Câu hỏi và đáp án hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi

CÂU HỎI:

 1: Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định trong điều lệ trường TH, giáo viên chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ nào?

 2: Nêu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp?

TRẢ LỜI:

 1. Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định trong điều lệ, GVCN lớp còn có những nhiệm vụ sau:

1.1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.

1.2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.

 

doc3 trang | Chia sẻ: ngochuyen96 | Lượt xem: 2282 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và đáp án hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
PHÒNG GD&ĐT HỮU LŨNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG: TIỂU HỌC ĐỒNG TIẾN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN
HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM GIỎI
Năm học 2011- 2012
CÂU HỎI:
	1: Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định trong điều lệ trường TH, giáo viên chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ nào?
	2: Nêu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp?
TRẢ LỜI:
	1. Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định trong điều lệ, GVCN lớp còn có những nhiệm vụ sau:
1.1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
1.2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
1.3. Nhận xét đánh giá học sinh cuối học kì và cuối năm học, đề nghị khen thưởng kỉ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh.
1.4. Tham gia hướng dẫn các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức.
1.5. Báo cáo thường kỳ, hoặc đề xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng. GVCN phải quản lí các loại hồ sơ, sổ sách của lớp, thực hiện tốt sổ chủ nhiệm theo quy định.
2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp:
* Vai trò, chức năng của giáo viên chủ nhiệm.
- Quản lý toàn diện lớp học, quản lý học sinh cụ thể:
+ Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh của lớp mình chủ nhiệm.
+ Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh ( về sức khỏe, sinh lý, trình dộ nhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn bè).
+ Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt (Học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác)
+ GVCN là cầu nối giữa BGH, giữa các tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm.
+ GVCN có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất cả các yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớp chủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng sự gương mẫu của GVCN.
+ GVCN lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng với các tổ chức trong nhà trường với các giáo viên bộ môn 
+ GVCN là cố vấn tổ chức hoạt động tự quản của tập thể học sinh là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm hành vi hoạt động của học sinh.
* Nhiệm vụ công tác của GVCN 
 - Người GVCN trước hết phải thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, mẫu mực về đạo đức, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật và những quy định của của nhà nước, nắm vững đường lối quan điểm lí luận giáo dục, biết vận dụng vào thực tiễn giáo dục thế hệ trẻ.
	- GVCN có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt, kịp thời chỉ đạo, giải quyết kiểm tra, đánh giá công bằng, khách quan quá trình rèn luyện của từng học sinh trong lớp.
	- Thường xuyên liên hệ với gia đình, cộng đồng, các tổ chức trong và ngoài nhà trường cùng phối hợp giáo dục, động viên từng học sinh nâng cao chất lượng học tập rèn luyện phát triển trí tuệ, năng lực.
	- Nghiên cứu nắn vững đường lối quan điểm, lí luận giáo dục để vận dụng vào công tác chủ nhiệm lớp. Đặc biệt là nắm vững phương pháp, nghệ thuật sư phạm, các yếu tố hình thành nhân cách, vai trò của giáo dục hoạt động, mối quan hệ giữa thầy giáo và học sinh, các phương pháp tác động song song, tác động tay đôi, đó là những lí luận GVCN cần phải hiểu.
	- Người GVCN cần nắm vững mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu lớp học, kế hoạch, nhiệm vụ, giáo dục, dạy học của năm học. Đối với GVCN phải nghiên cứu hiểu những yêu cầu giáo dục của nhà trường, biết vận dụng cụ thể hóa vào tình hình của lớp chủ nhiệm, việc hiểu ý nghĩa toàn bộ kế hoạch của nhà trường trong từng năm học có ý nghĩa rất lớn đối với người GVCN có như vậy GVCN mới chủ động định hướng cho học sinh lớp chủ nhiệm thực hiện chủ động sáng tạo nhiệm vụ của lớp và phong trào chung của nhà trường.
	- Có kế hoạch nghiên cứu đặc điểm gia đình và đặc điểm của từng học sinh của lớp chủ nhiệm, biết phân loại học sinh theo các đặc điểm để có giải pháp tác động phù hợp. Nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh và đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác của người giáo viên chủ nhiệm lớp, nghiên cứu để hiểu gia đình là tìm hiểu về trình độ, tâm lí của cha mẹ học sinh, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con của họ trong gia đình.
	- Lập kế hoạch chủ nhiệm từng tháng trong năm học của lớp chủ nhiệm.
	- GVCN phải dạy tốt môn học được phân công dạy ở lớp chủ nhiệm và các lớp khác.
* Kết luận: 
	 GVCN phải củng cố bằng cả cuộc sống của bản thân. Trong đó có trình độ chuyên môn, tri thức, phương pháp giảng dạy, sự mẫu mực, tâm huyết trong khi giảng dạy. muốn dạy tốt, không chỉ có tri thức, phương pháp mà phải truyền đạt bằng cả nhiệt huyết của người GVCN với khẩu hiệu “ Tất cả vì học sinh thân yêu” vì các em hôm nay, vì tương lai của dân tộc, đất nước. Để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm – GVCN phải đặt kế hoạch tự hoàn thiện bản thân về mọi mặt:
	+ Nâng cao không ngừng trình độ học vấn, văn hóa chung.
	+ Trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy.
	+ Rèn luyên đạo đức tác phong.
	+ Trau rồi kinh nghiệm, lí luận sư phạm.
	+Mẫu mực trong giao tiếp xã hội, đồng nghiệp, thầy trò.
	+ Xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.
Đồng tiến ngày 15 tháng 2 năm 2012
HIỆU TRƯỞNG
Nông Hồng Quyền

File đính kèm:

  • docĐÁP ÁN BÀI VIẾT.THI GVCN GIỎI.doc
  • docBAN THUYET TRINH THANH TICH GVCN GIOI.doc
  • docbáo cao gvcng.doc
  • xlsMẫu GVCN G.xls
  • docTINH HUONG SU PHAM.doc
Bài giảng liên quan