Câu hỏi ôn tập thi bồi dưỡng thường xuyên
Câu 1:Đồng chí hãy nêu mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học ?
Trả lời:
Mục tiêu của hoạt động GD NGLL ở tiểu học là:
- Tạo cho HS được tham gia vào cuộc sống thực tiễn.
- Tạo cơ hội HS được thực hành, trải nghiệm.
- Phát triển năng khiếu của HS trong một số lĩnh vực.
- Rèn luyện kỹ năng: Tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS.
- Về kỹ năng: Có các kỹ năng theo mục tiêu giáo dục của cấp học, có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.
- Về thái độ: Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội; có hứng thú và nhu cầu tham gia các hoạt động chung; có tình cảm đạo đức trong sáng; tích cực, chủ động và linh hoạt trong các hoạt động tập thể.
được một số sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Bước đầu biết một số đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, dân cư, kinh tế của địa phương, Việt Nam, khu vực đông nam á, các châu lục và một số quốc gia trên thế giới. Biết tìm tòi một số thông tin đơn giản về lịch sử và địa lí trong bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bài viết trong sách giáo khoa. 5. Biết hát đúng và thuộc khoảng 40 bài hát quy định. Biết gọi tên các nốt nhạc và thực hành đọc một số bài nhạc ngắn, đơn giản không dài quá 16 nhịp. Biết nghe nhạc, nghe hát và hiểu một số nội dung bài hát. Biết vẽ và nặn được một số hình quả, đồ vật, con vật và người. Bước đầu biết quan sát, nhận xét vẻ đẹp và cảm thụ vẻ đẹp của một số tranh, tượng. Bước đầu biết được mối quan hệ mật thiết và tác dụng của nghệ thuật với đời sống. 6.Thực hiện một số kĩ năng đội hình đội ngũ, một số bài thể dục phát triển chung, một số tư thế kĩ năng vận động cơ bản, trò chơi vận động và bài tập đá cầu, ném bóng. 7.Yêu quê hương đất nước. Yêu quý người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp. Lễ phép với người trên; nhường nhịn em nhỏ; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; thông cảm với những người có hoàn cảnh khó khăn. Chăm chỉ, cẩn thận, trung thực vượt khó trong học tập. Yêu lao động và quý trọng sản phẩm lao động. Tích cực tham gia công việc của gia đình và nhà trường phù hợp với khả năng. Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. Biết hợp tác với bạn bè trong công việc chung. Tôn trọng các quy định chung của cộng đồng Biết quý trọng cái đẹp. Yêu thiên nhiên và có thức bào vệ môi trường xung quanh. Câu 16: Theo Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007, các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm có mấy lĩnh vực? Đó là những lĩnh vực nào? Nêu cụ thể nội dung các tiêu chí về việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh ? Trả lời: * Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm có 3 lĩnh vực: - Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống - Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức - Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm * Nội dung các tiêu chí về việc tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh bao gồm các tiêu chí sau: - Lựa chọn và sử dụng hợp lý các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học; - Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh; chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ; - Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dùng dạy học có giá trị thực tiễn cao; - Lời nói rõ ràng, rành mạch, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh giữ vở sạch và viết chữ đẹp. Câu 17: Người giáo viên cần có những kiến thức gì theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học tại Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 ? Trả lời: Theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học tại Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 qui định người giáo viên tiểu học cần có những kiến thức sau: 1. Kiến thức cơ bản. Bao gồm các tiêu chí sau: a) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; b) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy; c) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; d) Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ. 2. Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học. Bao gồm các tiêu chí sau: a) Hiểu biết về đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh tiểu học, kể cả học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; vận dụng được các hiểu biết đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh; b) Nắm được kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, sử dụng các kiến thức đó để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù hợp với học sinh tiểu học; c) Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mỹ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên lớp; d) Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh cá biệt có kết quả. 3. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau: a) Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lý luận của việc kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học; b) Tham gia học tập, nghiên cứu các quy định về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới; c) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng quy định; d) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh. 4. Kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, tiếng dân tộc. Bao gồm các tiêu chí sau: a) Thực hiện bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đúng với quy định; b) Cập nhật được kiến thức về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, giáo dục môi trường, quyền và bổn phận của trẻ em, y tế học đường, an toàn giao thông, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; c) Biết và sử dụng được một số phương tiện nghe nhìn thông dụng để hỗ trợ giảng dạy như: tivi, cát sét, đèn chiếu, video; d) Có hiểu biết về tin học, hoặc ngoại ngữ, hoặc tiếng dân tộc nơi giáo viên công tác, hoặc có báo cáo chuyên đề nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ. 5. Kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi giáo viên công tác. Bao gồm các tiêu chí sau: a) Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và các Nghị quyết của địa phương; b) Nghiên cứu tìm hiểu tình hình và nhu cầu phát triển giáo dục tiểu học của địa phương; c) Xác định được những ảnh hưởng của gia đình và cộng đồng tới việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh để có biện pháp thiết thực, hiệu quả trong giảng dạy và giáo dục học sinh; d) Có hiểu biết về phong tục, tập quán, các hoạt động thể thao, văn hoá, lễ hội truyền thống của địa phương. Câu 18: Qui trình đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghiệp giáo viên Tiểu học tại Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 được thực hiện như thế nào ? Trả lời: Quy trình đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học:a, Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại.b, Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên. Đối với những tiêu chí có điểm 4 hoặc đạt điểm 9 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong tổ khối tán thành. Đối với những tiêu chí có điểm từ 3 trở xuống hoặc đạt điểm 10 phải được ít nhất 50% số giáo viên trong trường tán thành;c) Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại:- Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của giáo viên và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;- Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;- Trường hợp cần thiết có thể trao đổi với giáo viên trước khi quyết định đánh giá, xếp loại để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của giáo viên;- Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của giáo viên;- Công khai kết quả đánh giá giáo viên trước tập thể nhà trường. Câu 19: Theo Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 việc đánh giá xếp loại giáo viên Tiểu học gồm có những loại nào ? nêu tiêu chuẩn của từng loại ? Trả lời: Theo Quyết định số 14/2007 QĐ – BGDDT ban hành ngày ngày 04 tháng 05 năm 2007 việc đánh giá xếp loại giáo viên Tiểu học gồm có 4 loại: - Loại Xuất sắc - Loại Khá - Loại Trung bình - Loại Kém * Tiêu chuẩn của từng loại như sau: 1. Loại Xuất sắc: là những giáo viên đạt loại tốt ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; 2. Loại Khá: là những giáo viên đạt từ loại khá trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; 3. Loại Trung bình: là những giáo viên đạt từ loại trung bình trở lên ở lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm; 4. Loại Kém: là những giáo viên có một trong ba lĩnh vực xếp loại kém hoặc vi phạm một trong các trường hợp: a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người khác; b) Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh; c) Xuyên tạc nội dung giáo dục; d) Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền; e) Nghiện ma tuý hoặc tham gia đánh bạc và các tệ nạn xã hội khác; g) Vắng mặt không có lý do chính đáng trên 60% tổng số thời lượng học tập bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trên 60% các cuộc sinh hoạt chuyên môn định kỳ; h) Cả 3 tiết dự giờ do nhà trường tổ chức bao gồm: 1 tiết Tiếng Việt, 1 tiết Toán, 1 tiết chọn trong các môn học còn lại không đạt yêu cầu.
File đính kèm:
- Bo de on thi thi BDTX tieu hoc2.doc