Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học 7

Mở đầu Kiến thức:

 Trình bày khái quát về giới Động vật

Phân bố, môi trường sống

Thành phần loài, số lượng cá thể trong loài. Ví dụ:

Con người thuần hoá, nuôi dưỡng những dạng hoang dại thành vật nuôi đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Ví dụ:

  Những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật Giống nhau: cấu tạo tế bào, khả năng sinh trưởng phát triển.

Khác nhau: Một số đặc điểm của tế bào; một số khả năng khác như: quang hợp, di chuyển, cảm ứng,

  Kể tên các ngành Động vật Kể tên các ngành chủ yếu, mỗi ngành cho một vài ví dụ.

+ Ngành động vật nguyên sinh: trùng roi

+ Ngành ruột khoang: san hô

+ Các ngành giun:

Ngành giun dẹp: sán lá gan

Ngành giun tròn: giun đũa

Ngành giun đốt: giun đất

+ Ngành thân mềm: trai sông

+ Ngành chân khớp: tôm sông

+ Ngành động vật có xương sống: thỏ

-Nêu khái quát vai trò của động vật đối với tự nhiên và con người.

 

doc22 trang | Chia sẻ: gaobeo18 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
í của lớp Chim thích nghi với đời sống bay lượn.
So sánh với Bò sát => các đặc điểm tiến hóa hơn.
Mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu.
Cấu tạo ngoài, di chuyển: 
 + đặc điểm của thân 
 + đặc điểm của đầu, cổ, mắt, mỏ
 + đặc điểm của chi, sự di chuyển
 Cấu tạo trong: 
 + bộ xương
 + hệ tiêu hóa: (bắt mồi, tiêu hóa)
 + hệ tuần hoàn: đặc điểm của máu
 + hệ hô hấp
 + hệ thần kinh và giác quan
 + hệ bài tiết
 + hệ sinh dục: sự sinh sản và tập tính ấp trứng (tiến hóa hơn so với bò sát)
Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và sự thích nghi của cơ thể với đời sống bay lượn. 
Sự tiến hóa hơn so với lớp Bò sát: tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản, thân nhiệt.
Tập tính: kiếm ăn, xây tổ, ấp trứng, chăm sóc con, di cư,
Mô tả được tính đa dạng của lớp Chim. Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của đại diện những bộ chim khác nhau.
Tính đa dạng của lớp Chim: số lượng, thành phần loài, môi trường sống.
Đặc điểm cơ thể của một số loài chim sống trong các môi trường, các điều kiện sống khác nhau.
Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp Chim (Chim chạy, Chim bay và Chim bơi). 
Đặc điểm chung lớp Chim: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sinh sản (đặc điểm trứng và tập tính ấp trứng) và thân nhiệt.
Nêu được vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người.
Vai trò của lớp Chim:
 + Trong tự nhiên, trong nông nghiệp (qua mối quan hệ dinh dưỡng giúp tiêu diệt thiên địch, thụ phấn cho cây,).
 + Trong đời sống con người: cung cấp thực phẩm, làm cảnh, trang trí, đồ dùng, phục vụ du lịch,
Kĩ năng :
Quan sát bộ xương chim bồ câu
Biết cách mổ chim. Phân tích những đặc điểm cấu tạo của Chim.
Quan sát đặc điểm từng phần qua mô hình, mẫu vật thật.
Phân tích các đặc điểm cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng của chúng, thích nghi với đời sống bay lượn của chim.
Lớp thú
Kiến thức: 
Trình bày được các đặc điểm về hình thái cấu tạo các hệ cơ quan của thú. Nêu được hoạt động của các bộ phận trong cơ thể sống, tập tính của thú, hoạt động của thú ở các vùng phân bố địa lí khác nhau.
* Tìm hiểu qua đại diện Thỏ
Những đặc điểm chung về cấu tạo ngoài (lông,chi), trong (bộ răng, hệ thần kinh, hệ sinh dục) và các hoạt động sinh lí (thai sinh, nuôi con bằng sữa, hoạt động thần kinh phát triển) của lớp Thú.
So sánh với các lớp ĐVCXS đã học => các đặc điểm tiến hóa nhất.
Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp Thú (thỏ). Nêu được hoạt động tập tính của thỏ
Cấu tạo ngoài: 
 + đặc điểm của thân 
 + đặc điểm của đầu, cổ, mắt, mỏ
 + đặc điểm của chi, sự di chuyển
 Cấu tạo trong: + bộ xương, hệ cơ
 + hệ tiêu hóa: (đặc điểm của răng, ruột)
 + hệ tuần hoàn: đặc điểm của máu
 + hệ hô hấp: đặc điểm của phổi
 + hệ thần kinh và giác quan: bán cầu não, tiểu não,..
 + hệ bài tiết: thận sau
 + hệ sinh dục: sự sinh sản và tập tính chăm sóc con non (tiến hóa nhất trong lớp ĐVCXS)
Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và sự thích nghi của cơ thể với đời sống.
Sự tiến hóa nhất so với các lớp động vật đã học: tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, sinh sản, thân nhiệt và các tập tính (tự vệ, chăm sóc con non,...)
Trình bày được tính đa dạng và thống nhất của lớp Thú. Tìm hiểu tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi...).
Tính đa dạng của lớp Thú: số lượng, thành phần loài, môi trường sống.
Đặc điểm cơ thể của một số đại diện điển hình qua các bộ thú khác nhau rong các môi trường, các điều kiện sống khác nhau.
Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt các bộ thú (tên của bộ thường gắn liền với một đặc điểm đặc trưng nhất, ví dụ: Thú túi - ở bụng thú mẹ có túi đựng con; Thú móng guốc – chân có hộp sừng bọc móng)
Đặc điểm chung lớp Thú: bộ lông, bộ răng, tim, số vòng tuần hoàn, bộ não, sinh sản (đẻ con và nuôi con bằng sữa) và thân nhiệt.
Nêu được vai trò của lớp Thú đối với tự nhiên và đối với con người nhất là những thú nuôi.
Thông qua thực tiễn nêu lên những ích lợi cơ bản của các loài thú
Vai trò của lớp Thú:
 + Trong tự nhiên: qua mối quan hệ dinh dưỡng tạo sự cân bằng sinh thái.
 + Trong đời sống con người: cung cấp thực phẩm, sức kéo, dược liệu, trang trí, đồ mĩ nghệ,
Kĩ năng :
Xem băng hình về tập tính của thú để thấy được sự đa dạng của lớp Thú
Quan sát bộ xương thỏ
Quan sát đặc điểm từng phần qua mô hình, mẫu vật thật.
Xem băng hình, phân biệt được các tập tính của thú. ý nghĩa của các tập tính đó trong đời sống của thú. 
Phân tích các đặc điểm cấu tạo của các cơ quan phù hợp với chức năng của chúng, thích nghi với đời sống của thú.
7. Sự tiến hóa của động vật
Kiến thức: 
Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự di chuyển, vận động cơ thể, ở sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể, ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao.
Sự tiến hóa cơ quan di chuyển, vận động cơ thể: từ chưa có cơ quan di chuyển đến có, từ đơn giản đến phức tạp (sự phân hóa), từ di chuyển bằng hình thức rất đơn giản đến thích nghi với nhiều hình thức di chuyển trên các môi trường khác nhau.
Sự tiến hóa trong tổ chức cơ thể: 
 + Hệ hô hấp: từ chỗ chưa phân hóa, hoặc hô hấp bằng da đến hình thành thêm phổi chưa hoàn chỉnh, rồi hình thành hệ ống khí, túi khí, rồi phổi hoàn chỉnh.
 + Hệ tuần hoàn: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa; từ chỗ hệ tuần hoàn được hình thành tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất đến chỗ tim đã phân hóa thành tâm nhĩ và tâm thất. 
 + Hệ thần kinh: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản (Ruột khoang, Giun đốt, Chân khớp) đến phức tạp (hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở ĐVCXS).
 + Hệ sinh dục: từ chỗ chưa phân hóa đến phân hóa, từ phân hóa nhưng còn đơn giản, chưa có ống dẫn sinh dục (Ruột khoang) đến phức tạp, có ống dẫn sinh dục (Giun đốt, Chân khớp, ĐVCXS).
Sự tiến hóa về sinh sản: so sánh sự sinh sản vô tính và hữu tính. Sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính và tạp tính chăm sóc con ở động vật.
Nêu được mối quan hệ và mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp động vật trên cây tiến hóa trong lịch sử phát triển của thế giới động vật - cây phát sinh động vật.
Bằng chứng về mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm động vật.
Cây phát sinh động vật: phản ánh quan hệ nguồn gốc, họ hang, mức độ tiến hóa của các ngành, các lớp: từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cơ thể thích nghi với điều kiện sống thậm chí còn so sánh được số lượng loài giữa các nhánh với nhau.
Kĩ năng :
Phát triển kĩ năng lập bảng so sánh rút ra nhận xét.
Lập bảng so sánh về cơ quan di chuyển, vận động cơ thể, về tổ chức cơ thể, về các hình thức sinh sản, rút ra các nhận xét về sự khác biệt và mức độ tiến hóa.
8. Động vật và đời sống con người
Kiến thức: 
Nêu được khái niệm về đa dạng sinh học, ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học
Quan sát hình thái cấu tạo của các loài động vật sống trong các môi trường khác nhau (một số đại diện).
Tìm hiểu lối sống, tập tính, số lượng loài. So sánh giữa chúng để tìm điểm khác biệt.
Ý nghĩa của bảo vệ đa dạng sinh học (bảo vệ nguồn tài nguyên) đảm bảo sự phát triển bền vững.
Nêu được khái niệm về đấu tranh sinh học và các biện pháp đấu tranh sinh học.
 Khái niệm đấu tranh sinh học: dựa vào mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật. 
Các biện pháp đấu tranh sinh học.
Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học.
Ứng dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp. 
Trình bày được nguy cơ dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học.Nhận thức được vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là các động vật quý hiếm.
Phân tích các nguy cơ có trong thực tiễn: phá rừng, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, sử dụng bừa bài thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.
Khái niệm động vật quý hiếm và ví dụ
Ý thức và các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm.
Vai trò của động vật trong đời sống con người. Nêu được tầm quan trọng của một số động vật đối với nền kinh tế ở địa phương và trên thế giới.
Vai trò của động vật trong đời sống con người: nguồn thực phẩm, dược liệu,  
Thông qua thực tiễn tìm hiểu các loài vật nuôi có tầm quan trọng với nền kinh tế của địa phương
Kĩ năng :
Làm một bài tập nhỏ với nội dung tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương
Tìm hiểu thực tế nuôi các loài động vật ở địa phương.
Viết báo cáo ngắn về những loại động vật quan sát và tìm hiểu được.
Tìm hiểu và thống kê một số động vật (ĐVKXS và ĐVCXS) có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương và các loài động vật được nuôi trồng ở địa phương.
Viết báo cáo ngắn với các nội dung: tên loài, số lượng cá thể, giá trị kinh tế. Những loài động vật có nguy cơ tiệt chủng, đề xuất biện pháp bảo tồn. 
9. Tham quan thiên nhiên
Kiến thức: 
Biết sử dụng các phương tiện quan sát động vật ở các cấp độ khác nhau tùy theo mẫu vật cần nghiên cứu.
Tìm hiểu đặc điểm môi trường, thành phần và đặc điểm của động vật sống trong môi trường.
Tìm hiểu đặc điểm thích nghi của cơ thể động vật với môi trường sống.
Hiểu được mối quan hệ giữa cấu tạo với chức năng sống của các cơ quan ở động vật.
Quan sát đa dạng sinh học trong thực tế thiên nhiên tại mỗi địa phương cụ thể.
Biết cách sưu tầm mẫu vật.
 Kĩ năng :
Phát triển kĩ năng thu lượm mẫu vật để quan sát tại chỗ và trả lại tự nhiên.
Sử dụng các phương tiện: ống nhòm, kính lúp, máy ảnh,
Tìm hiểu môi trường, các điều kiện sống, thành phần loài, các đặc điểm của động vật thích nghi với các điều kiện, môi trường sống.
Tìm hiểu các mối quan hệ giữa các loài động vật trong khu vực tham quan. 
Quan sát, ghi chép các nội dung, kiến thức qua thực tế.
Sử dụng các dụng cụ thích hợp (vợt, bay đào, khay, lọ,..) để thu thập mẫu vật động vật; lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm mẫu vật, tiêu bản cần cho việc quan sát, nhưng vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường sống của động vật và thực vật (ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên). 
Thu hoạch sau đợt thực tế thiên nhiên.

File đính kèm:

  • docchuan kien thuc ki nang sinh hoc 7 moi.doc
Bài giảng liên quan