Các tổng bí thư của Việt Nam

Ông sinh ngày 1/5/1904 tại thành An Thổ, nay thuộc xã An Dân, huyện Tuy An, nơi cha ông là Trần Văn Phổ làm giáo thụ. Nguyên quán ở làng Tùng Sinh, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1922, ông đỗ đầu kỳ thi Thành Chung (học vị cao nhất theo hệ Pháp đào tạo tại Việt Nam lúc bấy giờ).

Năm 1925, ông tham gia Hội Phục Việt tại Vinh, sau đó Hội đổi thành Tân Việt Cách mạng Đảng.

Năm 1926, ông sang Quảng Châu, Trung Quốc bàn việc hợp nhất với Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Năm 1927, ông sang Liên Xô, học ở trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Moskva với bí danh là Li-cơ-vây.

1928, dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản.

 

ppt61 trang | Chia sẻ: hungdung16 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các tổng bí thư của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 12/1997)Năm 1961 đến 1969: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. Năm 1969: Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Văn phòng kinh tế Phủ Thủ tướng Năm 1971: Phó Thủ tướng Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản Năm 1973: Bộ trưởng Bộ Xây dựng, đại biểu Quốc hội khoá V, VI. Năm 1976: Được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 1976-1981Năm 1977: Là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam Năm 1981: Đại biểu Quốc hội khoá VII, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ĐỖ MƯỜI (6/1991 – 12/1997)Năm 1982: Được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Năm 1986: Được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư, là đại biểu Quốc hội khoá VIII. Năm 1988: Được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngNăm 1991: Được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1997 - 2001, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.Ông sinh ngày 27/12/1931 ở làng Thượng Phúc, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Năm 1945, ông tham gia phong trào Việt Minh tại địa phương và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 19/6/1949.Ngày 1/5/1950, ông được tổ chức Việt Minh điều động gia nhập quân đội. Ông bắt đầu trưởng thành từ một một người lính thăng dần đến chức vụ Chính trị viên Đại đội thuộc Trung đoàn 66 Đại đoàn 304.LÊ KHẢ PHIÊU (12/1997 – 4/2001)Từ tháng 9/1954 đến năm 1958, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó chính trị viên, Chính trị viên tiểu đoàn rồi Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 66.Từ tháng 6/1961 đến năm 1966, ông lần lượt giữ chức vụ Phó trưởng ban, Trưởng ban Cán bộ tổ chức Sư đoàn 304, sau đó là Phó chính ủy, rồi Chính ủy kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, Sư đoàn 304.Năm 1967, ông được điều động cùng Trung đoàn 9 vào chiến trường Trị Thiên, làm Chính ủy Trung đoàn. Năm 1968, ông làm Trưởng phòng Tổ chức Quân khu Trị Thiên. Đến năm 1970, là Phó chủ nhiệm Chính trị Quân khu Trị Thiên.Tháng 5/1974, khi Quân đoàn 2 được thành lập, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Cục chính trị Quân đoàn, hàm Thượng tá.Năm 1978, ông là Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị, rồi Phó tư lệnh về chính trị Quân khu 9, hàm Đại tá. Đồng thời ông cũng kiêm nhiệm một chức vụ dân sự là Phó Bí thư Khu ủy Khu IX.LÊ KHẢ PHIÊU (12/1997 – 4/2001)Tháng 4/1984, ông được thăng hàm Thiếu tướng, giữ chức vụ Chủ nhiệm chính trị, rồi Phó tư lệnh về chính trị kiêm Chủ nhiệm chính trị, Phó Bí thư Ban Cán sự Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia (mật danh Mặt trận 719).Tháng 8/1988, sau khi Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, ông được thăng hàm Trung tướng và được điều về làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Tháng 9 năm 1991, là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.Năm 1992, ông được phong quân hàm Thượng tướng.Tháng 6/1991 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Về phía quân đội, ông giữ chức Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương.Tháng 6/1992 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 13 của Đảng, ông được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng.LÊ KHẢ PHIÊU (12/1997 – 4/2001)Tháng 1/1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ, ông được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, bầu vào Bộ Chính trị. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc khoá VIII Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 6/1996), ông được bầu làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị.Ngày 26/12 /1997 tại Hội nghị Trung ương lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ông được bầu giữ chức vụ Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Ông cũng là đại biểu Quốc hội khoá IX, X.Trong nhiệm kỳ 4 năm của mình (1997-2001), Lê Khả Phiêu đã thể hiện sự kiên quyết trong công tác chống tham nhũng làm trong sạch vững mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam.LÊ KHẢ PHIÊU (12/1997 – 4/2001)Cuối tháng 1 năm 2009, vào dịp Tết Kỷ Sửu, một loạt hình ảnh nhà riêng của ông Lê Khả Phiêu được phát tán trên Internet. Theo một số nguồn tin Hoa Kỳ thì những hình ảnh này đã gây xôn xao dư luận và chấn động trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam.Ông sinh ngày 11/9/1940 ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tày. tham gia hoạt động cách mạng năm 1958, rồi vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5/7/1963.Từ năm 1958 đến năm 1961, ông học trường Trung cấp Nông lâm Trung ương Hà Nội. Hai năm sau đó, ông là công nhân lâm nghiệp, kỹ thuật viên điều tra rừng Ty Lâm nghiệp Bắc Kạn, sau đó là đội phó đội khai thác gỗ Bạch Thông.NÔNG ĐỨC MẠNH (22/4/2001 – 19/1/2011)Ông du học tại Học viện Lâm nghiệp Leningrad (tại Sankt-Peterburg) trong giai đoạn 1966 đến 1971. Năm 1972, ông về nước và làm phó ban thanh tra Ty lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái (nay tách thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên) trong một năm tiếp theo. Từ năm 1973 đến năm 1974, ông làm giám đốc Lâm trường Phú Lương (Bắc Thái).Ông bắt đầu con đường chính trị với hai năm học, từ 1974 đến 1976, ở Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Từ năm 1976 đến năm 1980, ông là tỉnh ủy viên, phó trưởng Ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái, kiêm chủ nhiệm công ty xây dựng lâm nghiệp rồi trưởng Ty Lâm nghiệp tỉnh Bắc Thái. Ba năm tiếp theo, ông làm tỉnh ủy viên, phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái.Năm 1984, ông đảm nhiệm chức vụ phó bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Thái, cho đến tháng 10/1986. Từ tháng 11/1986 đến tháng 2/1989, ông là bí thư Tỉnh ủy Bắc Thái.NÔNG ĐỨC MẠNH (22/4/2001 – 19/1/2011)Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 3/1989, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI), Nông Đức Mạnh được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 8 cùng năm, ông được phân công làm trưởng Ban Dân tộc Trung ương. Đến tháng 11 năm này, ông được bầu bổ sung đại biểu Quốc hội khóa VIII và được bầu làm phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội.Tháng 6/1991, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nông Đức Mạnh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.Tháng 9/1992, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa IX.NÔNG ĐỨC MẠNH (22/4/2001 – 19/1/2011)Tháng 6/1996, ông làm ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII. Tháng 9/1997, ông tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Quốc hội khóa X. Tháng 1/1998, ông được phân công làm Thường vụ Bộ Chính trị.Tháng 4/2001, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.Tháng 4/2006, ông được bầu lại làm Tổng bí thư, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.Ông sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại huyện Gia Lâm nay là quận Long Biên Hà Nội.Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.NGUYỄN PHÚ TRỌNG (19/1/2011 - nay)Năm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân).Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô.Tháng 8/1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10/1983), Trưởng ban (tháng 9/1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3/1989), Phó tổng biên tập (tháng 5/1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8/1991).NGUYỄN PHÚ TRỌNG (19/1/2011 - nay)Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.Tháng 8/1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Đại học, phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.Tháng 2/1998, ông phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường KHXH và Nhân Văn.Từ tháng 8/1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.NGUYỄN PHÚ TRỌNG (19/1/2011 - nay)Tháng 1/2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11/2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.Ngày 26 tháng 6/2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm. Hai ngày sau, Bộ Chính trị đã chỉ định ông Phạm Quang Nghị, người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội kế nhiệm.NGUYỄN PHÚ TRỌNG (19/1/2011 - nay)Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa XII, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 1 năm 2011.BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM CHÚNG TÔI ĐẾN ĐÂY LÀ HẾTCÁM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý LẮNG NGHE VÀ THEO DÕI

File đính kèm:

  • pptTong bi thu cua Viet Nam qua cac thoi ki.ppt