Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí

I. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

a) Định nghĩa

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên những quy luật của sự lĩnh hội tri thức và cách thức hoạt động một cách sáng tạo, có những nét cơ bản của sự tìm tòi khoa học.

Bản chất của nó là tạo nên một chuỗi những “tình huống có vấn đề”, “tình huống học tập” và điều khiển học sinh giải quyết những vấn đề học tập đó.

 

doc20 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ọi người.
Giáo viên có thể sử dụng câu trả lời của các nhóm đã được đánh giá và chấp nhận để làm căn cứ cho việc lập các chương trình hành động.
Phương pháp đóng vai (role playing)
Khái niệm
Phương pháp này giúp học sinh tìm hiểu quá trình liên quan đến việc ra quyết định và tiếp cận quan điểm của người khác. 
Khi tham gia đóng 
Mục tiêu
Học sinh bước đầu làm quen với các tình huống thực tiễn và cần có nhiều cách giải quyết khác nhau.
Tạo khả năng giải quyết tình huống xảy ra trong thực tiễn tốt hơn.
Khuyến khích động cơ học tập, tạo điều kiện cho học sinh liên hệ vơi những tình huống nghề nghiệp cụ thể trong tương lai.
Đào tạo ra những chuyên gia giàu kinh nghiệm xử lí giải quyết công việc nhanh chóng kịp thời, hiệu quả. 
Ưu điểm
Góp phần tích cực thúc đẩy động cơ, hiệu quả học tập cao, rèn luyện kĩ năng tình huống tốt.
Trong phương pháp người học diễn tả thái độ của người khác ở nhưng tình huống theo kịch bản cho trước.
Vai diễn được các thành viên quan sát hoặc ghi hình lại.
Đóng vai nhằm diễn tả lại những cuộc đối thoại, tạo ra những tình huống mâu thuẫn hoặc rèn luyện thái độ giao tiếp.
Gây ấn tượng bởi dễ hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ, người học nắm bắt được cách xử lí tình huống qua vai diễn của người khác.
Chiến lược, chiến thuật giải quyết vấn đề trong vai diễn đầy kích tính, góp phần làm tăng khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn đa dạng.
Qua vai diễn, học sinh có thể tự điều chỉnh và thay đổi phương thức ứng xử tốt hơn, hiểu cách nhìn của người khác.
Luyện tập được cách dẫn chuyện và các chiến lược chiến thuật trong xử lí vấn đề phát sinh trong thực tiễn. 
Nhược điểm
Những tình huống giả định phi thực tế làm mất tính hiệu quả.
Học sinh phần lớn e ngại, ngượng ngùng khi đóng vai.
Đòi hỏi một khả năng diễn xuất, ứng xử nhất định mà phần lớn học sinh khó thể hiện.
Đòi hỏi phải có sự điều khiển khéo léo, nhằm giảm bớt sự sợ hãi thường có.
Mất thời gian, mặc dù có cố gắng đến thế nào thì phần lớn học sinh đều lung túng khi bị cử đóng vai. 
Ý kiến bình luận
Phương pháp đóng vai có thể thực hiện trong một tiết học đối với một đề tài nhỏ hoặc có thể thực hiện trong hoạt động ngoại khóa đối với đề tài lớn. Để thực hiện phương pháp này hiệu quả, giáo viên nên chú đến những vấn đề sau:
Nội dung kịch bản phù hợp với nội dung học.
Tình huống thích hợp
Nhiệm vụ của vai diễn (hiểu kịch bản, phải thể hiện đúng vai diễn, nhập vai)
Học sinh đã có những thông tin gì về chủ đề cần dóng vai? Giáo viên cần cung cấp thêm những thông tin gì? 
Tính mục đích của tình huống
Khích lệ cả những em học sinh nhút nhát tham gia.
Học sinh phải nêu lên được cách ứng xử, giải quyết tình huống mà không có sẵn lời thoại.
Phương pháp học tập tình huống (case study)
Khái niệm
Phương pháp tình huống là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng những tình huống thực tiễn có chứa đựng các vấn đề để học sinh giải quyết, qua đó giúp học sinh tìm kiến thức mới, củng cố, vận dụng kiến thức. 
Mục tiêu
Tăng thêm hiểu biết và khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực tế của học sinh.
Nâng cao kĩ năng phân tích và lập luận của học sinh.
Truyền dạy thông tin, ví dụ những thông tin về các quy định, tổ chức cơ quan
Phát triển tính sáng tạo và khuyến khích sự đổi mới cách học của học sinh.
Phát triển các kĩ năng ứng xử, tinh thần đồng đội, tính trách nhiệm, kiên nhẫn, biết lắng nghe và tự khẳng định mình.
Thay đổi thái độ của học sinh đối với một số vấn đề.
Thúc đẩy sự chú ý quan tâm của học sinh.
Tăng cường sự say mê, yêu thích của học sinh với môn học.
Ưu điểm
Phương pháp tình huống cung cấp môi trường mô phỏng thực tế giúp học sinh không phải tiếp nhận những lí thuyết trừu tượng mà đi thẳng vào giải quyết vấn đề thực tế.
Tăng khả năng suy nghĩ độc lập, tiếp cận một tình huống dưới nhiều góc độ.
Xây dựng kĩ năng xử lí thông tin gồm: việc thu nhập và phân tích thông tin, xác định những thông tin cơ bản, loại bỏ những thông tin không cần thiết.
Phát triển kĩ năng phân tích, áp dụng các công cụ phân tính thích hợp để xác định vấn đề.
Tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho vấn đề.
Phát triển kĩ năng đánh giá, kĩ năng dự đoán kết quả của các phương pháp đã lựa chọn.
Phát triển các kĩ năng giao tiếp nghe, nói, trình bày.
Nâng cao lòng tin vào khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai, đánh giá được kết quả công việc của mình, hiểu biết nhiều hơn về bản thân. 
Nhược điểm
Công tác chuẩn bị lâu, mất nhiều thời gian vì vậy nó không được áp dụng thường xuyên.
Ý kiến bình luận
Để phương pháp này đạt hiệu quả cao người giáo viên cần hướng dẫn tạo điều kiện, tạo môi trường học tập, thúc đẩy học sinh tham gia.
Người học cần phải chủ động, tích cực sáng tạo.
Cần có cơ sở vật chất và công tác chuẩn bị tốt.
Phương pháp dự án ( project work)
Khái niệm
Thuật ngữ “project”: tiếng Latinh, là sự dự kiến, thiết kế, phác thảo.
Phương pháp dự án được áp dụng vào trong giáo dục từ thập kỷ đầu của thế giới kỷ XX và được xác định như một hoạt động thực hành quan trọng. Hình thức dự án cũng khá đa dạng, dự án có thể được thực hành ngoài kế hoạch lên lớp, thực hiện các bài tập theo nhóm ngoài giờ học
Mục tiêu
Định hướng hành động: người học thực hiện các nhiệm vụ học tập có tính chất thực hành.
Định hướng người học: Người học được tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học kể cả giai đoạn xác định chủ đề; vai trò giáo viên là định hướng cho họ.
Định hướng kết quả
Mở rộng sự quan tâm, hứng thú và kinh nghiệm của người học. 
Ưu điểm
Thông qua việc thực hiện dự án, phát triển ở học sinh: 
Các kĩ năng điều tra bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để rút ra kết luận.
Từ thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học lí thuyết.
Năng lực tham gia hoạt động cá nhân tập thể.
Thói quen suy nghĩ độc lập và tính kiên nhẫn trong quá trình thực hiện dự án.
Có trách nhiệm trong việc tạo ra quyết định và phải chứng minh là đúng về quyết định của mình. 
Ý kiến bình luận
Trong nhà trường học sinh có thể thiết kế và thực hiện dự án với sự giúp đỡ của giáo viên. Tuy nhiên vai trò của giáo viên ở đây là người góp ý hơn là vai trò độc đoán ở bất cứ giai đoạn nào của dự án.
Phương pháp dạy học vĩ mô
Khái niệm
Phương pháp dạy học vĩ mô là một phương pháp đào tạo lấy hoạt động của người học làm trung tâm, rất có hiệu quả trong việc đào tạo ban đầu cho sinh viên sư phạm nắm chắc từng kĩ năng riêng biệt, hình thành các năng lực bộ phận của nghề dạy học.
Mục tiêu
Mục tiêu của phương pháp là thông qua việc rèn luyện, sinh viên nắm chắc từng kĩ năng riêng biệt, hình thành và phát triển các năng lực nghề nghiệp, khi ra trường họ có thể đáp ưng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ưu điểm
Tạo cho sinh viên các năng lực sư phạm riêng biệt, xác định.
Sinh viên tiến bộ dần trong việc học tập, trong khi đồng thời tìm cách làm chủ một năng lực sư phạm.
Sinh viên có một ý tưởng rõ ràng về các mục tiêu cần học tập cần đạt được.
Sinh viên có các tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng về thành tích của mình.
Cho phép người đào tạo trình bày một cách rõ ràng và thực tế năng lực cần rèn luyện: đó là nguyên tắc xây dựng hình mẫu.
Cho phép đánh giá một cách rõ ràng năng lực sư phạm của sinh viên đồng thời củng cố các thành công của sinh viên và góp ý cụ thể về những thay đổi cần phải tiếp tục rèn luyện.
Nhược điểm
Tốn nhiều thời gian và công sức chuẩn bị
Đòi hỏi phải có cơ sở vật chất hiện đại.
Ý kiến bình luận
Phương pháp dạy học vĩ mô được xây dựng trên một khái niệm cơ bản: năng lực sư phạm. Dạy học là một phức tạp, do đó cần nắm được các thành phần của nó, từ đó có được kiến thức và các năng lực sư phạm.
Phương pháp đánh giá trong dạy học Địa lí ( evaluation)
Khái niệm
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết qảu của công việc, dựa vào những thông tin thu nhận được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng công việc.
Trong giáo dục việc đánh giá được tiến hành ở các cấp độ khác nhau, với những mục đích khác nhau, như: đánh giá giáo viên, đánh giá học sinh. Đánh giá học sinh là nhiệm vụ trực tiếp của giáo viên.
Mục tiêu
Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, phát hiện nguyên nhân sai sót, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập.
Công khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh và của tập thể lớp, tạo cơ hội cho học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá, giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên học sinh trong việc học tập của mình.
Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu trên cơ sở đó tự điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy học, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
Ưu điểm
 Việc đánh giá thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin liên hệ ngược đối với học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục.
Đối với học sinh:
+ Việc kiểm tra, đánh giá cung cấp cho học sinh những thông tin liên hệ ngược trong, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học của mình.
+ Về mặt giáo dục, việc đánh giá có tác dụng uốn nắn, tạo tính tích cực của học sinh.
+ Về mặt giáo dưỡng, giúp cho mỗi học sinh tự thấy mình tiếp thu được những điều vừa học đến mức độ nào, có những khuyết điểm nào cần bổ sung.
+ Về mặt phát triển năng lực nhận thức, thông qua việc kiển tra đánh giá, học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy sáng tạo, biết vận dụng tri thức để giải quyết các tình huống.
Đối với giáo viên:
+ Cung cấp cho giáo viên những thông tin liên hệ ngoài, giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy.
+ Cung cấp cho giáo viên thông tin về trình độ học sinh.
+ Giúp giáo viên cải tiến phương pháp dạy học của mình.
Đối với cán bộ quản lí giáo dục:
 Cung cấp cho cán bộ quản lí những thông tin cơ bản về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có quyết định chỉ đạo kịp thời uốn nắn, khuyến khích, động viên giáo viên và học sinh thực hiện tốt mục tiêu.

File đính kèm:

  • docCác phuong pháp d_y h_c tích c_c trong d_y h_c d_a lí.doc
Bài giảng liên quan