Cuộc Thi Kể Chuyện Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh

Câu chuyện về A Byưh và A Trâm là một tình bạn cảm động làm xúc động hàng triệu người dân Việt Nam, là tấm gương sáng ngời về lòng nhân ái, tình thương yêu và trách nhiệm đối với bạn bè của cậu bé A Byưh; về nghị lực phi thường và lòng ham học của cậu bé tật nguyền A Trâm. Chuyện của A Byưh và A Trâm đã trở thành “chuyện cổ tích” ở vùng đồng bào dân tộc Klâu Ngo Zố xa xôi.

 

ppt15 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc Thi Kể Chuyện Học Tập Và Làm Theo Tấm Gương Đạo Đức Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
CUỘC THI KỂ CHUYỆNHỌC TẬP VÀ LÀM THEOBÀI DỰ THILỚP 10/3 T3Câu chuyện về A Byưh và A Trâm là một tình bạn cảm động làm xúc động hàng triệu người dân Việt Nam, là tấm gương sáng ngời về lòng nhân ái, tình thương yêu và trách nhiệm đối với bạn bè của cậu bé A Byưh; về nghị lực phi thường và lòng ham học của cậu bé tật nguyền A Trâm. Chuyện của A Byưh và A Trâm đã trở thành “chuyện cổ tích” ở vùng đồng bào dân tộc Klâu Ngo Zố xa xôi. 5 năm qua, A Pyiưh (Kon Tum) đều đặn cõng bạn thân là A Trâm bị bại liệt đến trường, bất kể trời mưa nắng, đường trơn trượt. Hai học sinh này vừa được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi thư khen. Người dân xã YaChim, thị xã Kon Tum (Kon Tum), ai cũng biết và cảm phục A Pyiưh, làng Klâu Ngol Zố (người dân tộc Gia Rai) đã 5 năm liền cõng, giúp đỡ A Trâm cắp sách đến trường.5 năm cõng bạn tới trườngChủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa có thư khen gửi hai cháu A Byưh và A Trâm, trường PTCS Ya Chim 1, xã Ya Chim, thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Nội dung thư như sau: Bác rất xúc động được biết, trong suốt 5 năm qua, cháu A Byưh đã không quản ngại khó khăn, vất vả, dù trời nắng hay mưa vẫn hằng ngày cõng bạn A Trâm đến trường. Bác biểu dương và khen ngợi việc làm cao đẹp của cháu A Byưh; tinh thần ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập của cháu A Trâm. Tình bạn trong sáng, hết lòng yêu thương đùm bọc lẫn nhau của hai cháu là tấm gương sáng để học sinh cả nước noi theo. Nhân đây, tôi mong rằng ngành giáo dục, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể hãy nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là đối với các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bác chúc hai cháu chăm ngoan, học tập ngày càng tiến bộ, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, "cháu ngoan Bác Hồ". Bác hôn các cháu!Suốt năm năm nay, người dân ở quanh Trường tiểu học Ya Chim 1 (xã Ya Chim, thị xã Kontum) rất cảm động trước tình bạn của hai cậu học sinh. Thấy bạn mình có đôi chân què quặt, cậu bé A Byưh đã tình nguyện cõng bạn đến trường hằng ngày. Dù mưa gió hay mùa khô nắng gắt, người ta vẫn thấy A Trâm tươi cười trên lưng A Byưh đến trường. Nhà A Byưh nghèo khó, bố mẹ lam lũ rẫy nương, nhà của A Trâm cũng chẳng khá gì hơn. Không một ai bắt A Byưh phải làm thế, nhưng vì thương bạn, cậu bé đã làm điều đó một cách tự nguyện và vui vẻ. “Em muốn mình là đôi chân của bạn”, A Byưh tâm sự.Em muốn là đôi chân của bạn. Hằng ngày, sau giờ xua bò lên rẫy, A Byưh lại đến chơi với A Trâm. Trò chơi của những đứa trẻ vùng quê giữa Tây nguyên bạt ngàn chỉ là mấy cái lá cây vàng rụng, vài cục đất sét lượm được quanh vùng. Vậy mà tình bạn giữa hai đứa cứ ngày càng thắm thiết.Từ lúc sinh ra, A Trâm đã “bị yàng phạt”, chỉ lết quanh quẩn ở nhà. Nhưng từ khi có A Byưh làm bạn, A Trâm như có thêm đôi chân mới - Ảnh: Thế AnhĐến tuổi đi học, A Byưh vui mừng khi mẹ mua cho chiếc cặp mới để chuẩn bị đến trường, cậu mang đến nhà A Trâm để hai đứa cùng vui. Nhưng A Trâm không thể nào vui được, cậu lết ra sau căn nhà sàn rồi ngồi bệt giữa đất mà khóc. Thương bạn, A Byưh suy nghĩ nhiều lắm. Rồi bỗng dưng mấy hôm sau A Byưh đến nhà A Trâm với nét mặt hớn hở: “Tao có đôi chân, hai đứa mình dùng chung. Cả hai cùng đi học nhé!”. Nghe bạn nói, cái bụng A Trâm mừng như được quà. Mày đừng buồn nữa A Trâm à, dù trường có xa tao cũng cõng mày đi học, vì mày là bạn tốt của tao mà.“Em muốn là đôi chân của bạn!”Tuy ưng cái bụng nhưng chị Y Tranh vẫn lo lắng: “A Byưh à, cái số thằng A Trâm bị yàng phạt rồi, mày giúp nó không sợ yàng hả?”. Chẳng một phút đắn đo, A Byưh trả lời: “Không đâu, yàng không phạt người tốt đâu! Con sẽ cõng A Trâm tới trường”.Nhờ nghị lực phi thường và tình yêu thương, 2 bạn đã cùng nhau đến trường để tìm con chữ“Yàng không phạt người tốt đâu!”Ngày khai trường, A Trâm rạng rỡ nụ cười trên lưng A Byưh Thấy dáng A Byưh cõng bạn đi liêu xiêu trên con đường đất đỏ của làng, ai cũng thầm thán phục và lo lắng cho lòng tốt của A Byưh có ngày bị yàng phạt. Nhưng A Byưh và A Trâm thì không, hai đứa vẫn cười đùa hồn nhiên trong suốt hành trình năm năm đi tìm con chữ.Cõng bạn tới trườngKhi cả 2 lên lớp 6 thì A Trâm cũng nặng 24 kg và con đường đến trường dài thêm 5 km. Vậy là cậu bé 11 tuổi, A Pyiưh, đã xin bố mẹ mua xe đạp để tiếp tục chở bạn đến trường. Hiểu được hoàn cảnh gia đình của bạn (bố bỏ đi khi A Trâm bị bại liệt) nên Pyiưh rất thương và luôn đến đón bạn từ rất sớm.Hành trình đi tìm con chữHiệu trưởng THCS YaChim 1 Nguyễn Văn Thịnh cho biết, A Trâm tuy bị tàn tật nhưng ý thức học tập rất tốt, còn em A Pyiưh thì rất ngoan và có tinh thần giúp đỡ bạn bè. A Trâm là một trong những học sinh khá giỏi của trường được thầy cô và bạn bè quý trọng. Riêng đối với học sinh A Byưh, tuy học lực kém hơn A Trâm nhưng trên lớp em cũng chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài và tiếp thu khá nhanh, chất lượng học tập được xếp vào loại khá. Hành trình đi tìm con chữXã YaChim là một trong những địa bàn có tình trạng bỏ học rất cao nhưng đôi bạn này không vắng buổi học nào. A Trâm tâm sự: "Lớn lên em sẽ là thầy giáo vì trong làng còn nhiều em nhỏ không được đi học". Còn mong ước của A Pyiưh là trở thành bác sĩ để khám chữa bệnh cho dân làng mình. Ước mơ giản dịNgười thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành xưa đã rời bến nhà rồng, hành trang trên vai, là tình yêu thương nhân ái bao đối với người dân Việt Nam, là nghị lực phi thường, là ước muốn cháy bỏng muốn dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than. Từ tình thương yêu, lòng nhân ái đó đã giúp người vượt qua khó khăn, thử thách để tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: Độc lập dân tộc gắn liền với CNXHTấm gương đạo đức Hồ Chí MinhCâu chuyện về A Pyiưh và A Trâm cũng là tấm gương sáng ngời về tình yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ bạn bè, về tinh thần trách nhiệm của A Byưh, về ý chí và nghị lực phi thường, chiến thắng tật nguyền của A Trâm, đó là những tấm gương sáng ngời trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bài họcChúng ta, là những thanh niên thế hệ mới cùng chung tay góp sức giúp đỡ bạn bè xung quanh bằng những việc làm hữu ích, phù hợp. Cùng chia sẻ những mất mát với những người bị thiên tai, nghèo đói, những nạn nhân chất độc da cam, tham gia chiến dịch ngày hè xanh, Những hành động dù nhỏ nhưng chứa chan tình người sẽ là động lực để vươn tới xã hội “Công bằng, dân chủ, văn minh Học tập và làm theo lời Bác

File đính kèm:

  • ppt5 nam cong ban di hoc.ppt