Chủ đề: Tuần hoàn của động vật có xương sống

-Học sinh biết quan sát, mô tả được hình dạng cấu tạo cơ bản của tim: cấu tạo ngoài, cấu tạo trong. Xác định được vị trí của tim, vị trí các ngăn tim, các van tim. Vẽ cấu tạo tim theo sơ đồ điển hình

-Căn cứ vào cấu tạo tim để làm một trong những căn cứ để phân loại các lớp Động vật có xương sống

-Rèn kỹ năng mổ, quan sát vị trí cấu tạo ngoài của tim ở các lớp động vật có xương sống

 

docx3 trang | Chia sẻ: hainam | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Tuần hoàn của động vật có xương sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Chủ đề: TUẦN HOÀN CỦA ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG(Lớp 7)
I.Mục tiêu
-Học sinh biết quan sát, mô tả được hình dạng cấu tạo cơ bản của tim: cấu tạo ngoài, cấu tạo trong. Xác định được vị trí của tim, vị trí các ngăn tim, các van tim. Vẽ cấu tạo tim theo sơ đồ điển hình
-Căn cứ vào cấu tạo tim để làm một trong những căn cứ để phân loại các lớp Động vật có xương sống
-Rèn kỹ năng mổ, quan sát vị trí cấu tạo ngoài của tim ở các lớp động vật có xương sống
II.Phương tiện dạy dọc
-Mạch kiến thức đã soạn
III. Nội dung
Nội dung
 Mức độ nhận thức
Các KNNL hướng đến
Nhận biết
Thông hiểu
VD thấp
VD cao
Cấu tạo tim
Nhận biết được hình dạng, cấu tạo tim của các lớp: Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú(1)
-Phân biệt cấu tạo tim của các lớp Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú 
-Chứng minh được cấu tạo tim phù hợp với chức năng.(2,4,5)
-Nhận biết vị trí của tim trong cơ thể,thấy được sự tiến hóa trong cấu tạo tim qua các lớp ĐVCXS.(3)
Giải thích được một số bệnh liên quan đến cấu tạo của tim(Hở van tim, nhồi máu cơ tim,(6)
- Quan sát(Tranh ảnh, mô hình, mẫu vật): Mô tả được hình dạng cấu tạo cơ bản của tim (cấu tạo ngoài, cấu tạo trong). 
-Tính toán:Xác định được vị trí của tim, vị trí các ngăn tim, các van tim. Vẽ cấu tạo tim theo sơ đồ điển hình
-Liên hệ:Cấu tạo của tim phù hợp chức năng
- Phân loại:Xác định được các tiêu chí để phân loại các lớp Động vật có xương sống theo cấu tạo tim
-Tiên đoán:Khiếm khuyết về cấu tạo của tim ảnh hưởng đến hoạt động như thế nào?
-Thực hành:Rèn kỹ năng mổ, quan sát vị trí cấu tạo ngoài của tim ở các lớp động vật có xương sống
Hoạt động của tim
-Nêu được các pha trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim(1)
-Xác định được sự hoạt động của các van tim trong các pha ở một chu kỳ
-Xác định được sự vận chuyển máu trong mỗi pha(3)
-Xác định được nhịp tim thông qua hoạt động của động mạch
-Vận dụng để xác định nhịp tim trong các trạng thái sinh lý của cơ thể(2)
-Nêu và giải thích được một số tác nhân có hại đến hoạt động của tim
-Đề ra các biện pháp rèn luyện tim
-Quan sát:Nhịp đập của tim(Qua mẫu vật mổ cá, ếch), trạng thái đóng mở của các van tim ở các pha của chu kỳ tim(xem clip)
-Đo đạc:Xác định được thời gian của mỗi pha, của một chu kỳ; số nhịp tim /phút
-MQH:Xác định nhịp tim trong các trạng thái sinh lý khác nhau
-Tính toán:
-Tiên đoán:Hậu quả các bệnh liên quan đến hoạt động của tim(Nhồi máu cơ tim, bệnh huyết áp)
IV.Một số câu hỏi:
*Nội dung 1:
1.Trên đây là hình vẽ sơ đồ cấu tạo tim điển hình của các lớp ĐVCXS Hãy quan sát và cho biết nó là tim của lớp động vật nào?
2.Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo của tim để em có thể phân loại được các lớp động vật (Cấu tạo trong, số lượng ngăn tim...)
3.Hãy chỉ ra sự tiến hóa về cấu tạo tim qua các lớp ĐVCXS đã học?
4.Làm thực hành: Mổ, quan sát cấu tạo ngoài, xác định vị trí của tim
5.Độ dày thành cơ tim của các ngăn có ý nghĩa gì?
6.Cấu tạo tim như thế nào để giúp máu vận chuyển theo một chiều?
*Nội dung 2:
1.Hãy kể tên các pha trong một chu kỳ tim và thời gian của mỗi pha?
2.Tại sao tim hoạt hoạt động cả đời mà không mệt mỏi?
3.Hoàn thành bảng hoạt động của các van trong sự vận chuyển máu
Các pha trong mỗi chu kỳ tim
Hoạt động của van trong các pha
Sự vận chuyển của máu
Van nhĩ- thất
Van động mạch
Pha nhĩ co
Pha thất co
Pha dãn chung
4.

File đính kèm:

  • docxChu de.docx