Chủ điểm tháng 3: Tiến bước lên đoàn
Giúp học sinh :
Hiểu nội dung, ý nghĩa ngày thành lập đoàn (26 3) và những nét lớn về truyền thống vẻ vang của Đoàn.
Tự hào và tôn trọng tổ chức Đoàn.
Rèn luyện phong cách đội viên thiếu niên, tích cực trong học tập và sinh hoạt tập thể.
hích không ? Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên chúng ta phải dừng thôi. Hẹn gặp lại các bạn trong hoạt động tuần sau. Thay mặt ban tổ chức, chúng em xin thành thật cảm ơn cô giáo chủ nhiệm đã cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích và vui tươi, cảm ơn quý đại biểu và các bạn đã quan tâm đến dự. Buổi hoạt động đến đây kết thúc. Chúc quý đại biểu và các bạn khỏe. V. RÚT KINH NGHIỆM .. TUẦN : 26 NGÀY THIẾT KẾ : 08/ 3/ 08. NGÀY THỰC HIỆN: 12/ 3/ 08. HOẠT ĐỘNG 2 : NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU : 1. Nhận thức : - Giúp học sinh hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26 - 3) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn. 2. Thái độ tình cảm - Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn 3. Kỹ năng, hành vi : - Rèn luyện kỹ năng sinh hoạt tập thể, biết tự quản trong sinh hoạt, rèn luyện tư duy nhanh nhạy, sáng tạo, ham học hỏi, ham hiểu biết, khát khao gia nhập Đoàn . . . II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1. Nội dung : - Ý nghĩa lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 - 3. - Các truyền thống vẻ vang của Đoàn, các gương đoàn viên tiêu biểu . . . 2. Hình thức : - Nghe nói chuyện, hỏi đáp, văn nghệ . . . . III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1. Về phương tiện hoạt động : - Các tư liệu của báo cáo viên.. - Khăn bàn, lọ hoa, phấn bảng . . . - Các tiết mục văn nghệ 2. Về tổ chức : GVCN nêu mục đích, yêu cầu của buổi nghe nói chuyện và đề nghị mỗi học sính sau đó viết bài thu hoạch - Cử người điều khiển chung. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ (đội văn nghệ chuẩn bị) - Dự kiến mời báo cáo viên. (bí thư chi đoàn phường) IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : Khởi động : - Ổn định tổ chức : Hát bài “Tiến lên Đoàn viên”. - Tuyên bố lý do và yêu cầu của hoạt động - Giới thiệu báo cáo viên : Về dự với buổi sinh hoạt hôm nay tôi xin giới thiệu : - Thầy : . . . . . - Thầy : . . . . - Cô : . . . . b) Nghe nói chuyện và hỏi đáp. Triển khai hoạt động : Hoạt động 1 : - Người điều khiển mời báo cáo viên lên nói chuyện. - Báo cáo viên lên thuyết trình, có minh họa bằng tranh ảnh, viết bảng có liên hệ tới truyền thống của Đoàn ở Địa phương - Trong quá trình nghe nói chuyện, học sinh có thể hỏi, nêu các vấn đề, sự kiện chưa rõ, hoặc yêu cầu báo cáo viên trình bày thêm thông tin cần tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2 : Văn nghệ - Lớp phó văn nghệ điều khiển lớp trình bày một số tiết mục văn nghệ 4. Kết thúc hoạt động : - Người điều khiển nhắc nhở các bạn về viết bản thu hoạch (nêu từ 1 đến 2 câu hỏi) - Nhận xét và kết thúc - Giáo viên chủ nhiệm cảm ơn báo cáo viên đã quan đến dự, cảm ơn quý đại biểu và nhận xét buổi sinh hoạt của lớp. - GVCN : Nhắc nhở các em nộp bản thu hoạch đúng thời hạn. V. RÚT KINH NGHIỆM . . . TUẦN : 27 NGÀY THIẾT KẾ :17/ 3/ 08. NGÀY THỰC HIỆN : 19/ 3/ 08. HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU VỀ GƯƠNG ANH CHỊ ĐỒN VIÊN TIÊU BIỂU I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : Giúp học sinh 1/ Về nhận thức : - Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử, truyền thống vẻ vang của Đoàn. 2/ Về thái độ, tình cảm : - Tự hào và tin yêu Đoàn, yêu mến các anh chị đoàn viên. 3/ Về kỹ năng, hành vi : - Học tập rèn luyện theo các gương sáng đoàn viên II/ NỘI DUNG - HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Về nội dung : - Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu gắn với các trang sử đấu tranh giải phóng dân tộc. - Các gương sáng đoàn viên trong học tập, lao động, biết vượt khó vươn lên. - Các gương sáng đoàn viên trong trường và ở địa phương. - Các gương sáng đoàn viên qua các bài thơ, bài hát . . . 2/ Về hình thức : - Thi kể chuyện gương sáng đoàn viên (bằng bốc thăm) giữa các tổ bằng các hình thức đa dạng, phong phú như đọc thơ, hát, kể những truyện đọc trong sách, báo hay những chuyện có thật trong thực tiễn mà em biết. III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1/ Về phương tiện hoạt động : - Các câu chuyện, tranh ảnh, thơ ca. . . mà học sinh sưu tầm, tìm hiểu được về gương sáng - Các câu hỏi và đáp án. Các câu hỏi đánh số từ 1, 2, 3, . . . n. - Phiếu và hộp phiếu. Các phiếu cũng ghi thứ tự từ 1, 2, 3, ... n tương ứng với số thứ tự câu hỏi - Quy ước thang điểm chấm từ 1 đến 10 - Phần thưởng cho các tổ và cá nhân đạt điểm cao. Các tiết mục văn nghệ xen kẻ 2/ Về tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm họp với cả lớp : - Thông báo cho học sinh về chủ đề hoạt động, về nội dung và cả hình thức tiến hành. - Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu cho hoạt động. GVCN hội ý với các cán bộ lớp để thống nhất các yêu cầu về tổ chức hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể như : - Xây dựng chương trình điều khiển hoạt động. - Cử người dẫn chương trình - Cử ban giám khảo. - Cử người phụ trách văn nghệ - Phân công trang trí, chuẩn bị phần thưởng - Mời đại biểu IV/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1/ Khởi động : - Hát tập thể bài Cùng nhau ta đi lên, nhạc và lời : Phong Nhã - Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu - Giới thiệu đại biểu : Về dự buổi giao lưu với lớp chúng ta hôm nay, thay mặt tập thể lớp tôi xin trân trọng kính giới thiệu : - Giới thiệu ban giám khảo - Nêu hình thức, thể lệ cuộc thi và cách chấm điểm của giám khảo. 2 Cuộc thi : a) Hoạt động 1 : - Người điều khiển mời các tổ xung phong lên bốc thăm. - Học sinh bốc thăm sẽ nói bốc được phiếu số mấy, người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi để học sinh đó trình bày (kể chuyện, hát hoặc đọc thơ ; cần chú ý trình bày diễn cảm, to , rõ). - Nếu học sinh lên bốc thăm trả lời sai hoặc không trả lời được thì sẽ bị điểm kém. Các học sinh trong tổ hoặc tổ khác có thể xung phong lên trả lời thay ; học sinh trả lời thay được chấm điểm, điểm được ghi vào cột của tổ mình. - Người dẫn chương trình nên chọn đều các đại diện của các tổ lên bốc thăm, tránh gọi tổ nhiều, tổ ít. c) Hoạt động 2 : - Trong quá trình tiến hành hoạt động, người dẫn chương trình nên giới thiệu xen kẻ vài tiết mục văn nghệ (đã được chuẩn bị trước) V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Hát tập thể một bài. - Người điều khiển công bố kết quả và tổng kết cuộc hội thi - trao giải thưởng cho các tổ. (Tổ nào cũng có giải) - GVCN nhận xét. - Chủ trì nói lời cảm ơn Quý thầy cô giáo đã đến dự. TUẦN : 28 NGÀY THIẾT KẾ : 24/ 03/ 08. NGÀY THỰC HIỆN : 26/ 03/ 08. HOẠT ĐỘNG 3 : CHUẨN BỊ THAM GIA HỘI TRẠI NGÀY 26 - 3 I/ YÊU CẦU GIÁO DỤC : Giúp học sinh 1/ Về nhận thức : - Hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại 26 - 3 do nhà trường tổ chức.. 2/ Về thái độ, tình cảm : - Ủng hộ hoạt động hội trại, có ý thức và tinh thần đoàn trách nhiệm sẵn sàng tham gia. 3/ Về kỹ năng, hành vi : - Tích cực thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại. II/ NỘI DUNG - HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 1/ Về nội dung : - Các nội dung, nhiệm vụ lớp được giao để tham gia Hội trại như : Hình thức dựng trại, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... - Kế hoạch chuẩn bị của lớp.. 2/ Về hình thức : - Thảo luận kế hoạch chuẩn bị Hội trại. III/ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1/ Về phương tiện hoạt động : - Bảng thông báo của nhà trường về nội quy, kế hoạch tổ chức Hội trại và các công việc của nhà trường yêu cầu lớp tham gia. 2/ Về tổ chức : - Giáo viên chủ nhiệm họp với cả lớp : - Hội ý cán bộ lớp, dự thảo bàn kế hoạch chuẩn bị của lớp để thảo luận. - Cử chi đội trưởng điều khiển lớp thảo luận nội dung, kế hoạch chuẩn bị tham gia Hội trại của lớp IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG : 1/ Khởi động : - Cả lớp hát bài tập thể : “Lên đàng” a) Hoạt động 1 : - Chi đội trưởng nêu dự thảo kế hoạch tham gia Hội trại của lớp. Yêu cầu lớp thảo luận để đi đến một kế hoạch chính thức. - Các nội dung được đưa ra thảo luận như : Hình thức dựng trại, dụng cụ dựng trại và trang trí trại, các nội dung tham gia hoạt động : Thể thao, văn nghệ, trò chơi, nghi thức Đội . . . - Từng nội dung được nêu lên và thảo luận để đi đến nhất trí về kế hoạch và biện pháp. b) Hoạt động 2 : - Cuối cùng phân công cho các tổ, các cá nhân chuẩn bị phần việc của mình - Các tổ hội ý thống nhất nội dung, kế hoạch, biện pháp của tổ, phân công cụ thể công việc cho các tổ viên V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : - Hát tập thể một bài. Thông qua (bằng biểu quyết) kế hoạch chuẩn bị Hội trại chính thức của lớp. Nhắc nhở các tổ thực hiện kế hoạch một cách nghiêm túc VI. RÚT KINH NGHIỆM . .. . VI . ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO CHỦ ĐIỂM : 1) Học sinh tự đánh giá : Qua các hoạt động của chủ điểm “Tiến bước lên Đoàn” em đã thu hoạch được những gì về truyền thống vẻ vang của Đoàn, về lý tưởng của Đoàn ? Về nhận thức, thái độ và kết quả tham gia các hoạt động , em tự xếp loại bản thân ở mức độ nào ? Tốt khá trung bình yếu 2) Tổ đánh giá, xếp loại : Tốt khá trung bình yếu 3) Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại : Tốt khá trung bình yếu
File đính kèm:
- thang3.doc