cấp uỷ chính quyền địa phương, các thành viên trong Hội đồng đánh giá ngoài đóng góp ý kiến để công tác tự đánh giá của nhà trường năm học 2013 - 2014 hoàn thiện hơn./.
 Lam Vỹ, ngày 25 tháng 5 năm 2013
HIỆU TRƯỞNG
(Ký tên, đóng dấu)
Hoàng Văn Long

File đính kèm:

  • docBÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ 12-13.doc
Bài giảng liên quan