Chuyên đề 2 sử dụng nhiên liệu (nhiệt năng) tiết kiệm và hiệu quả

Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều cách hiểu khác nhau về nhiên liệu. Theo như quy định trong điều 3 của Luật “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” quy định: Nhiên liệu là các dạng vật chất được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt.

 Như vậy chúng ta có thể hiểu nhiên liệu là những dạng vật chất sử dụng làm chất đốt trực tiếp hoặc chế biến thành chất đốt. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường sử dụng các dạng chất đốt như củi, gas, các dạng khí, than đá, dầu mỏ, xăng dầu, rơm rạ, khí sinh học, .

 

doc10 trang | Chia sẻ: mercy | Lượt xem: 2894 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 2 sử dụng nhiên liệu (nhiệt năng) tiết kiệm và hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
thế xăng. 
Ảnh: dreamstime.com.
	Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa Hyđrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng.
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU Ở VIỆT NAM 
1. Dữ trữ nhiên liệu của Việt Nam
Than đá ở Việt Nam qua thăm dò đến năm 1990 cho thấy có khoảng 3,2 tỉ tấn tập trung chủ yếu ở vùng Quảng Ninh, ở khu vực đồng bằng sông Hồng có bể than trữ lượng lên đến 210 tỉ tấn. Than nâu có ở khu vực Bắc Bộ được đánh giá có trữ lượng hàng chục tỉ tấn, có vỉa mỏng và trung bình, ít thuận lợi cho khai thác, ngoài ra than nâu còn có ở Bảo Lộc, Tây Nguyên. Than bùn có rải rác ở khắp nơi, trữ lượng nhỏ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Gần đây đã phát hiện được 33 mỏ than bùn nằm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, với trữ lượng trên 134.000 tấn, chủ yếu tập trung ở vùng Tứ giác Long Xuyên. Sắp tới sẽ đưa vào khai thác 5 mỏ với trữ lượng trên 7.400 tấn. 
Về trữ lượng khí đốt của Việt Nam theo đánh giá sơ bộ có khoảng hàng nghìn tỉ mét khối. Cùng với khí đốt là một khối lượng lớn dầu mỏ (thường khoảng 15% so với lượng khí đốt). 	
2. Thực trạng khai sử dụng nhiên liệu ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp khai thác than đá, dầu khí đã đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên nó cũng dần dần làm cạn kiệt nguồn tài nguyên NL hóa thạch, gâp ô nhiễm môi trường ở những khu vực khai khoáng. Nhìn chung, khai thác và sử dụng nhiên liệu ở ở Việt Nam như sau:
- Nhu cầu NL ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất công nông nghiệp, giao thông vận tải đặc biệt nhu cầu tiêu dùng NL nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Nguồn NL được sử dụng chủ yếu vẫn là từ các loại nhiên liệu hoá thạch như than đá, dầu , khí tự nhiên. 
- Việc khai thác các nhiên liệu hóa thách hiện này vẫn còn vẫn không được kiểm soát hết, đặc biệt là trong khai thác than đá. Hiện nay, vẫn có nhiều lò khai thác than thổ phỉ, xuất khẩu than lậu gây nhiều thiệt hại về kinh tế quốc gia, ảnh hưởng đến môi trường và sản xuất .
- Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng,tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. 
 Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v...Trong sản xuất công nghiệp còn nhiều lãng phí khi sử dụng nhiên liệu do công nghệ sản xuất còn lạc hậu .
Lò khai thác than thổ phí
Nguồn : Báo Quảng Ninh
3. Nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu hoá thạch
	Nhu cầu sử dụng ngăng lượng ngày càng tăng dẫn đến việc khai thác và sử dụng các nguồn NL ngày càng gia tăng. Ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam nguồn tài nguyên NL hoá thạch khai thác quá mức đang dần cạn kiệt. Ở khu vực Châu Á nhu cầu về NL tăng cao hàng năm. Dự báo trong 10 năm tới sẽ tăng gấp đôi, đến 2025 châu Á sẽ chiến hơn 50% trong tổng nhu cầu phát triển về điện trên thế giới.
	Ở Việt Nam, theo bộ Công thương đánh giá tháng 8 năm 2007, nguồn NL hoá thạch của Việt Nam đang bị cạn kiệt dần: than chỉ còn 3,80 tỉ tấn, dầu 2,3 tỉ tấn. Do vậy, ở Việt Nam nguồn NL tự nhiên này có thể còn hết trước thế giới một vài chục năm. An ninh NL ở Việt Nam đang trở thành vấn đề cấp bách.
	Hiện nay, Việt Nam vẫn tiếp tục thăm dò và có thể phát hiện thêm các nguồn NL than, dầu, khí đốt mới. Tuy nhiên, nhìn về lâu dài, các nguồn NL hoá thạch sớm mộn cũng sẽ cạn kiệt, việc thiếu hụt NL đối với sản xuất và đồi sống là một thách thức lớn.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÔNG THƯỜNG SDTK&HQ NHIÊN LIỆU
Để sử dụng nhiên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả cần thực hiện nhiều biện pháp khác nhau. Điều 13 Luật SDNLTK&HQ đã nêu lên một số biện pháp SDNLTK&HQ trong cơ sở sản xuất, cung cấp NL và trong hoạt động GTVT.
1. Đối với các cơ sở sản xuât, cung cấp NL
1. Cơ sở sản xuất, cung cấp NL căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức về sử dụng NL áp dụng biện pháp công nghệ và quản lý sau đây: 
- Lựa chọn công nghệ có hiệu suất NL cao; lắp đặt đầy đủ thiết bị đo lường, kiểm tra thông số vận hành; định kỳ tổ chức hiệu chỉnh, bảo trì lò, máy và thiết bị phụ trợ trong nhà máy phát điện để bảo đảm hiệu suất chung của nhà máy đạt hiệu suất thiết kế;
- Tận dụng nhiệt thải, hơi nước thải có nhiệt độ cao để cung cấp cho quá trình cháy, sấy nhiên liệu, làm nóng nước cấp vào lò nhằm nâng cao hiệu suất phát điện của tổ máy; 
- Cơ sở phát điện phải tuân thủ phương thức huy động của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia; xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm điện tự dùng; 
- Nhà máy thuỷ điện phải tuân thủ đầy đủ quy trình vận hành khai thác hồ chứa hoặc liên hồ chứa, bảo đảm yêu cầu phát điện an toàn, tham gia nhiệm vụ điều tiết cấp nước cho sản xuất và đời sống;   
- Đơn vị truyền tải, phân phối điện phải xây dựng chương trình, kế hoạch, định mức và lộ trình cụ thể nhằm giảm tổn thất điện năng trong hệ thống truyền tải và phân phối điện;
- Đơn vị khai thác, cung ứng nhiên liệu phải sử dụng kho chứa, phương tiện vận chuyển an toàn, phù hợp, giảm thất thoát, phòng ngừa gây ô nhiễm môi trường, lãng phí NL;
- Đơn vị khai thác than, dầu khí phải có phương án tận thu khí đồng hành và tài nguyên NL khác.
2. Không xây dựng mới tổ máy phát điện bằng than, dầu, khí có công nghệ lạc hậu, hiệu suất thấp. 
2. Đối với giao thông vận tải
Điều 19 quy định các biện pháp sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động giao thông vận tải như sau:
1. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn, thiết kế, đầu tư phát triển giao thông vận tải công cộng; sản xuất, sử dụng phương tiện giao thông tiết kiệm NL; khai thác và mở rộng ứng dụng khí hóa lỏng, khí thiên nhiên, điện, nhiên liệu hỗn hợp, nhiên liệu sinh học thay thế xăng, dầu.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải phải lựa chọn và thực hiện các biện pháp sau đây:
- Tối ưu hóa tuyến vận tải, phương tiện vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NL;
- Xây dựng và áp dụng quy định về bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện giao thông vận tải thuộc phạm vi quản lý để giảm tiêu thụ nhiên liệu;
- Ứng dụng các giải pháp công nghệ, quản lý, tổ chức vận tải nhằm sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả.
- Chủ đầu tư, nhà thầu khi xây dựng, cải tạo công trình giao thông có trách nhiệm:
+ Thực hiện các giải pháp về sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả của dự án đã được phê duyệt;
+ Áp dụng các biện pháp sử dụng NL tiết kiệm và hiệu quả trong thi công công trình.
IV. TRÁCH NHIỆM VÀ NHỮNG VIỆC NGƯỜI DÂN CẦN LÀM ĐỂ SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NHIÊN LIỆU
1. Trách nhiệm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nhiên liệu
Trong lĩnh vực giao thông vận tải, các tổ chức, cá nhân sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải có trách nhiệm:
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ NL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong sản xuất thiết bị, phương tiện vận tải;
- Áp dụng công nghệ tiên tiến; tăng cường nghiên cứu, chế tạo thiết bị, phương tiện vận tải tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng nhiên liệu sạch, NL tái tạo và các dạng nhiên liệu thay thế khác.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về SDNLTK&HQ trong hoạt động GTVT thuộc về Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:
- Áp dụng các biện pháp SDNLTK&HQ trong quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không;
- Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy chuẩn kỹ thuật, định mức tiêu thụ NL đối với phương tiện vận tải; 
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện loại bỏ phương tiện vận tải quá thời hạn sử dụng, không đạt mức hiệu suất NL tối thiểu;
- Hướng dẫn doanh nghiệp vận tải hợp lý hóa hoạt động GTVT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng NL của phương tiện vận tải; 
- Lập kế hoạch đầu tư, khai thác hệ thống giao thông công cộng, tăng cường sử dụng mạng lưới giao thông đường sắt, đường thuỷ kết hợp vận tải đa phương thức;
Kiểm tra việc tuân thủ định mức tiêu thụ NL đối với phương tiện vận tải.
2. Biện pháp cụ thể tiết kiệm nguồn nhiên liệu
2.1. Dùng bếp tiết kiệm củi: Bếp đun tiết kiệm củi là loại Bếp có cấu tạo gồm nhiều bộ phận được thiết kế một cách khoa học như: buồng  đốt, cửa  đun, ghi  đỡ (để  đặt xoong chảo), buồng tận dụng nhiệt và hệ thống thoát  khói riêng. Đặc điểm của loại Bếp này là nó có thể dùng các chất đốt có sẵn ở các vùng nông thôn như: rơm rạ, lõi ngô, thân cây ngô, cây sắn, cành cà phê, trấu, củi vụn trong vườn 
Bếp đun truyền thống làm mất nhiệt, tốn củi, nguy cơ cháy bỏng (ảnh minh họa)
Bếp đun củi cải tiến ít tốn củi, hạn chế nguy cơ cháy bỏng (ảnh minh họa)
Áp dụng những biện pháp SDNLTK&HQ trong hộ gia đình như:
- Sử dụng vật liệu cách nhiệt, thiết bị gia dụng là sản phẩm tiết kiệm NL; tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng NL tái tạo;
- Sử dụng các loại bếp đun nấu tiết kiệm nhiên liệu;
- Lựa chọn phương tiện đi lại và cách đi lại hợp lý nhất để giảm tiêu thụ nhiên liệu, cụ thể là:
+ Nếu đoạn đường không quá xa, bạn nên đi bộ hoặc đi xe đạp, vừa tiết kiệm xăng dầu vừa tăng cường vận động.
+ Bạn có thể hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân (ôtô, xe máy), tăng cường dùng phương tiện công cộng (xe bus).
+ Nếu dùng ôtô, bạn nên nghĩ đến xe Hybrid (vừa chạy dầu, vừa chạy điện), điều đó sẽ cắt giảm được 107 tấn CO2.
+ Tăng cường sử dụng các loại NL xanh như điện, xăng sinh học, dầu sinh học
V. CÙNG SUY NGẪM VÀ HÀNH ĐỘNG 
1. Tại sao hiện nay vấn đề tìm kiếm và khai thác dầu mỏ, khí đốt được các quốc gia quan tâm?
2. Bạn suy nghĩ như thế nào về việc sử dụng bếp than trong đun nấu?
3. Theo bạn, nên sử nên đun nấu bằng loại bếp nào để tiết kiệm NL và BVMT?
4. Giả sử trong gia đình, bố mẹ em không bảo dưỡng xe máy định kỳ vì sợ tốn tiền. Bạn sẽ làm gì giải thích như thế nào để bố mẹ chịu bỏ tiền bảo dưỡng xe máy, góp phần thực hiện tiết kiệm NL?
5. Bạn có giải pháp nào về lựa chọn phương tiện, cách thức đi lại nhằm hạn chế tiêu tốn nhiên liệu ở những nơi thường xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông?
	Tài liệu tham khảo:

File đính kèm:

  • docChuyen de 2.doc