Chế độ diệt chủng khơ me đỏ
Hitler đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Slave, người Zigal và những người“không thuộc giống Aryan” khác. Còn Pol Pot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt Nam, người Hoa, người Chăm theo đạo Hồi và các nhóm người theo thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khmer của chính bản thân hắn.
của những gì được coi là tột cùng của cái ác trong thời đại chúng ta. Thế nhưng, tội ác của chúng vẫn chưa thấm tháp vào đâu nếu đem so với những tội ác của Khmer đỏ do bọn Pol Pot – Ieng Sary – Khieu Samphan cầm đầu: Hitler đã cố tiêu diệt người Do Thái, người Slave, người Zigal và những người “không thuộc giống Aryan” khác. Còn Pol Pot thì quyết tâm tiêu diệt không chỉ người Việt Nam, người Hoa, người Chăm theo đạo Hồi và các nhóm người theo thiểu số khác, mà cả những người thuộc giống Khmer của chính bản thân hắn. Hitler bắt người từ Pháp, Ba Lan và các nước khác làm nô lệ và buộc họ làm việc đến chết trong các trại lao động. Còn Ban lãnh đạo Khmer đỏ thì lại biến đất nước thành một trại tập trung khổng lồ. Hitler đốt cháy và làm ô uế các giáo đường Do Thái, ngược đãi các nhóm tôn giáo. Còn Khmer đỏ thì lại đàn áp mọi hình thức lễ bái tôn giáo. Bọn chúng biến nhà chùa đạo Phật, thánh đường đạo Hồi và nhà thờ đạo Thiên Chúa thành các trung tâm tra tấn, thành chuồng lợn, thành kho chứa, hoặc đơn giản hơn là phá tan tành. Hitler đốt sách của các nhà văn chống phát xít. Còn Pol Pot và bè lũ thì đốt tất cả các sách vở và thư viện, chà đạp lên mọi di tích truyền thống và nền văn hóa Campuchia. Hitler tìm cách dồn phụ nữ Đức trở lại vai trò “bếp núc, nhà thờ và con cái”. Còn Khmer đỏ thì tách vợ khỏi chồng, cha mẹ khỏi con cái, và thủ tiêu hoàn toàn cuộc sống gia đình. Hitler dùng phòng hơi ngạt để giết hàng loạt người và để che giấu tội ác này, chúng phải tiến hành tội ác bí mật trong các trại giam hẻo lánh, xa nơi dân cư. Bọn Pol Pot đã trắng trợn, công khai tiến hành tội ác ngay ban ngày ban mặt, tàn sát con người bằng những cách thức cực kỳ vô nhân đạo, mà không sợ mọi người nhìn thấy. Thực chất chế độ Pol Pot – Ieng Sary là “một nền độc tài phát xít đẫm máu kết hợp với một nền độc tài thời phong kiến trung cổ, đội lốt chủ nghĩa xã hội”. Như vậy bọn đao phủ Pol Pot – Ieng Sary, tay sai của Bắc Kinh, đã đồng thời phạm hai tội ác liên quan chặt chẽ với nhau: diệt chủng chống nhân dân Campuchia và gây chiến tranh xâm lược nhằm diệt chủng dân tộc Việt Nam. Pol Pot – Ieng Sary phải được xếp vào số những tội nhân lớn nhất trong lịch sử. Chế độ đáng kinh tởm của nó đã ghi vào lịch sử thế giới những dòng chữ khủng khiếp không bao giờ phai mờ. Thế giới ngày nay trong bối cảnh trật tự cũ đã tan vỡ, trật tự mới chưa hình thành rõ ràng. Các thế lực đế quốc, các nước lớn chẳng những không từ bỏ mà còn đeo đuổi những mục tiêu riêng nhằm giành quyền bá chủ toàn cầu, buộc các nước nhỏ hơn phải phục tùng ý chí của chúng. Xưa kia, chúng đi xâm chiếm thuộc địa và vơ vét tài nguyên của các nước khác, chúng viện cớ đi truyền bá đạo Thiên chúa và “khai hóa văn minh”cho những dân tộc “mọi rợ”. Những giá trị đó nay đã lỗi thời, giờ đây chúng đưa ra những giá trị mới để thế giới phải tuân theo, như giá trị: “dân chủ”, “nhân quyền”, “nhân đạo”, “kiến tạo hòa bình”, “tự do hóa thương mại”,Chúng bất chấp luật pháp quốc tế, lợi dụng ưu thế về quân sự và thực lực kinh tế hùng mạnh để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chủ quyền. Vấn đề là ở chỗ, các thế lực đế quốc, nước lớn trên thế giới ngày nay, một khi vì lợi ích riêng của mình, họ không ngần ngại sử dụng, xúi giục, che chở, bảo vệ bọn phản động, bọn đao phủ trước dư luận thế giới, để bọn chúng thực hiện mọi tội ác, cho dù tội ác đó chống lại loài người. Việc vạch trần tội ác diệt chủng của bọn Pol Pot – Ieng Sary đối với nhân dân Việt Nam nhằm nhắc nhở tất cả các chiến sĩ đấu tranh cho sự nghiệp chính nghĩa vì sự tiến bộ xã hội, và lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới về những quá khứ khủng khiếp mà nhân dân Việt Nam đã chịu đựng, để những tội ác này không còn có cơ hội xảy ra ở bất cứ nơi đâu trên trái đất. Đồng thời nhắc nhở mọi người Việt Nam luôn cảnh giác đối với các lực lượng thù địch còn đang rình rập vẫn còn kêu gào chống lại dân tộc Việt Nam, giết hại người Việt Nam. Sao cho những điều khủng khiếp tương tự như đã xảy ra ở Ba Chúc vào năm 1978 sẽ không bao giờ được phép tái diễn, bất cứ nơi đâu đối với dân tộc Việt Nam. Quá khứ thì đã khép lại để chúng ta hướng về tương lai, nhưng những gì đã diễn ra ở Ba Chúc, Hà Tiên, Tây Ninh, tất cả chúng ta không bao giờ được quên./. ______________________________ Chú thích: (1)Khieu Thirith là chị ruột của Khieu Ponnari. Cả hai đều được đào tạo tại Paris. Riêng Khieu Thirith có bằng về văn học Anh. Lúc học tiểu học và trung học tại Campuchia, Khieu Thirith học chung trường với Sihanouk và Thirith luôn đứng đầu lớp. (2)Khi Keng Vansak về nước, ông giữ chức Chủ nhiệm Khoa Văn chương Trường Đại học Phnom Penh thời Sihanouk. Ông trở lại Pháp giảng dạy, sau được phong hàm giáo sư. Chính ông cũng hết sức kinh hoàng đối với chính sách diệt chủng của tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sary trong những năm chúng cầm quyền – Xem thêm các tác phẩm của ông: tiểu luận Niềm say mê tìm kiếm sự trả thù và tác phẩm Khái quát về cuộc cách mạng của Khmer đỏ – Montmorency – France, 1977. (3)Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam – NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1986, sách đã dẫn, tr. 64. (4)Một đảng tư sản gồm các đảng viên thuộc tầng lớp trí thức và công chức cao cấp, ra đời năm 1946 – TGĐT. (5)Sau khi xác minh, Đảng Cộng sản Pháp thông báo thêm rằng toàn bộ“nhóm Paris” đều hết sức “Stalinist”, đặc biệt là tư tưởng thép của Stalin về việc nắm lấy quyền lực hầu như tuyệt đối bằng cách kiểm soát các bộ máy Đảng và quân sự ở các cấp cao nhất, đồng thời nhóm này còn chịu ảnh hưởng của các lý thuyết cực tả khác. (6)Nhận xét của đồng chí Phạm Văn Ba, người được Đảng Cộng sản Việt Nam cử sang giúp cho Campuchia thành lập đảng của họ từ năm 1951, về sau là đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại nước Campuchia của Khmer đỏ cho đến khi Khmer đỏ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1977 – Trích từ Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam, sđd, tr. 68. (7)Sau này, khi bị Pol Pot bắt giam vào nhà tù nổi tiếng Tuol Sleng (trung tâm tra tấn và thủ tiêu), Hou Youn đã cắt mạch máu tự sát vào tháng 8-1975. (8)Sau này, cũng bị Pol Pot bắt giam và bị tra tấn chết ở nhà tù Tuol Sleng vào tháng 3-1977. (9)Theo Sihanouk thì Tusamust bị phe cánh Pol Pot – Ieng Sary sát hại, nhằm bảo đảm cho Pol Pot leo lên cương vị lãnh đạo. (10)“Chủ nghĩa Khmer mới” của Lon Nol được Pol Pot kể thừa với mức độ cao hơn. Nhận xét của hai Nhà nghiên cứu, chuyên gia về vấn đề Campuchia: Ben Kirnan, người Australia và vợ là Chanthu Bua, người Khmer. Trích từ Uyn-phrết Bớc-sét – Tam giác Trung Quốc-Campuchia-Việt Nam, sđd, tr. 74. (11)Dãy Elephant và dãy Cardamomes – TGĐT. (12)Vận may của hai nhóm đầu theo sát những thăng trầm của Đặng Tiểu Bình trong cuộc vật lộn với “bè lũ bốn tên”. Việc Đặng sa cơ, tất yếu sẽ dẫn đến việc hành quyết Hu Nim, Hou Youn và các cộng sự về sau này. (13)Sau khi nắm chính quyền vào năm 1975, những cuộc thanh trừng trong nội bộ Ban lãnh đạo Khmer đỏ tiếp tục tăng lên. Chính phủ đầu tiên được thành lập sau cuộc “tuyển cử” 30-3-1976, gồm: – Khieu Samphan thay Norodom Sihanouk làm Quốc trưởng. – Pol Pot trở thành Thủ tướng, ngoài ra còn giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Khmer và Chủ tịch Quân ủy. – Ieng Sary trở thành Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. – Khieu Thirith (vợ Ieng Sary) nắm chức Bộ trưởng Bộ Xã hội, về sau thay Hu Nim (bị tra tấn chết ở Tung Sleng). – Khieu Ponnari (vợ Pol Pot, em gái Khieu Thirith) nắm chức Chủ tịch Hội Phụ nữ Campuchia. – Son Sen trở thành Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. – Yun Yat (vợ Son Sen) nắm chức Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa. (14)Xem Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng – Phần Phụ lục 6, trang 110. (15)Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – Viện Đông Nam Á – Hà Nội, 1983, tr. 72. (16)Đối với Lào, từ năm 1977 trở đi, Khmer đỏ tấn công chiếm các đảo trên sông Mékong, thường xuyên bắn vào các ngư dân và bộ đội Lào trên lãnh thổ Lào. Đối với Thái Lan, sau những cuộc quấy rối liên tiếp trên biên giới, đánh chìm tàu đánh cá Thái Lan từ năm 1975. Ngày 28-01-1977 quân Pol Pot tràn qua biên giới tàn sát dã man thường dân, giết chết 30 người ở ba làng Ban Noong Do, Ban Kloong Ko và Ban Noiparai thuộc tỉnh Prachinburi (cũng bằng những cách giết người đặc trưng của bọn chúng), Chính phủ Thái Lan đã cho công bố Sách trắng về sự kiện trên và tố cáo tại Liên Hiệp Quốc. Trong công hàm trả lời vào ngày 11-02-1977, bọn Khmer đỏ không phủ nhận những tội ác này mà còn ngang ngược tuyên bố ba làng đó nằm trên lãnh thổ Campuchia, rằng Thái Lan đã can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia và Campuchia có “toàn quyền sắp đặt lại công việc nội bộ của mình”. Sau đó, Thái Lan tố cáo từ tháng 1 đến tháng 8-1977 có khoảng 400 cuộc xâm nhập từ phía Campuchia. (17)Đã trình bày ở mục 1, chương IV – TGĐT. (18)Xem thêm Lê Hương – Việt kiều ở Kampuchéa – Trí Đăng – Sài Gòn, 1971. (19)Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 76. (20)Xem thêm Thông tấn xã Việt Nam (Oa-sinh-tơn 27-1) – Thế kỷ 20: Những điểm đặc trưng – Tài liệu tham khảo đặc biệt (ra hàng ngày), số 032, năm 1999. (21)Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 78. (22)Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 83. (23)Biên bản cuộc họp Mao Trạch Đông và Pol Pot tại Bắc Kinh, tháng 6-1975 – Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd tr. 86. (24)Tội ác diệt chủng của bọn Pôn Pốt – Iêng Xa-ry – NXB Sự thật – Hà Nội,1980, từ tr. 42-44. (25)Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 88. (26)Các nhà sư Khmer theo Phật giáo Tiểu thừa – TGĐT. (27)Đảng Pracheachon thành lập năm 1951, tách ra từ Đảng Cộng sản Đông Dương, ban đầu chỉ có 300 đảng viên. (28)Sách trắng Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam – Sự Thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua – NXB Sự Thật, Hà Nội, 1979, tr.33. (29)Đã trình bày ở mục 1, chương 4 – TGĐT. (30)Xem thêm Norodom Sihanouk – Người tù của Khmer đỏ – NXB Thông tin lý luận – Hà Nội, 1988. (31)Về lịch sử – văn hóa ba nước Đông Dương – sđd, tr. 94. Theo VĂN CHƯƠNG VIỆT ______________________________
File đính kèm:
- CHẾ ĐỘ DIỆT CHỦNG KHƠ ME ĐỎ.doc