Chủ đề Lễ hội Việt Nam - Làng Phong Đệ

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Lang Phong Lệ phía nam giáp Trà Kiệu, bắc giáp Sơn Trà, tây giáp núi Chúa và

phía đông giáp Ngũ Hành Sơn. Các bậc tiền nhân có công khai phá vùng đất rộng

lớn này đặt tên là làng Đà Ly. Đến thời vua Thiệu Trị năm thứ I (1841) đổi tên Đà

Ly xã thành làng Phong Lệ, có một chính quyền điều hành. Đời vua Thành Thái thứ

8 (1889 - 1907), vì địa dư quá rộng, cách trở sông đò, đi lại khó khăn. nên Phong

Lệ được chia thành hai làng là Phong Lệ Nam và Phong Lệ Bắc. Làng Phong Lệ

Nam ở phía nam cầu sông Yên (sông Cầu Đỏ) thuộc tổng Thanh An, phủ Điện Bàn

(gồm Bầu Cầu, Đông Hòa, Tây An, Phong Nam - xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang

ngày nay). Làng Phong Lệ Bắc ở phía bắc sông Yên thuộc tổng Bình Thái, huyện

Hòa Vang (nay là phường Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà

Nẵng). Ngoài ra còn có một khu vực ở phía tây của làng Phong Lệ, dân cư thưa thớt

gọi là làng Phong Lệ Tây gồm các thôn Cây Sung, Hội Vực thuộc xã Hòa Phú,

huyện Hòa Vang

 

ppt9 trang | Chia sẻ: hienduc166 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề Lễ hội Việt Nam - Làng Phong Đệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ĐỀN THẦN NÔNGLÀNG PHONG LỆVỊ TRÍ ĐỊA LÍLang Phong Lệ phía nam giáp Trà Kiệu, bắc giáp Sơn Trà, tây giáp núi Chúa và phía đông giáp Ngũ Hành Sơn. Các bậc tiền nhân có công khai phá vùng đất rộng lớn này đặt tên là làng Đà Ly. Đến thời vua Thiệu Trị năm thứ I (1841) đổi tên Đà Ly xã thành làng Phong Lệ, có một chính quyền điều hành. Đời vua Thành Thái thứ 8 (1889 - 1907), vì địa dư quá rộng, cách trở sông đò, đi lại khó khăn... nên Phong Lệ được chia thành hai làng là Phong Lệ Nam và Phong Lệ Bắc. Làng Phong Lệ Nam ở phía nam cầu sông Yên (sông Cầu Đỏ) thuộc tổng Thanh An, phủ Điện Bàn (gồm Bầu Cầu, Đông Hòa, Tây An, Phong Nam - xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang ngày nay). Làng Phong Lệ Bắc ở phía bắc sông Yên thuộc tổng Bình Thái, huyện Hòa Vang (nay là phường Hòa Thọ Đông và Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng). Ngoài ra còn có một khu vực ở phía tây của làng Phong Lệ, dân cư thưa thớt gọi là làng Phong Lệ Tây gồm các thôn Cây Sung, Hội Vực thuộc xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang ĐỀN THẦN NÔNGĐình Thần Nông làng Phong Lệ là nơi tế lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, lúa màu tươi tốt. Đây là ngôi đình có một không hai trong cả nước, gắn liền với lễ hát mục đồng (chữ Mục nghĩa là chăn giữ, điều khiển; chữ Đồng là đứa trẻ - Mục đồng có ngụ ý là trẻ chăn trâu), vì vậy ở đây còn lưu truyền câu ca: 'Nhất Phong Lệ mục đồng, nhì Giáng Đông hát vật'. Trong lịch sử, tuy mục đồng là những người chịu nhiều thiệt thòi, bị áp bức, bóc lột, thậm chí nhân phẩm bị chà đạp..., nhưng đã có không ít những nhà khoa bảng, những nhà lãnh đạo yêu nước đầy tâm huyết như Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Nguyễn Chích, Trịnh Khả (danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn), Nội tán Đào Duy Từ thời chúa Nguyễn, danh tướng Ông Ích Khiêm, chí sĩ Ông Ích Đường... xuất thân là những Mục đồng. Và dòng họ Ông - một cự tộc có nhiều danh nhân khoa bảng giàu lòng yêu nước đã gắn liền với gốc tích làng Phong leĐền Thần Nông rêu phong theo thời gian SỐNG LẠI SỰ TÍCH XƯALão làng Ông Văn Tứ (88 tuổi), chủ tế Lễ rước Mục đồng, nói: Chẳng đâu như làng Phong Lệ có lễ hội độc nhất vô nhị, tôn vinh trẻ chăn trâu đã có hàng trăm năm nay. Tương truyền, ngày xưa có mộtcụ già tóc bạc, râu trắng và dài như tiên ông, không biết từ đâu đến làng. Cụ rất gần gũi và yêu mến trẻ em chăn trâu. Sau khi chết, cụ được mai táng tại khu cồn đất gần làng. Một ngày nọ, có người chăn vịt đi ngang qua, đột nhiên, chân vịt như găm chặt vào tảng đá lớn ở cồn, như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giáng hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Tuy nhiên, một ngày khác, có đàn trâu của nhóm trẻ trong làng chạy lạc đến cồn. Trâu tự do gặm cỏ mà chẳng hề hấn gì, ngay những đứa trẻ cũng không bị hút chặt chân vào tảng đá. Từ đó có tiếng đồn là Cồn Thần chỉ cho trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của mục đồng trong làng.Theo lão Tứ, các cụ trong làng vẫn truyền tai nhau về tảng đá duy nhất ở Cồn Thần. Chính tảng đá này đã hút chân vịt, hay dính chặt các con vật, người dân khi đến gần. Duy chỉ có trẻ em chăn trâu và những con trâu, con bò thân thiết của chúng hằng ngày đến đây là vô sự. Câu chuyện lạ lùng ấy, qua nhiều thế hệ được xây dựng thành lễ hội độc đáo, dành riêng cho trẻ chăn trâu, với tên gọi Lễ Mục đồng, hay Lễ rước Mục đồng.Làm lễ tế, rước thần về Đình Làng NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁOĐền Thần Nông, làng Phong Lệ cổ kính rêu phong, tọa lạc trên gò đất cao giữa cánh đồng tốt tươi màu mỡ mà theo thuật phong thủy thì đó là nơi địa lý tiềm long - cản thủy, án ngự tiền đình có Ngũ Hành Sơn, mưu cầu an dân lạc nghiệp.Kiến trúc nghệ thuật của đình gồm 3 phần gắn liền nhau từ ngoài vào trong là nhà tiền đường, nhà chính 5 gian và trong cùng là tẩm. Mái đình lợp ngói âm dương.Trên các mái nhà chính đều có đắp long, lân đặc biệt là chiếc sừng trâu được đắp lên cao. Cột kèo xà đình được chạm trỗ tinh vi. Khu giữa hậu tẩm thờ Thần Nông, vị tổ sư của nghề trồng lúa nước phù hộ cho dân làng được mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Bên tả thờ các bậc tiền hiền khai khẩn lập địa. Bên hữu thờ các bậc tiền nhân Mục đồng - trẻ chăn trâu...Trên 6 hàng cột trong đình đều treo các câu liễn đối khắc Hán từ, sơn son thếp vàng. Đó là những câu khen tặng của các bậc Danh nhân Phan Bội Châu, Cao Bá Quát trong những lần về viếng thăm đình. Từ xưa, quan chức, con em trong làng khi thi cử đỗ đạt, được thăng chức... trước hết phải về đình Thần Nông để làm lễ trọng, vinh quy bái tổ. Đền Thần Nông được xây dựng vào cuối đời vua Tự Đức (1848- 1883).Ông Nghĩa bên bàn thờ Thần Nông TRẺ CHĂN TRÂU LÀM CHỦ HỘIĐoàn lễ rầm rộ, cung nghinh kiệu thờ Thần Nông, theo sau là các nhân vật chính - 60 mục đồng gồm trẻ em với áo vá, roi trâu, cùng các vị trưởng tộc, lão niên, bà con đi dạo quanh các cánh đồng làng dưới sự giám sát của Trùm chỉ, Trùm phụ. Đoàn lễ rước Mục đồng đi qua các cánh đồng Cờ xí vây xung quanh ruộng, 60 trẻ mục đồng cùng trâu xuống vui đùa, chạy nhảy trên các thửa ruộng đang chuẩn bị bước vào mùa gieo sạ mới. ông Ngô Văn Nghĩa, Trưởng ban Chủ phái tộc làng Phong Lê, trưởng Ban tổ chức Lễ hội Mục đồng, nói."Mục đồng xuống đâu là mùa màng sẽ tươi tốt đến đó. Mùa tới, chủ mục sẽ thu được nhiều hoa trái, lúa gạo đầy đồng vì có Thần Nông phù giúp", các mục đồng cũng lội qua nhưng cánh đồng ruộng, vui đùa cũng trâu.. THAM GIA CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN NÀO !Trước khi về làm lễ chính thức ở đình làng, mục đồng chọn mảnh đất trống rộng cùng người dân, du khách thỏa thích tham gia các trò chơi dân gian dành cho con trẻ: bịt mắt bắt vịt, đánh nẻ, đánh thẻ, kéo co Xong, đám rước về đến đình làng đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng.Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được Thần Mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi.Đình Thần Nông làng Phong Lệ là nơi tế lễ cầu cho mưa thuận gió hòa, lúa màu tươi tốt. Đây là ngôi đình có một không hai trong cả nước, gắn liền với lễ hát mục đồng (chữ Mục nghĩa là chăn giữ, điều khiển; chữ Đồng là đứa trẻ - Mục đồng có ngụ ý là trẻ chăn trâu), vì vậy ở đây còn lưu truyền câu ca: 'Nhất Phong Lệ mục đồng, nhì Giáng Đông hát vật'. Trong lịch sử, tuy mục đồng là những người chịu nhiều thiệt thòi, bị áp bức, bóc lột, thậm chí nhân phẩm bị chà đạp..., nhưng đã có không ít những nhà khoa bảng, những nhà lãnh đạo yêu nước đầy tâm huyết như Hoàng đế Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Nguyễn Chích, Trịnh Khả (danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn), Nội tán Đào Duy Từ thời chúa Nguyễn, danh tướng Ông Ích Khiêm, chí sĩ Ông Ích Đường... xuất thân là những Mục đồng. Và dòng họ Ông - một cự tộc có nhiều danh nhân khoa bảng giàu lòng yêu nước đã gắn liền với gốc tích làng Phong le

File đính kèm:

  • pptLE_HOI_VIET_NAM.ppt