Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 14 - Bài 8: Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội (tiếp)

I_ Mục tiêu:

1. Về kiến thức: HS cần nắm:

● Khái niệm phương thức sản xuất.

● Các yếu tố của phương thức sản xuất.

● Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

2. Về kỹ năng:

● Vẽ được sơ đồ phương thức sản xuất → ứng dụng vào cuộc sống.

 3. Về thái độ:

● Cố gắng học tập, sáng tạo công cụ lao động sản xuất hiện đại.

● Nhận thức tốt → xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, mở đường cho xã hội phát triển.

● Nhìn thấy được sự phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất XHCN của nước ta.

II_ Phương tiện – tài liệu:

Sơ đồ, biểu đồ so sánh, sách giáo khoa, sách giáo viên.

III_ Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

● Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố nào? Vai trò và ảnh hưởng của nó. Con người tác động đến môi trường tự nhiên theo những hướng nào?

● Vai trò của dân số? liên hệ Việt Nam.

● Tồn tại xã hội là gì?

2. Giới thiệu bài mới:

Môi trường tự nhiên và dân số có vai trò nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng mức độ ảnh hưởng của chúng lại phụ thuộc vào các chế độ xã hội do phương thức sản xuất quyết định. Vậy phương thức sản xuất là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu qua tiết thứ 2 của bài 8.

3. Dạy bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 - Nguyễn Thị Niêm - Tiết 14 - Bài 8: Tồn Tại Xã Hội Và Ý Thức Xã Hội (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
Tiết 14: Ngày soạn:30/10/2010.
Bài 8: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI (TT)
I_ Mục tiêu:
Về kiến thức: HS cần nắm:
Khái niệm phương thức sản xuất.
Các yếu tố của phương thức sản xuất.
Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Về kỹ năng:
Vẽ được sơ đồ phương thức sản xuất → ứng dụng vào cuộc sống.
 3. Về thái độ:
Cố gắng học tập, sáng tạo công cụ lao động sản xuất hiện đại.
Nhận thức tốt → xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, mở đường cho xã hội phát triển.
Nhìn thấy được sự phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất XHCN của nước ta.
II_ Phương tiện – tài liệu:
Sơ đồ, biểu đồ so sánh, sách giáo khoa, sách giáo viên.
III_ Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố nào? Vai trò và ảnh hưởng của nó. Con người tác động đến môi trường tự nhiên theo những hướng nào?
Vai trò của dân số? liên hệ Việt Nam.
Tồn tại xã hội là gì?
Giới thiệu bài mới:
Môi trường tự nhiên và dân số có vai trò nhất định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội nhưng mức độ ảnh hưởng của chúng lại phụ thuộc vào các chế độ xã hội do phương thức sản xuất quyết định. Vậy phương thức sản xuất là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu qua tiết thứ 2 của bài 8.
Dạy bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1:
Gv: xã hội loài người trải qua bao nhiêu chế độ? Nhận xét về cách thức sản xuất của từng chế độ?
Hs trả lời.
Gv chốt ý: loài người trải qua 5 chế độ xã hội khác nhau, mỗi chế độ có cách thức sản xuất riêng và nó ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Cách thức đó gọi là phương thức sản xuất. Vậy phương thức sản xuất là gì?
- PTSX gồm những yếu tố nào? →
Hoạt động 2:
Gv cho HS thảo luận nhóm: 4 nhóm
nhóm 1: LLSX là gì? Gồm mấy yếu tố? TLSX gồm những yếu tố nào?
Nhóm 2: TLLĐ gồm những yếu tố nào? Yếu tố nào tiêu biểu nhất vì sao? Đối tượng lao động là gì? Ví dụ.
Nhóm 3: Lực lượng sản xuất thể hiện mối quan hệ giữa ai với ai? Yếu tố nào quan trọng nhất? vì sao?
→ Gv tóm lại: LLSX gồm: TLSX và người lao động. Trong TLSX, công cụ lao động là yếu tố tiêu biểu cho trình độ sản xuất của mỗi thời đại. Trong LLSX, người lao động giữ vai trò quyết định. → 
Gv cho nhóm 4 tiếp tục trình bày:
nhóm 4: QHSX là gì? Gồm những yếu tố nào? Nội dung các yếu tố? yếu tố nào quan trọng nhất? vì sao?
Hs trình bày.
Gv chốt ý và liên hệ Việt Nam: PTSX XHCN: QHSX XHCN: giai cấp nào nắm quyền sở hữu? Ai quản lý? Thực hiện phân phối như thế nào? Có công bằng không?
→ sở hữu toàn dân. Dân quản lý thông qua cơ quan đại diện cho mình là Nhà nước. thực hiện phân phối: làm theo năng lực, hưởng theo lao động. →
Hoạt động 3:
Gv: - Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX.
- Trong PTSX, yếu tố nào luôn phát triển? 
Trong PTSX diễn ra mâu thuẫn gì?
Giải quyết mâu thuẫn đó, cái mới ra đời là cái gì?
Ý nghĩa của việc giải quyết mâu thuẫn đó?
Hs trao đổi và phát biểu.
Lớp bổ sung
Gv chốt ý: LLSX phát triển nhanh, QHSX thay đổi chậm. trong PTSX: mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX → giải quyết mâu thuẫn → xóa bỏ PTSX cũ, phát triển PTSX mới. QHSX mới lại thúc đẩy LLSX phát triển. (áp dụng giải thích các chế độ xã hội). →
Hoạt động 4:
Gv: yêu cầu HS vẽ sơ đồ PTSX, giải thích và phân tích ví dụ:
Xác định các yếu tố của PTSX trong nghề làm nông.
Hs trả lời, lớp bổ sung.
Gv chốt lại: LLSX: ngừơi lao động: nông dân. TLLĐ: cuốc, bừa, sân phơi ĐTLĐ: ruộng, lúa
QHSX: người nông dân nắm quyền sở hữu, quản lý và phân phối. 
1.c. Phương thức sản xuất:
- PTSX là cách thức con người làm ra của cải vật chất trong những giai đoạn nhất định của lịch sử.
- PTSX: gồm LLSX và QHSX.
- LLSX: là sự thống nhất giữa TLSX và người sử dụng tư liệu ấy để sản xuất ra của cải vật chất.
+ LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, phản ánh trình độ làm chủ tự nhiên của con người.
+ TLSX gồm: tư liệu lao động(công cụ lao động và các phương tiện vật chất) và đối tượng lao động. → công cụ lao động là yếu tố tiêu biểu cho trình độ sản xuất mỗi thời đại.
→ trong LLSX, người lao động giữ vai trò quyết định.
- QHSX: là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. gồm:
+ Quan hệ sở hữu về TLSX: 
+ Quan hệ trong tổ chức và quản lý: 
+ Quan hệ phân phối sản phẩm.
→ Quan hệ sớ hữu về TLSX giữ vai trò quyết định.
Quan hệ giữa LLSX và QHSX:
+ PTSX: LLSX phát triển nhanh, QHSX thay đổi chậm → mâu thuẫn → đấu tranh xóa bỏ QHSX lỗi thời → hình thành QHSX mới, thúc đẩy LLSX phát triển → PTSX mới → xã hội phát triển.
Củng cố và luyện tập:
Gv tổng kết kiến thức tiết 1 và 2 của bài 8 bằng sơ đồ:
Các yếu tố của tồn tại xã hội
Các yếu tố
Vai trò
Quan hệ với con người
Môi trường tự nhiên
Là điều kiện sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội
Có trước; con người, xã hội là sản phẩm của tự nhiên.
Dân số
Là điều kiện sống tất yếu và thường xuyên của sự tồn tại và phát triển của xã hội
Số lượng, chất lượng dân số ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội.
PTSX
Quyết định sự phát triển của chế độ xã hội.
Con người có cách thức sản xuất nhất định để làm ra của cải vật chất.
Hoạt động nối tiếp:
Học bài và chuẩn bị tiết tiếp theo của bài.
Gợi ý – kiểm tra – đánh giá:
Về nhà làm bài 1/ SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 14.GDCD10(2).doc