Chân dung nhà giáo trong thơ Việt Nam hiện đại

Có lẽ không một ngành nào có liên quan đến toàn xã hội như ngành giáo dục, bởi từ lúc trẻ cho đến lúc già, người ít, người nhiều ai cũng phải qua các trường học. Nếu như aị đó có số phận "hẩm hiu" không được tới trường thì thế nào cũng có con em họ được cắp sách tới lớp. Cho nên thời nào cũng thế, người thầy giáo có một vị trí xã hội quan trọng và một vị trí tình cảm đẹp đẽ trong lòng người. "Tôn sư trọng đạo", đó là đạo lý, là truyền thống của dân tộc ta.

Chân dung nhà giáo Việt Nam qua các thời đại có những sắc nét riêng. Thời phong kiến là hình ảnh ông Đồ Nho nâng niu sách thánh hiền, truyền dạy đạo đời nhân nghĩa cho mỗi môn sinh. Thời thuộc Pháp là ông giáo Tây học, dù dạy chữ Tây vẫn đau đáu nỗi lo giữ quốc hồn, quốc túy cho dân tộc. Sau Cách mạng Tháng Tám là ông giáo làng, tận tâm cho việc mở mang dân trí, rồi thầy giáo là chiến sĩ, nghệ sĩ, nhà khoa học. góp phần làm rạng danh đất nước.

 

doc8 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chân dung nhà giáo trong thơ Việt Nam hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 người thầy rất nặng nề:
Trống đánh bảy giờ vào lớp lúc đang mưa
 Tôi lên lớp áo em nào cũng ướt
 Mái tóc lấm dở từng trang vở học
 Tôi biết tôi không thể nói những lời thừa. 
 Đâu phải lúc nào cũng tựa cửa đợi học trò, mà có khi phải dắt trò đến lớp. Tác giả Thanh Thản trong bài "Mái trường đồng chiêm" đã cho chúng ta hiểu thêm về những tình huống khác, rất phổ biến ở vùng đồng chiêm: 
 Ngập nước bao quãng đường đi
 Thầy trò dắt nhau tới lớp
 Có em trượt chân ngã ướt
 Suốt giờ mắt kính rưng rưng 
Ngày thi thấp thỏm lo âu, đêm bồn chồn nghe từng giọt mưa, tiếng gió, tác giả Trương Hữu Thiêm đã nói được một tâm trạng rất chung cho nhà giáo, khi đất nước còn khó khăn, lớp học còn chống chênh lạnh gió:
 Khuya nằm nghe gió bấc rít ngoài hiên
 Thấp thỏm lo ngày mai lớp nhiều chỗ trống 
 Ai đó đã nói: "Tình thương có hai bàn tay, một bàn tay vỗ nỗi đau, một bàn tay xóa nguồn gốc nỗi đau đó". Tình thương của thầy cô giáo là như thế, thương là vỗ về che chở cho học sinh, thương còn là nhen nhóm lửa lòng, lửa đời, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Hãy lắng nghe cô giáo Trần Thị Mỹ Hạnh nói về điều này trong bài thơ "Mặt trời": 
 Lớp học nhà hầm bàn ghế thiếu,
 Ngỡ ngàng chuột nhấm gót em thơ... 
 Vẫn nhen cuộc sống từ lòng đất
 Vẫn tiếng gà vui gáy sáng trời 
Và đặc biệt tình thương là nghiêm khắc, là ngăn trò trượt dốc. Ai đó đã có một lần coi thi mới hiểu được lòng nhà giáo phải phân tâm: dễ dãi hay nghiêm khắc? Cô giáo Vũ Kim Loan trong bài  "Viết sau giờ coi thi" day dứt trước một học sinh không làm được bài phải quay cóp: 
 Đừng nhìn thế em ơi
 Tôi thành người khác mất
 Nếu chỉ toàn lắp ghép
 Đời em rồi ra sao? 
"Cứ thế đến trường cứ thế chuốt hồn trong"
Trên cánh đồng giáo dục, nhà giáo đâu chỉ lao trí lao tâm mà có cả sự lao lực, có khác chăng nhà nông lấm láp vì bùn đất, người thợ lấm lem dầu mỡ, thì nhà giáo lấm láp vì bụi phấn. Nhà thơ Đoàn Vị Thượng đã khái quát một hình ảnh rất thực, rất đặc trưng về sự lao lực của nghề dạy học: 
 Mải miết đôi tay đầy bụi phấn trắng phau
 Như nhà nông bốn mùa lấm láp... 
Nghề dạy học là vinh quang những cũng rất nhọc nhằn. Luôn có sự đánh giá từ nhiều phía, từ phía học sinh, từ phía xã hội, từ phía... chính mình. Nhà thơ Đoàn Vị Thượng có một liên tưởng khá hay về cái tâm của người thầy giáo, không phải ai cũng có thể giữ được nếu không biết giữ mình : 
 Chúng tôi giữ gìn trái tim chân thật từng giờ
 Các em hồn nhiên mà ánh mắt soi rọi thế
 Cái bục giảng không cao nhưng đã có đôi người vấp té
 Viên phấn của lòng mình không giữ nổi trên tay 
Và vì thế phải luôn trăn trở với từng lời giảng, từng bài giảng. Thầy giáo Giang Biên đã tự vấn mình qua bài thơ "Sau giờ giảng", bằng một thái độ đầy trách nhiệm: 
 Bài thơ ngủ yên và trang giấy trắng
 Thao thức khôn nguôi trước giờ giảng hững hờ 
Đâu chỉ khi giảng bài mà lúc chấm bài là lúc nhà giáo thấy mình rõ nhất: 
 Chẳng thể nào trọn vẹn niềm vui
 	 Nếu một bài giảng phải cho điểm thấp
 Ở đó tấm lòng tôi thiếu hụt
 Chấm điểm cho em tôi nhận điểm chính mình
 ("Tôi nhận điểm mình"  - Nguyễn Thái Vận)
Nhiều người ví người thầy giáo cũng như ông lái đò ngang đưa khách đi đến muôn nơi còn mình lại ở nguyên bến cũ. Sự so sánh ấy chỉ đúng vể mǎt hình thức vì ông lái đò trên sông không cần biết khách là ai còn người thầy giáo lại lấy sự trưởng thành của học trò làm mục đích sống của mình, hóa thân vào từng em, chǎm chút cho từng em, xứng đáng nhận những tình cảm và lòng biết ơn của mọi người. Cũng với hình tượng con đò cô giáo Lam Kiều lại có một sự liên tưởng rất thú vị:
	Họ đã nói nhiều: những chuyến đò ngang
Tôi xin hát về những con đò dọc
Giữa sâu thẳm dòng đời trong đục
Thuyền ta vui 
Vui lướt
 	thuyền ta ơi!
Những con thuyền
Tải nặng
 	đạo làm người
Và:
Giữa dòng đời chật chội bon chen.
Ta vững tay chèo
Thuyền như mũi tên
Bay giữa vừng hồng
Đội biển nhô lên.
 (Khúc hát về những con đò dọc)
Còn thầy giáo Nguyễn Quang Cương trong bài "Bạn tôi ở Kon Tum" đã ví thầy giáo như con tằm ăn lá nhả tơ,  dẫu gian khó vẫn giữ mình thánh thiện: 
 Con tằm ăn lá nhả tơ, rì rào những hợp âm ấm nhà,
 Anh cũng là tằm mà nụ cười chưa nồng, cho vợ con đỡ lạnh
 Chiếc xe đạp bụi đường, niềm vui còn lẩn tránh,
 Cứ thế đến trường, cứ thế chuốt hồn trong. 
Để giữ vững được vị trí "đứng lớp" của mình, người giáo viên có lúc cũng phải cố gắng vượt qua những khó khǎn trong đời sống, đối mặt với "cơm áo" mà vẫn phải bằng mọi giá giữ gìn nhân cách. Phan Hữu Hưởng nói với người bạn đời thân thiết của mình những điều gan ruột:
 Cơm áo bây giờ là thứ gắt gay
 Đâu phải riêng ta mà là đất nước
 Người thầygiáo dù ở cǎn nhà thấp
 Vẫn luôn cần có một tâm cao
 (Nói với em)
Công Phương Điệp, tỏ ra rất thông cảm với nhà giáo:	
 	Tiền lương như sợi dây diều
 Mỏng manh mà giữ mọi chiều đều cân
 Theo kỳ mỗi tháng một lần
 Biết là như vậy vẫn tần ngần mong
Anh nói đến cả việc sử dụng, việc đối nhân xử thế qua đồng lương khiêm tốn ấy:
Nhớ câu "giấy rách giữ lề"
Có trên có dưới mọi bề trước sau
Tiền lương tuy chẳng nhiều đâu
Vẫn khuyên con nối nhip cầu mà đi
 (Tiền lương thầy giáo )
Cuộc sống của nhà giáo cũng theo bước thăng trầm của lịch sử dân tộc. Nhưng đáng quý biết bao khi dù ở cơn xoáy lốc nào cũng luôn nhất mực giữ mình, tác giả Lê Thành Nghị đã viết về cha mình cũng là viết về các nhà giáo đáng kính của chúng ta: 
 Vượt lên tất cả để giữ mình trong sạch
 Biết mấy cam go biết mấy can trường 
 "Thầy vằng vặc tấm gương soi mãi" 
Thầy là gương soi vì suốt một đời dạy học cốt để yên dân hưng quốc. Đây là thầy Chu Văn An muôn vàn đáng kính của chúng ta, qua lời thơ rất trân trọng của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi: 
 Một đời thầy lo nấu sử soi kinh 
 Chỉ mong giữ cho dân điều nhân đức
 Thầy được triệu vào kinh dạy học
 Người trong lầu son hồn ở ngoài đời 
	Là nhà giáo chúng ta có quyền tự hào về một điều, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã từng là thầy giáo trực tiếp đứng trên bục giảng Trên bục giảng thầy Nguyễn Tất Thành hết lòng truyền đạt tri thức và tư tưởng tiến bộ, gieo vào tâm trí các thế hê tương lai một niềm trăn trở về vận mệnh đất nước. Và chính những tư tưởng, đạo đức và cuộc đời của Người mãi mãi là những bài học vô giá mà chúng ta đang cần phải học tập, làm theo: 
	 Bác để tình thương cho chúng con
 Một đời thanh bạch chẳng vàng son
 Mong manh áo vải hồn muôn trượng
	 Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. 
	Đâu chỉ riêng thầy Chu, thầy Thành mà nối tiếp các thế hệ nhà giáo đều "nhẫn nại biến lá dâu thành lụa. Thầy gíáo Phan Hữu Hương, trong bài thơ "Nói với em" nhưng là để nói chính lòng mình: 
 Hai mươi năm, còn xanh tóc mái đầu
 Thanh quản chưa rè sau mười nghìn tiết dạy
 Tôi như cây vẫn còn sinh trái
 Góp mùi thơm, vị ngọt cho đời 
Tính nhân văn của xã hội mới là "ai cũng được học hành". Nhưng mấy ai can đảm để dạy những lớp học đặc biệt, lớp những em khuyết tật. Thế mà có đấy, nhiều đấy, họ là những cô giáo trẻ. Cảm động biết bao khi chúng ta đọc những dòng thơ sau đây của Nguyễn Khoa Đăng: 
 Cô giáo ơi chúng tôi đến đây
 Nhìn cô giảng lòng xao động quá
 Bàn tay cô lúc nào cũng múa
 Để nói vào thế giới vắng âm thanh 
	Chiến tranh đã đi qua, người thầy - chiến sĩ năm xưa trở về với những mất mát trên cơ thể . Có thể nhiều thứ đã thay đổi nhưng tấm lòng và tâm huyết với nghề dạy học không hề bị mất đi. Những câu thơ viết về người thầy là chiến sĩ để lại cho ta nhiều xúc động nhưng cũng đầy niềm tự hào.Trong bài thơ “ Bàn chân thầy giáo” Trần Đăng Khoa đã thể hiện rõ được điều này:
Thầy ngồi trên ghế giảng bài
Xếp cạnh bàn đôi nạng gỗ
Một bàn chân thầy đâu rồi
 Sáng nào bom Mỹ dội
Thầy cầm súng ra đi
Năm nay thầy trở về
Nụ cười vẫn nguyên vẹn như xưa
Nhưng một bàn chân không còn nữa
Nhưng:	Và bàn chân thầy bàn chân đã mất
	Vẫn dẫn chúng em đi trọn vẹn cuộc đời
 	Nhạc sĩ Trần Tiến cũng đã viết một bài thơ có nội dung tương tự, tuy nhiên hình ảnh thơ có phần độc đáo hơn, và sau đó bài thơ được chính nhạc sĩ phổ nhạc thành một bài hát có sức truyền cảm lớn, với tựa đề “ Vết chân tròn trên cát”:
 Vết chân tròn vẫn đi về trên con đường mòn cát trắng quê tôi
	 Anh thương binh vẫn đến trường làng
	 Vẫn ôm đàn dạy các em thơ bài hát quê hương
	 Bài hát có ngọn núi quê anh xa vời
	 Bài hát có đồng lúa mênh mang câu hò
	Và: Cho hôm nay những vết chân son
 Vây quanh dấu chân tròn 
	 Để lại một bài ca trên cát trắng bao la
 Đây đó trên mỗi đồng làng, xóm núi, phố thị cứ luôn âm vang, vọng lời thầy, và học trò cứ thế, cứ thế lớn lên:
 Lời thầy giảng hòa cùng tiếng suối
 Học trò thầy lớp lớp dáng như thông
 (Nguyễn Bùi Vợi) 
Có lẽ vì thế hình ảnh thầy giáo trong tâm thức của bao thế hệ học trò là hình ảnh lồng lộng ánh sáng: 
 Mái trường bâng khuâng nỗi nhớ
 Bóng thầy in sáng đồng chiêm
 ("Mái trường đồng chiêm" - Thanh Thản)
Và :  Thầy vằng vặc tấm gương soi mãi
 Để muôn đời nhân nghĩa ấm lòng dân
 (Nguyễn Bùi Vợi) 
T
hế đấy, biết bao thế hệ nhà giáo chân chính cần mẫn truyền ánh sáng nhân nghĩa đời này qua đời khác, làm thịnh vượng đạo học, hưng thịnh đất nước. Đã đến lúc cần có một tượng đài về nhà giáo Việt Nam. Nếu phác thảo tượng đài có lẽ vút cao là bó đuốc nhân nghĩa, quanh bó đuốc là ông đồ nho nâng sách thánh hiền, ông giáo tây học rưng rưng mắt kính vì thương dân; là thầy giáo làng dắt trò đến lớp, và thầy giáo hiện đại hôm nay vừa cầm phấn vừa bấm nút dạy học ngang tầm nhân loại...
Có thể dẫn ra nhiều bài thơ nữa viết về thầy giáo và nhà trường. Mỗi bài thơ một vẻ nhưng hầu thư bài nào cũng chân thành, cũng cảm động. Thơ Việt Nam chưa tạo ra được một tượng đài nhưng đã cho ta một tượng đài lấp lánh vẻ đẹp của một nhà giáo chân chính. 
 Đất nước đổi mới, ngành giáo dục ngày càng được quan tâm, chú ý hơn, đời sống giáo viên ngày càng được cải thiện không ngừng. Làm bệ phóng cho đất nước cất cánh, ngành giáo dục nhận trách nhiệm nặng nề mà cũng hêt sức vẻ vang trước nhân dân, tổ quốc mình. Và trong những bước đi lên, những bước chuyển mình không dễ dàng ấy, thơ ca vẫn là sự tiếp sức, sự động viên không ngừng.
 Vũng Tàu, Tháng 11 năm 2008

File đính kèm:

  • docCh¬n dung nh¢ gi£o trong thơ.doc
Bài giảng liên quan