Bộ Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Câu 1 (2,0 điểm)

a) Thế nào là thành phần khởi ngữ?

b) Tìm thành phần khởi ngữ trong các câu sau:

 - Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

 (Kim Lân, Làng)

- Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu 2 (3,0 điểm)

 Nêu các yếu tố kì ảo và phân tích ý nghĩa của những yếu tố kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bộ Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT môn Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều đặc biệt là: Anh thanh niên mới có hai mươi bảy tuổi, cái tuổi đang hừng hực sức sống và sự bay nhảy. Thế mà, anh đã sống một mình trong suốt bốn năm trên đỉnh Yên Sơn. Trong bốn năm đó, ông họa sĩ và cô gái trẻ là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà anh. Như vậy, cái gian khổ nhất đối với anh là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ có một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người. Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao. 
Câu 2: Trong hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là: 
- Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. 
- Anh thấy được công việc thầm lặng của mình có ích cho cuộc sống, cho mọi người. Anh đã thấy mình “thật hạnh phúc” khi được biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên bầu trời Hàm Rồng.
- Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ, anh không phải là "người cô độc nhất thế gian” như lời giới thiệu của bác lái xe. Vì anh có một nguồn vui khác nữa ngoài công việc: Đó là niềm vui đọc sách mà lúc nào anh thấy cũng như có người bạn để trò chuyện.
- Anh bíêt tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình ở trạm khí tượng thạt ngăn nắp, chủ động: Nuôi gà, trồng hoa, tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc
Câu 3: Chép một trong hai câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn:
- “ Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. 
- Hoặc là câu “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”. 
Phần II (6 điểm): 
Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải. 
Bài thơ được viết vào tháng 11-1980, không bao lâu trước khi tác giả qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện được cống hiến của tác giả.
Câu 2: Đoạn văn viết phải đảm bảo được những yêu cầu sau:
a. Về hình thức: Là đoạn văn tổng - phân - hợp, đúng số câu dề bài quy định (khoảng từ 10-12 câu), không sai lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, chữ viết sạch sẽ, rõ nét. 
b. Về nội dung:
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. 
- Ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.
- Thân bài: Đảm bảo được rõ hai mạch ý: 
- Ý 1: Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. 
Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng cùa dòng sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ. 
- Ý 2: Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ:  cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”. 
Kết đoạn: Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viêt vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
c. Về ngữ pháp: 
- Sử dụng đúng, thích hợp thành phần tình thái và phép nối trong đoạn. 
- Gạch chân, chú thích rõ ràng thành phần tình thái được sử dụng trong một câu và những từ ngữ dùng làm phép nối trong đoạn văn
Câu 3: Từ “lộc” trong câu thơ là từ có tính nhiều nghĩa. 
- Nghĩa chính: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến. 
Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bào vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. 
- Hình ảnh “Người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm  nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động. 
G ợi ý s ố 2
Phần I
Câu 1: Đoạn văn trên là lời của nhân vật anh thanh niên, được nói ra trong cuộc trò chuyện của anh với ông họa sỹ và cô kỹ sư?
- Những lời tâm sự đó giúp em hiểu nhân vật anh thanh niên có hoàn cảnh sống và làm việc rất gian khổ.
+ Anh sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng chỉ có cỏ cây và mây núi ở Sa Pa.
+ Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, chiến đấu. Anh phải sống và làm việc trong những điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt. Công việc của anh đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao. 
- Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống của nhân vật còn rất đặc biệt. Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng không một bóng người, một hoàn cảnh thật đặc biệt. Cái gian khổ nhất là anh phải vượt qua được sự cô đơn vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao. 
Câu 2: Trong hoàn cảnh ấy, điều đã giúp nhân vật anh thanh niên vẫn sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ là:
- Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, anh thấy được công việc thầm lặng ấy là có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
- Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người. " ...“Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất".
-Cuộc sống của anh không cô đơn, buồn tẻ vì anh còn có nguồn vui khác nữa ngoài công việc - đó là niềm vui đọc sách.
- Anh tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình trên trạm khí tượng thật ngăn nắp chủ động.
Anh thanh niên là người có lý tưởng sống, có những suy nghĩ và tình cảm cao đẹp, sống có trách nhiệm với cuộc đời, có ý chí, nghị lực, cống hiến lặng lẽ và âm thầm cho đất nước.
Câu 3: Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên: học sinh lựa chọn một trong hai câu cuối.
Phần II
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải.
- Hoàn cảnh ra đời tác phẩm ấy: tháng 11/1980. Bài thơ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.
Câu 2: Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).
a. Về hình thức: Đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái. (Gạch dưới thành phần tình thái và từ ngữ dùng làm phép nối).
b. Về nội dung: 
- Câu mở đoạn: Giới thiệu khổ thơ nằm ở phần đầu bài "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Nêu rõ ý chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.
- Thân đoạn: Đảm bảo được rõ hai mạch ý: 
+ Vẻ đẹp mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
* Không gian: cao rộng
* Màu sắc: tươi thắm, hài hòa
*Âm thanh: vang vọng, tươi vui 
Nghệ thuật: từ ngữ gợi cảm, gợi tả; đảo cấu trúc câu.
+ Cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy: say sưa, ngây ngất 
* Tiếng gọi "ơi": sôi nổi, tha thiết
* Câu hỏi tu từ " hót chi" thể hiện tâm trạng đùa vui, náo nức của tác giả trước giai điệu mùa xuân.
* Chi tiết giàu chất tạo hình: "Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng". Có hai cách hiểu. Chỉ rõ ở đây có sự chuyển đổi cảm giác: tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành "từng giọt" (có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”.
- Kết đoạn: Chốt lại ý chủ đề theo yêu cầu của đề bài.
Câu 3:
- Trong câu thơ trên từ “lộc” được hiểu theo 2 lớp nghĩa: 
+ Nghĩa chính: là chồi non, ở đây dùng với nghĩa rộng là nhành non, cây non 
+ Nghĩa ẩn dụ là sức thanh xuân tươi trẻ, sức sống, thế vươn lên, sức phát triển mới, là thành quả tốt đẹp.
- Theo em, hình ảnh “người cầm súng” lại được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” vì tác giả bắt nguồn từ hình ảnh thực: trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để ngụy trang. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình ảnh lộc non, đã theo người cầm súng ra trận địa. Những con người ấy chiến đấu để bảo vệ mùa xuân, mang mùa xuân tới mọi nơi cho đất nước.
Đinh Thu Hà

File đính kèm:

  • docDe TS Van vao 10 cuc hot 09-10 TP Ha Noi.doc
Bài giảng liên quan