Biện pháp khai thác và sử dụng bộ đồ dùng dạy - Học về số và phép tính ở lớp 2 + 3

Đồ dùng dạy học là công cụ lao động của GV và HS. Nó hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Nó đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để GV trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi; hình thành ở học sinh nhiều phương pháp học tập tích cực, chủ động.

Đồ dùng dạy học có chức năng minh hoạ, làm sáng rõ nội dung bài dạy. Nó vừa là phương tiện chuyển tải thông tin vừa là nội dung của quá trình truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. Nó điều khiển hoạt động nhận thức của HS từ trực quan cụ thể tới tư duy trừu tượng. Nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò.

doc4 trang | Chia sẻ: lalala | Lượt xem: 1560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biện pháp khai thác và sử dụng bộ đồ dùng dạy - Học về số và phép tính ở lớp 2 + 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chuyên đề 1
Biện pháp Khai thác và sử dụng bộ đồ dùng dạy - học
Về số và phép tính ở lớp 2 + 3
 Thời gian thực hiện: Tháng 9 + 10 + 11
 Người báo cáo : Đỗ Thị Hằng
	------- *** -------
I. Lí do thực hiện chuyên đề
1. Cơ sở lí luận:
Đồ dùng dạy học là công cụ lao động của GV và HS. Nó hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Nó đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng để GV trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi; hình thành ở học sinh nhiều phương pháp học tập tích cực, chủ động.
Đồ dùng dạy học có chức năng minh hoạ, làm sáng rõ nội dung bài dạy. Nó vừa là phương tiện chuyển tải thông tin vừa là nội dung của quá trình truyền thụ kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS. Nó điều khiển hoạt động nhận thức của HS từ trực quan cụ thể tới tư duy trừu tượng. Nó có tác dụng to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò. Đặc biệt đồ dùng dạy học bao giờ cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học, sư phạm và thẩm mĩ.
2. Cơ sở thực tiễn:
Năm học 2011 - 2012, tổ lớp 2 + 3 có một số GV mới năm đầu trực tiếp giảng dạy lớp 2 - 3. Vì vậy, các đồng chí đó còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác và sử dụng bộ đồ dùng dạy - học Toán. 
Mặt khác, qua trực tiếp giảng dạy và qua dự giờ thăm lớp ở các năm học trước, chúng tôi nhận thấy việc khai thác và sử dụng đồ dùng dạy - học toán khi dạy nội dung về số và phép tính ở lớp 2 + 3 của GV còn chưa triệt để, chưa coi trọng hoạt động của HS nên các trang thiết bị ít khi phát huy tác dụng. Có GV tổ chức cho HS sử dụng các thiết bị học toán thường chỉ hướng dẫn lặp lại theo mẫu hoặc làm theo hiệu lệnh của GV để minh hoạ cho bài học SGK. Rất ít HS sử dụng các thiết bị học toán để chiếm lĩnh tri thức mới hoặc làm các bài tập có tính trừu tượng cao. Không ít GV sử dụng đồ dùng dạy học chưa đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ của nội dung bài dạy, nhiều khi còn lạm dụng đồ dùng trực quan.
Xuất phát từ những lí do trên, Tổ 2 + 3 chúng tôi đã quyết định thực hiện chuyên đề “Khai thác và sử dụng bộ đồ dùng dạy - học về số và phép tính ở lớp 2 + 3”.
II. Phạm vi chuyên đề: Cấp tổ
III. Nội dung chuyên đề:
1. Tìm hiểu bộ đồ dùng dạy - học về số và phép tính ở lớp 2 + 3 :
1.1. Bộ đồ dùng dạy - học số và phép tính ở lớp 2:
- 4 bộ chữ số (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
- 2 bộ dấu (+ , - , x , : , = , > , < )
- 10 thẻ que tính (mỗi thẻ biểu diễn 1 chục que tính)
- 20 que tính rời
- 40 tấm bìa in 2, 3, 4, 5 chấm tròn (mỗi loại 10 tấm)
- 10 tấm bìa đỏ (xanh) in 100 ô vuông
- Các tấm bìa đỏ (xanh) in 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ô vuông
- Bảng gài
1.2. Bộ đồ dùng dạy - học số và phép tính ở lớp 3:
- 4 bộ chữ số (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9)
- 2 bộ dấu (+ , - , x , : , = , > , < )
- 50 tấm nhựa trắng hình elíp in các số 1, 10, 100, 1000, 10 000 (mỗi loại 10 tấm). 
- 40 tấm bìa in 6, 7, 8, 9 chấm tròn (mỗi loại 10 tấm).
- 10 tấm bìa đỏ (xanh) in 100 ô vuông
- Các tấm bìa đỏ (xanh) in 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ô vuông
- Bảng gài
2. Minh hoạ việc khai thác và sử dụng bộ ĐD dạy - học số và phép tính ở lớp 2+3: 
2.1. Bộ que tính:
* Mục đích: Dạy các bảng cộng, bảng trừ và các phép cộng, phép trừ có nhớ trong phạm vi 100 ở lớp 2.
* Ví dụ 1: Dạy tiết 12: Phép cộng có tổng bằng 10
a) Chuẩn bị đồ dùng:
- 10 que tính rời
- 1 thẻ que tính biểu diễn 1 chục que tính
- Bảng gài, bộ số và dấu
b) Tiến hành:
- Bước 1: + GV lấy 6 que tính gắn lên bảng gài và hỏi HS: Cô có mấy que tính? 
 + Y/c HS lấy 6 que tính để lên bàn - GV gắn số 6 lên bảng gài. 
 + GV gắn tiếp 4 que tính và hỏi: “Lấy thêm mấy que tính nữa?”
 + Cho HS lấy 4 que tính nữa để lên bàn - GV gắn số 4 lên bảng gài
 + Hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? (10 que tính) - Cho HS kiểm tra trên 
số que tính của các em và bó lại thành 1 bó 10 que tính
 + Cho HS nêu cách làm (Lấy 6 que tính cộng với 4 que tính bằng 10 que tính) 
 + GV: 10 que tính hay là 1 chục que tính, GV gắn thẻ 1 chục que tính đồng thời gắn dấu “+”, dấu “=” và số 10 lên bảng gài.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính và ghi kết quả.
* Ví dụ 2: Dạy tiết 47: 11 trừ đi một số: 11 - 5
a) Chuẩn bị đồ dùng:
- 11 que tính rời
- 1 thẻ que tính biểu diễn 1 chục que tính
- Bảng gài, bộ số và dấu
b) Tiến hành:
- Bước 1: + GV hướng dẫn HS lấy 1 thẻ biểu diễn 1 chục que tính và 1 que tính rời 
 + GV cũng lấy và gắn lên bảng gài số que tính như HS.
 + Hỏi: Có tất cả bao nhiêu que tính? (11 que tính)
 + GV nêu bài toán: Có 11 que tính, lấy đi 5 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính? (GV gắn các số 11 và 5 lên bảng gài).
 + Cho HS nêu các cách lấy đi 5 que tính - GV chốt cách làm, HS thực hành theo: Lấy đi 1 que tính rời, thay thẻ 1 chục bằng 10 que tính rồi lấy tiếp đi 4 que tính nữa (1 + 4 = 5). 
 + Hỏi: Có 11 que tính, lấy đi 5 que tính, còn lại mấy que tính? (HS đếm số que tính còn lại rồi trả lời: Còn lại 5 que tính).
 + Hỏi: Vậy ta phải làm phép tính gì để tìm ra kết quả? (Phép trừ) - GV gắn dấu “-” vào giữa 11 và 5, gắn kết quả hoàn chỉnh của phép tính: 11 - 5 = 6 (HS đọc phép tính)
- Bước 2: Hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính và ghi kết quả
2.2. Bộ chấm tròn:
* Mục đích: Dạy phép nhân, phép chia, bảng nhân, bảng chia ở lớp 2 và lớp 3.
* Ví dụ 1: Dạy tiết 92: Phép nhân (Lớp 2)
a) Chuẩn bị: Các tấm bìa in 2 chấm tròn
b) Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS lấy 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, GV gắn lên bảng gài.
- Hỏi: Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? (2 chấm tròn)
 Có mấy tấm bìa như vậy? (Có 5 tấm bìa như vậy).
 Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta làm thế nào? (Làm phép tính cộng).
- GV hướng dẫn HS tính tổng: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 
- Hỏi: Phép cộng trên có mấy số hạng? (5 số hạng)
 Các số hạng này như thế nào? (giống nhau và đều bằng 2)
- GV giới thiệu: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2 nên ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 x 5 = 10
 Đọc là: Hai nhân năm bằng mười.
 Dấu “x” gọi là dấu nhân.
- Giúp HS hiểu được mối quan hệ giữa phép nhân và phép cộng: Chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân.
- Gọi HS nhắc lại: 2 lấy 5 lần được 10 hay 2 x 5 = 10
* Ví dụ 2: Dạy tiết 108: Bảng chia 2 (Lớp 2)
a) Chuẩn bị: Các tấm bìa in 2 chấm tròn
b) Tiến hành: GV giới thiệu phép chia 2 từ bảng nhân 2. HS nhắc lại phép nhân 2
- Yêu cầu HS lấy 4 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. GV gắn lên bảng gài.
- Hỏi: Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn, 4 tấm bìa có mấy chấm tròn? (8 chấm tròn) 
 HS nêu phép nhân: 2 x 4 = 8.	
- Hỏi: Trên các tấm bìa có 8 chấm tròn, mỗi tấm có 2 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? (Có 4 tấm bìa). HS nêu phép chia: 8 : 2 = 4
- GV nêu: Từ phép nhân 2 x 4 = 8
 Ta có phép chia 8 : 2 = 4
+ Lập bảng chia 2: 
 Làm tương tự như trên đối với vài trường hợp nữa. Sau đó cho HS tự lập bảng chia 2. Tổ chức cho HS học thuộc bảng chia 2 bằng các hình thức thích hợp.
(*) Tiến hành tương tự ở các tiết: Bảng chia 3, bảng chia 4, bảng chia 5 (ở lớp 2) và bảng chia 6, bảng chia 7, bảng chia 8, bảng chia 9 (ở lớp 3).
2.3. Bộ các tấm bìa đỏ (xanh) in 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 100 ô vuông.
* Mục đích: Dạy về các số trong phạm vi 1000 (lớp 2) và dạy bài: Các số có 4 chữ số (lớp 3).
* Ví dụ: Dạy bài: So sánh các số có ba chữ số (Lớp 2)
a) Chuẩn bị: Các tấm bìa đỏ (xanh) in 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 100 ô vuông.
b) Tiến hành:
- Yêu cầu HS lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm bìa biểu diễn 100 ô vuông; 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa biểu diễn 10 ô vuông và tấm bìa biểu diễn 4 ô vuông.
+ Yêu cầu HS viết số biểu diễn số ô vuông vừa lấy (234). Cho HS đọc số.
- Với số 235 GV tiến hành tương tự.
- Cho HS so sánh 234 ô vuông với 235 ô vuông và giải thích.
- GV chốt cách so sánh như sau:
 Hàng trăm : Chữ số hàng trăm cùng là 2
 Hàng chục : Chữ số hàng chục cùng là 3
 Hàng đơn vị: 4 < 5
 Do đó : 234 < 235	
(+) GV tiếp tục cho HS so sánh: 194  136
 199  215
theo các bước trên, sau đó cho HS nêu quy tắc chung về so sánh các số có ba chữ số.
2.4. Bộ các tấm nhựa trắng in các số 1, 10, 100, 1 000, 10 000.
* Mục đích: Dạy các số đến 10 000, 100 000 ở lớp 3.
* Ví dụ: Dạy bài: Các số có năm chữ số
a) Chuẩn bị: Các tấm nhựa trắng in các số 1, 10, 100, 1000, 10 000
b) Tiến hành:
- Yêu cầu HS lấy 4 tấm nhựa in số 10 000, 2 tấm nhựa in số 1000, 3 tấm nhựa in số 100, 1 tấm nhựa in số 10 và 6 tấm nhựa in số 1. GV lấy và gắn bảng gài. 
- Tổ chức cho HS viết số (cần chỉ rõ số vừa viết có mấy chữ số, mỗi chữ số ở từng hàng chỉ bao nhiêu)
- Tổ chức cho HS đọc số từ cách ghi trên.
IV. kết luận
 Việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng dạy học trong quá trình giảng dạy là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng dạy học có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc GV sử dụng nó như thế nào. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong việc khai thác và sử dụng đồ dạy học, GV cần nắm vững phương châm sử dụng và khai thác đồ dùng dạy học toán ở lớp 2 - 3 như sau:
- Tất cả các thao tác mà HS tự làm được, yêu cầu để HS tự tiến hành.
- Tất cả các thao tác mà HS làm sai cần được GV chỉ rõ, hướng dẫn làm lại.
- Chỉ khi HS không thể thực hiện thao tác trên đồ dùng thì GV mới làm mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để HS có thể tiến hành thao tác.
- Các yêu cầu của GV đặt ra phải rõ ràng, theo trình tự các bước một cách lôgíc.
- Tất cả các thao tác của GV phải chính xác, rõ ràng, lời nói và hành động phải kết hợp nhịp nhàng.
- GV chỉ tiến hành các thao tác mẫu trên đồ dùng để kiểm tra kết quả làm việc của HS, chuẩn hoá các thao tác để đưa ra hình ảnh trực quan đẹp nhất (Nếu HS thao tác tốt trên đồ dùng thì GV gọi HS đó lên bảng thực hiện các thao tác mẫu).
Quang Minh, ngày 10/10/2011
Người viết chuyên đề
 Đỗ Thị Hằng

File đính kèm:

  • docChuyen de1-Su dung do dung DH - Lop 2,3.doc
Bài giảng liên quan