Ôn tập hóa học 10 – Nâng cao

1. THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ.

 Thành phần cấu tạo nguyên tử gồm: (trừ : chỉ có 1proton, không có notron).

 - Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và notron.

 - Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.(trừ : chỉ có 1proton, 1 electron).

 1.1 Electron.

 Do Tôm-xơn (Anh) phát hiện khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không.

 Điện tích: , : được chọn là điện tích đơn vị.

 Khối lượng: .

 1.2 Proton.

 Do Rơ-dơ-pho phát hiện khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt .

 Điện tích: , quy ước 1+.

 Khối lượng: .

 1.3 Notron.

 Do Chat-uých (cộng tác viên của Rơ-dơ-pho) phát hiện khi dùng hạt bắn phá hạt nhân nguyên tử Beri.

 Điện tích: .

 Khối lượng: .

 

doc29 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ôn tập hóa học 10 – Nâng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ác kim loại (trừ Au và Pt).
	Ở điều kiện bình thường, oxi không oxi hóa được Ag, nhưng ozon oxi hóa Ag thành Ag2O.
	Oxi không oxi hóa được ion trong dung dịch, nhưng ozon oxi hóa thành I2.
	3.1.3 Ứng dụng của ozon.
	Với một lượng rất nhỏ ozon (dưới 10-6%) làm không khí trong lành. Với lượng lớn hơn sẽ gây độc.
	Dùng tẩy trắng trong công nghiệp.
	Khử trùng, khử mùi
	3.1.4 Ozon - chất gây ô nhiễm hay chất bảo vệ ?
	Trên tầng đối lưu và dưới tầng bình lưu ở độ cao 20-30km là tầng ozon có tác dụng là lá chắn ngăn tia cực tím bảo vệ sự sống trên bề mặt trái đất.
	Ở tầng thấp ozon là chất ô nhiễm, gây hiện tượng mù quang hóa là nguồn gốc của bệnh khó thở, gây hiệu ứng nhà kính. Nồng độ ozon trong khí quyển tăng lên 2 lần thì nhiệt độ mặt đất tăng thêm 10C. 
	3.1.5 Sự phá hủy tầng ozon.
	Một trong những nguyên nhân làm suy giảm tầng ozon là do sử dụng hợp chất CFC (cloflocacbon), có tên chung là freon. Freon là chất sinh hàn dùng trong các thiết bị lạnh.
	3.2 Hidro peoxit.
	3.2.1 Cấu tạo phân tử của hidro peoxit.
	Hidro peoxit (nước oxi già) có công thức phân tử: H2O2.
	Công thức cấu tạo: 
	3.2.2 Tính chất của hidro peoxit.
	3.2.2.1 Tính chất vật lí.
	Hidro peoxit là chất lỏng không màu, nặng hơn nước, hóa rắn ở -0,480C.
	Tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
	3.2.2.2 Tính chất hóa học.
	Hidro peoxit ít bền, dễ bị phân hủy. Sự phân hủy xảy ra nhanh nếu có mặt xúc tác.
	Số oxi hóa của oxi trong H2O2 là -1 (trung gian giữa -2 và 0). Vì vậy, H2O2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
	- Thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử.
	- Thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa.
	3.2.3 Ứng dụng của hidro peoxit.
	Tẩy trắng.
	Bảo vệ môi trường.
	Khử trùng, sát trùng.
4. LƯU HUỲNH.
	4.1 Tính chất vật lí của lưu huỳnh.
	4.1.1 Hai dạng thù hình của lưu huỳnh.
	Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình: 
	- Lưu huỳnh tà phương (): bền ở 950C.
	- Lưu huỳnh đơn tà (): bền ở 95-1190C.
	Hai dạng thù hình trên biến đổi qua lại với nhau theo điều kiện nhiệt độ.
	4.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến cấu tạo và tính chất của lưu huỳnh.
Nhiệt độ
dưới 1130C
1190C
1870C
4450C
17000C
Trạng thái
rắn, vàng
lỏng, vàng
nhớt, nâu đỏ
sôi
hơi
CTPT
S8
S8
Sn
S2
S
	4.2 Tính chất hóa học của lưu huỳnh.
	Trong hợp chất với các nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, lưu huỳnh có số oxi hóa là -2.
	Trong hợp chất với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, lưu huỳnh có số oxi hóa là +4 hoặc +6.
	Đơn chất lưu huỳnh có số oxi hóa là 0.
	4.2.1 Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hidro.
	Lưu huỳnh tác dụng với nhiều kim loại và hidro ở nhiệt độ cao.
	Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân ở nhiệt độ thường.
	4.2.2 Lưu huỳnh tác dụng với phi kim.
	Ở nhiệt độ thích hợp lưu huỳnh tác dụng với oxi, clo, flo.
	4.3 Ứng dụng của lưu huỳnh.
	Khoảng 90% lưu huỳnh được dùng để điều chế H2SO4.
	Khoảng 10% lưu huỳnh còn lại dùng công công nghiệp chất dẻo, dược phẩm
	4.4 Sản xuất lưu huỳnh.
	4.4.1 Khai thác lưu huỳnh.
	Dùng thiết bị nén nước siêu nóng để đẩy lưu huỳnh nóng chảy lên mặt đất (phương pháp Frasch).
	4.4.2 Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất.
	Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí.
	Dùng H2S khử SO2.
5. HIDRO SUNFUA.
	5.1 Cấu tạo phân tử.
	Hidro sunfua có cấu tạo tương tự phân tử H2O.
	Trong đó lưu huỳnh có số oxi hóa -2.
	5.2 Tính chất vật lí.
	Hidro sunfua là chất khí không màu, mùi trứng thối, rất độc, nặng hơn không khí.
	Hóa lỏng ở -600C, hóa rắn ở -860C.
	Khí H2S tan trong nước.
	5.3 Tính chất hóa học.
	5.3.1 Tính acid yếu.
	Hidro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch acid rất yếu có tên là acid sunfuhidric.
	5.3.2 Tính khử mạnh.
	Dung dịch acid sunfuhidric tiếp xúc với không khí trở nên vẩn đục màu vàng.
	Ở nhiệt độ cao H2S cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt.
	Nếu không đủ oxi hoặc nhiệt độ không cao lắm.
	Clo có thể oxi hóa H2S thành H2SO4.
	5.4 Trạng thái tự nhiên. Điều chế.
	Trong tự nhiên H2S có trong một số nước suối, khí núi lửa, khí thoát ra từ protein thối rửa..
	Điều chế trong phòng thí nghiệm.
	5.5 Tính chất của muối sunfua.
	Muối sunfua của kim loại nhóm IA, II2 (trừ Be): tan trong nước và tác dụng với dung dịch acid HCl, H2SO4.
	Muối sunfua của một số kim loại nặng như PbS, CuSkhông tan trong nước, không tác dụng với dung dịch acid HCl, H2SO4 loãng.
	Muối sunfua của những kim loại còn lại như ZnS, FeSkhông tan trong nước, tác dụng với dung dịch acid HCl, H2SO4.
	Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S,màu đen.
6. HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH.
	6.1 Lưu huỳnh đioxit. 
	6.1.1 Cấu tạo phân tử.
	Công thức phân tử SO2 (khí sunphurơ).
	Công thức cấu tạo: .
	6.1.2 Tính chất vật lí.
	SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, năng hơn không khí.
	Hóa lỏng ở -100C.
	Tan nhiều trong nước.
	SO2 là khí độc.
	6.1.3 Tính chất hóa học.
	SO2 là oxit acid.
	(H2SO3 là acid yếu (mạnh hơn acid H2S), không bền (ngay trong dung dịch, H2SO3 cũng phân hủy thành SO2 và H2O).
	SO2 là chất khử.
	SO2 là chất oxi hóa.
	6.1.4 Lưu huỳnh đioxit – chất gây ô nhiễm.
	SO2 là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường, nguyên chính gây ra mưa acid. Không khí có SO2 gây hại cho sức khỏe con người.
	6.1.5 Ứng dụng và điều chế SO2.
	6.1.5.1 Ứng dụng.
	Sản xuất acid sunfuric.
	Tẩy trắng giấy, bột giấy.
	Bảo quản thực phẩm.
	6.1.5.2 Điều chế.
	Trong phòng thí nghiệm.
	Trong công nghiệp.
	6.2 Lưu huỳnh trioxit.
	6.2.1 Cấu tạo phân tử.
	Công thức phân tử: SO3.
	Công thức cấu tạo: .
	Trong SO3 nguyên tố S có số oxi hóa cực đại +6.
	6.2.2 Tính chất, ứng dụng và điều chế.
	6.2.2.1 Tính chất vật lí.
	Ở điều kiện thường SO3 là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và trong acid sunfuric.
	6.2.2.2 Tính chất hóa học.
	6.2.2.3 Ứng dụng và điều chế.
	SO3 là sản phẩm trung gian để sản xuất acid sunfuric.
	Điều chế.
	6.3 Acid sunfuric.
	6.3.1 Cấu tạo phân tử.
	Công thức phân tử: H2SO4.
	Công thức cấu tạo: 
	6.3.2 Tính chất vật lí.
	Acid sunfuric là chất lỏng sóng sánh như dầu, không bay hơi, nặng hơn nước.
	H2SO4 đặc rất dễ hút ẩm, tan trong nước và tỏa nhiệt lớn.
	6.3.3 Tính chất hóa học.
	6.3.3.1 Tính chất của dung dịch acid sunfuric loãng.
	Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
	Tác dụng với kim loại đứng trước H giải phóng khí H2, tạo muối hóa trị thấp với kim loại có nhiều hóa trị.	
	Tác dụng với muối của những acid yếu.
	Tác dụng với oxit acid và base.
	6.3.3.2 Tính chất của acid sunfuric đặc.
	Tính oxi hóa mạnh.
	- Acid sunfuric đặc nóng có tính oxi hóa rất mạnh, nó oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim C, S, Pvà nhiều hợp chất.
	- Acid sunfuric đặc nguội là một số kim loại như Fe, Al, Crbị thụ động hóa.
	Tính háo nước.
	6.3.4 Ứng dụng.
	Acid sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất.
	6.3.5 Sản xuất acid sunfuric.
	Trong công nghiệp acid sunfuric được sản xuất theo phương pháp tiếp xúc gồm 3 công đoạn chính.
	- Sản xuất SO2.
	- Sản xuất SO3.
	- Sản xuất acid sunfuric.
	6.3.6 Muối sunfat và nhận biết ion sunfat.
	Muối trung hòa: chứa ion sunfat (). Phần lớn muối sunfat đều tan trừ BaSO4, PbSO4không tan.
	Muối acid: chứa ion hidrosunfat ().
	Dùng ion Ba2+ để nhận biết ion vì BaSO4 kết tủa trắng không tan trong acid hoặc kiềm.
-------------------
CHƯƠNG VII:
TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG & CÂN BẰNG HÓA HỌC
1. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG.
	1.1 Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học.
	Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học, người ta đưa ra khái niệm tốc độ phản ứng hóa học, gọi tắt là tốc độ phản ứng.
	Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian.
	Tốc độ phản ứng được xác định bằng thực nghiệm.
	1.2 Tốc độ trung bình của phản ứng.
	Xét phản ứng: .
	Gọi C1 là nồng độ chất B ở thời điểm t1, C2 là nồng độ chất B ở thời điểm t2.
	Vận tốc trung bình của phản ứng trên được tính theo công thức:
	Gọi C1’ là nồng độ chất A ở thời điểm t1, C2’ là nồng độ chất B ở thời điểm t2.
	Vận tốc trung bình của phản ứng trên được tính theo công thức:
	1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
	Nồng độ.
	- Khi tăng nồng độ các chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
	Áp suất.
	- Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.
	Nhiệt độ.
	- Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
	Diện tích bề mặt.
	- Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
	Chất xúc tác.
	- Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng (còn lại sau khi phản ứng kết thúc).
2. CÂN BẰNG HÓA HỌC.
	2.1 Khái niệm cân bằng hóa học.
	Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
	2.2 Hằng số cân bằng.
	2.2.1 Cân bằng trong hệ đồng thể.
	Xét phản ứng đồng thể: .
	Hằng số cân bằng của phản ứng là: 
	2.2.2 Cân bằng trong hệ dị thể.
	Tương tự như trong cân bằng dị thể nhưng nồng độ của chất rắn được xem là hằng số và không có mặt trong hằng số cân bằng.
	2.3 Sự chuyển dịch cân bằng hóa học.
	Sự chuyển dịch cân bằng hóa học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác do tác động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng.
	2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.
	Nồng độ.
	- Khi tăng hoặc giảm nồng độ một chất trong cân bằng, cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hay giảm nồng độ của chất đó.
	Áp suất.
	- Khi tăng hoặc giảm áp suất chung của hệ cân bằng thì bao giờ cân bằng cũng chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động của việc tăng hoặc giảm áp suất đó.
	Nhiệt độ.
	- Khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng thu nhiệt.
	- Khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều phản ứng tỏa nhiệt.
	Nguyên lí Lơ Sa – tơ – li – ê.
	Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động từ bên ngoài, như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ, thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động bên ngoài đó.
	Vai trò của chất xúc tác.
	- Không làm cân bằng chuyển dịch.
	- Làm cho cân bằng thiết lập nhanh chóng hơn.
--- the end ---

File đính kèm:

  • docHÓA 10.doc
Bài giảng liên quan