Chuyên Đề 4: Vị Trí, Vai Trò, Tính Chất, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam

I – SỰ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN VÀ MỤC ĐÍCH CỦA HỘI CỰU CHIẾN BINH

1. Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Đất nước ta trải qua một thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến lâu dài. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã tham gia lực lượng vũ trang, chiến đấu giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sau khi hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ, hàng triệu cán bộ, chiến sĩ đã trở về quê hương tham gia lao động sản xuất. Một bộ phận chuyển ngành sang công tác ở các cơ quan Đảng và Nhà nước, các lĩnh vực kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội. Cựu chiến binh Việt Nam trở thành một lực lượng đông đảo trong dân cư, xuất thân từ các giai cấp, tầng lớp xã hội qua thử thách khốc liệt của chiến tranh trưởng thành trong các lực lượng vũ trang, được Đảng, Bác Hồ giáo dục rèn luyện, mang truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ".

 

ppt64 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 9978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên Đề 4: Vị Trí, Vai Trò, Tính Chất, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.Đây là nhiệm vụ chính trị mà Đảng tín nhiệm giao cho Hội thể hiện sự tin cậy của Đảng đối với cựu chiến binh, những người mang bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ", được rèn luyện, thử thách trong chiến tranh cách mạng và trong thực tiễn cuộc sống, đã kinh qua công tác lãnh đạo, giáo dục quản lý chiến sĩ trẻ trong quân đội có quan hệ rộng và uy tín cao trong xã hội...Quán triệt quan điểm của Đảng, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác thanh niên, nhận rõ nhiệm vụ của Đảng giao cho ngay từ khi mới thành lập, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã xác định giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện tôn chỉ mục đích của Hội, là trách nhiệm và tình cảm đối với thế hệ trẻ và vì sự tồn tại, phát triển của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự tiến bộ và phát triển của tuổi trẻ. Đây cũng là điều mong ước của các thế hệ cựu chiến binh, những người đã từng hy sinh cả cuộc đời cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Năm là, đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước.Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội có quan hệ quốc tế rộng rãi. Trong hoạt động đối ngoại, Hội luôn nắm vững quán triệt sâu sắc quan điểm độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước làm phương hướng và nội dung hoạt động của Hội.Hoạt động đối ngoại của Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã góp phần tích cực vào công tác đối ngoại nhân dân, làm cho cựu chiến binh các nước mà Hội có quan hệ hiểu thêm về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, nâng cao uy tín của Đảng, của đất nước, của Quân đội và Hội Cựu chiến binh Việt Nam trên trường quốc tế.Định hướng trong công tác đối ngoại nhân dân của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tăng cường hợp tác với Hiệp hội Cựu chiến binh Lào, Hội Cựu chiến binh Campuchia, đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu. Đẩy mạnh quan hệ và các cựu chiến binh các nước có quan hệ hữu nghị tuyền thống. Tích cực mở rộng quan hệ với các đối tác mới phù hợp với khả năng và điều kiện của Hội. Chủ động tham gia hoạt động của các tổ chức, ủy ban khu vực và thế giới như: Hội Liên đoàn Cựu chiến binh các nước Đông Nam Á (VECONAC), Liên đoàn Cựu chiến binh thế giới (WVF), Ủy ban Thường trực Cựu chiến binh châu Á - Thái Bình Dương (SCAP).Trong hoạt động đối ngoại, Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo sự chỉ đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước qua các cơ quan đối ngoại của Đảng Nhà nước; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, phát huy tinh thần vừa hợp tác vừa đấu tranh, bảo vệ đường lối của Đảng, lợi ích quốc gia và dân tộc, đấu tranh chống các luận điệu chia rẽ, phá hoại của kẻ thù.Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện công tác vận động tài trợ của nước ngoài để góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Làng Hữu nghị, chăm sóc tốt cựu chiến binh và con cựu chiến binh bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ; tranh thủ sự hỗ trợ của các nước, các tổ chức quốc tế, vận động xây dựng Làng Hữu nghị ở miền Trung và Nam Bộ. Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các đoàn thể tuyên truyền chính sách đối ngoại nhân dân, tham gia công tác thông tin đối ngoại và góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại.Sáu là, tiếp tục phối hợp với các tổ chức, các ngành liên quan, tập hợp, động viên cựu quân nhân phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ", tham gia các phong trào, các cuộc vận động ở cơ sở.Mục đích tập hợp, bồi dưỡng động viên lực lượng cựu quân nhân nhằm tạo điều kiện để cựu quân nhân giữ vững và phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tốt nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ người sự du quân dự bị; tương trợ giúp nhau về tinh thần, vật chất, giúp nhau làm kinh tế xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng và đúng luật pháp. Phát huy tiềm năng đa dạng của cựu quân nhân làm nòng cốt thực hiện các chương trình kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền ở cơ sở, Hội Cựu chiến binh phối hợp với Đoàn Thanh niên và cơ quan quân sự động viên, thu hút, tập hợp anh chị em với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: câu lạc bộ cựu quân nhân, ban liên lạc truyền thống, ban liên lạc đồng ngũ, đồng đơn vị, câu lạc bộ văn hóa, hội ngành nghề, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh... trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải. Các tổ chức trên chỉ thành lập ở cơ sở chịu sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy chính quyền cơ sở và có sự phối hợp, giúp đỡ của các đoàn thể, các ngành chức năng.Hoạt động của các tổ chức trên tập trung vào một số định hướng là: tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; các chương trình, các cuộc vận động của địa phương, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước, truyền thống đơn vị, hành quân về nguồn, thăm chiến trường xưa ..., các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, lễ hội; giúp nhau làm kinh tế, hoạt động tình nghĩa; chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ, mẹ Việt Nam Anh hùng, tham gia tìm đồng đội...Bảy là, nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của Hội, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội:- Thường xuyên bồi dưỡng cho cán bộ hội viên nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, mục đích, tính chất, nhiệm vụ của Hội; quán triệt các quan điểm chỉ đạo đổi mới công tác vận động quần chúng của Đảng (Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đang khoá VI số 08B), thông qua sinh hoạt chi hội và sơ kết, tổng kết công tác của các cấp hội nhất là ở cơ sở, để bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác vận động quần chúng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội.- Thường xuyên thông báo tình hình thời sự chính trị - xã hội, tình hình trong nước và quốc tế, những chủ trương, đường lối chính sách mới; những âm mưu thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ; kịp thời định hướng tư tưởng cho cán bộ, hội viên đặc biệt chú ý các trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và các đô thị lớn.- Duy trì nền nếp và không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt ở chi hội, phân hội.Yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức trong thời gian tới là:- Tổ chức điều tra, khảo sát để nắm được số lượng cựu chiến binh ở từng địa phương, cơ quan, doanh nghiệp... và số cựu chiến binh xuất ngũ, chuyển ngành hằng năm.- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển hội viên, từng cấp có chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, quán triệt tính chất quần chúng của một đoàn thể chính trị - xã hội, tránh tư tưởng cục bộ, hẹp hòi hoặc đơn giản trong công tác phát triển hội viên.- Mở rộng tổ chức Hội trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trường học; chỉ đạo nội dung, phương thức sinh hoạt và hoạt động thích hợp, thiết thực, có hiệu quả.- Rút kinh nghiệm về tổ chức nội dung hoạt động, chế độ sinh hoạt đối với từng loại hình cơ sở ở đô thị nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số tôn giáo, cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp để không ngừng nâng cao chất lượng sinh hoạt và hoạt động.- Quan tâm xây dựng và chỉ đạo sinh hoạt của các chi hội, phân hội; phát huy vai trò các tổ chức cơ sở của Hội trong công tác vận động cựu chiến binh, cựu quân nhân, vận động nhân dân; góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững chắc ở từng thôn, bản, buôn, ấp ...- Thường xuyên chăm lo công tác bồi dưỡng cán bộ, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống và năng lực công tác Hội. Đồng thời chủ động trong việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận, nhất là cán bộ chủ trì các cấp hội.- Phát huy vai trò công tác kiểm tra của các cấp, thúc đẩy việc thực hiện Điều lệ và nhiệm vu của Hội. Công tác kiểm tra phải lấy phương châm “Giáo dục, phòng ngừa, nâng cao tính tự giác là chính", bảo đảm dân chủ, kỷ luật.Việc đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của Hội trong giai đoạn hiện nay tập trung vào các nội dung sau:- Hướng mạnh về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chính; thường xuyên đi sát cơ sở nắm vững tình hình về các mặt của cán bộ, hội viên và anh chị em cựu chiến binh, đến từng gia đình cựu chiến binh, trên cơ sở đó các cấp hội quán triệt các chủ trương công tác của cấp trên, của địa phương để xây dựng chương trình hành động cụ thể của cấp mình.- Từng cấp hội phải xây dựng quy chế làm việc; làm việc phải có chương trình, kế hoạch, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng cấp, từng người, bảo đảm dân chủ, tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật.- Kết hợp hài hòa giữa hoạt động chính trị và hoạt động xã hội, giữa động viên chính trị với chăm lo lợi ích chính đáng, thiết thực của hội viên và cựu chiến binh.+ Bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, của cơ quan, đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, với các ban, ngành, đoàn thể trên tinh thần đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác có hiệu quả; phục tùng sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và quản lý của chính quyền.+ Coi trọng sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm các mặt công tác trong từng thời kỳ, trong từng nhiệm vụ, coi trọng tổng kết thực tiễn theo từng chuyên đề. + Đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” với các chỉ tiêu thi đua cụ thể, thiết thực, sát với từng vùng, từng đối tượng; gắn phong trào thi đua của Hội với phong trào thi đua yêu nước của địa phương, coi trọng tổng kết, động viên phong trào, phát hiện điển hình cá nhân và tập thể, khen thưởng kịp thời, chính xác, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến rộng rãi trong và ngoài hội.Vấn đề trao đổi, thảo luận:1. Vị trí, vai trò, tính chất, mục đích của Hội Cựu chiến binh Việt Nam; trách nhiệm của các Hội Cựu chiến binh cơ sở trong việc phát huy vị trí, vai trò của cựu chiến binh trong giai đoạn hiện nay.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay; liên hệ thực tế ở cơ sở Hội địa phương, đơn vị. Những giải pháp và kiến nghị.Bµi häc kÕt thóc xin c¶m ¬n c¸c ®ång chÝ ®· chó ý l¾ng nghe.

File đính kèm:

  • pptBai giang lop boi duong can bo Hoi cuu chien binh coso(3).ppt
Bài giảng liên quan