Chuyên đề dạy học một tiết ôn tập chương môn toán Trường THCS – Hải Phúc

 Toán học là môn khoa học cơ bản. Nó phát sinh và phát triển do nhu cầu thực tiễn của con người và các ngành khoa học khác. Môn toán trong trường THCS là động lực thúc đẩy học sinh phát triển năng lực, phẩm chất trí tuệ. Vì vậy việc giảng dạy bộ môn này đòi hỏi phải chính xác với những phương pháp giảng dạy phù hợp, đúng đắn giúp học sinh hiểu sâu kiến thức một cách có hệ thống lô gíc.

 * Thực trạng giảng dạy: Trong các năm học vừa qua chúng ta đã thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong trường THCS. Sự đổi mới này thể hiện trên quan điểm giảm nhẹ lý thuyết có tính hàn lâm, nâng cao kỹ năng giải toán của học sinh. Việc hướng dẫn học sinh tìm ra phương pháp học toán phù hợp với từng loại bài là một vấn đề quan trọng. Chúng ta đã có nhiều phương pháp dạy học toán đạt hiệu quả.Tuy nhiên dạy học ôn tập chương không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả vì không phải giáo viên nào cũng biết cách giúp học sinh hệ thống các kiến thức để ôn tập. Để dạy tốt một tiết ôn tập chương là một vấn đề quan trọng và khá phức tạp. Bởi lẽ trong tiết học này giáo viên phải đưa ra dạng kiến thức tổng quát cả về lý thuyết lẫn bài tập thực hành theo đúng trọng tâm của chương và nhất thiết phải giỳp HS tự hệ thống hoá kiến thức đó học theo một trỡnh tự logic từ khỏi quỏt đến cụ thể và ngược lại. Từ hệ thống đó giúp HS vận dụng kiến thức để giải được các dạng bài tập cơ bản, tổng hợp và nâng cao. Nhưng thực tế cho thấy khi dạy ôn tập chương nhiều giáo viên mới chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê các kiến thức. Như vậy dẫn đến kết quả môn toán qua các kì thi thường không cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả không cao, trong đó có nguyên nhân về phía học sinh và cả nguyên nhân về phía giáo viên.

 * Học sinh không thích học tiết ôn tập chương:

 - Đối với học sinh khá: Một số học sinh khá đã nắm chắc kiến thức rồi mà không được giáo viên định hướng cho cách ôn tập sẽ cho rằng đó là những kiến thức học rồi, dẫn đến chủ quan không cần tìm hiểu thêm về mạch kiến thức.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 8123 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề dạy học một tiết ôn tập chương môn toán Trường THCS – Hải Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 C + D) là ta đã biến một tổng thành một tích.
 Trong bài kiểm tra 1 thực hiện phép nhân đa thức ta đã biến dổi một tích thành một tổng
 Trong bài kiểm tra 2 bằng phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ta đã biến đổi một tổng thành một tích.
 Đặt vấn đề: Việc biến đổi một tích thành một tổng và biến đổi tổng thành tích được vận dụng trong các dạng bài toán bài toán nào thì chúng tôi cho học sinh làm các bài tập sau 
 Bài luyện: 
 Dạng 1: Rút gọn biểu thức
 Bài 1: Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến: 
 a. 
b. 
 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức
 với x = -2
 Thông qua các bài tập này giáo viên kiểm tra tiếp được kĩ năng phối hợp nhân đa thức với đa thức và kĩ năng vận dụng các hằng đẳng thức, kĩ năng tính toán và bỏ dấu ngoặc mà trước nó có dấu trừ.
 Sau khi hướng dẫn học sinh giải xong các bài tập trên , chúng tôi đều đặt ra câu hỏi "các em đã vận dụng những kiến thức nào để giải" .Từ đó này học sinh được củng cố nội dung lí thuyết về nhân đa thức với đa thức và các hằng đẳng thức đáng nhớ. Thực chất giải các bài tập này là rút gọn biểu thức
 Dạng 2: Phân tích đa thức thành nhân tử: 
 Bài 3: Phân tích các đa thức thành nhân tử: 
 a. 
 b. 
 c. 
 Từ bài tập này hệ thống và củng cố các phương pháp phân tích thành nhân tử : đặt nhân tử chung, dùng hằng đẳng thức, nhóm, tách, phối hợp các phương pháp 
 Bài 4: Tìm x biết : 
 a. 
 b. 
 Với câu b học sinh có thể làm 2 khai triển các hằng đẳng thức rồi thu gọn hoặc phân tích vế trái thành nhân tử đều đưa về dạng ax+b = 0
 Sau khi học sinh làm xong chốt lại cách làm dạng toán tìm x này
 Dạng 3: chứng minh biểu thức luôn âm, luôn dương
 Bài 82 sgk: chứng minh
 a. với mọi số thực x và y
	b. với mọi số thực x
 Giải: 
 a. 
 Vì với mọi số thực x, y 
 Nên vói mọi số thực x, y
 Vậy biểu thức luôn dương với mọi x, y 
 b. 
 Vậy biểu thức luôn âm với mọi x
 Từ bài tập này đưa ra phương pháp c/m một biểu thức luôn âm, luôn dương làm cơ sở giải bài toán tìm giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất của biểu thức, chứng minh bất đẳng thức.
 Chốt lại : 
 Việc biến đổi tổng thành tích giải quyết được bài toán phân tích thành nhân tử, tìm x đưa về dạng A.B = 0; làm cơ sở cho bài toán rút gọn phân thức , qui đồng mẫu các phân thức và giải phương trình tích cho chương 2
 Việc biến đổi tích thành tổng giải quyết được bài toán rút gọn tính giá trị biểu thức, tìm x đưa về ax + b = 0 đây là cơ sở cho việc giải phương trình bậc nhất một ẩn của chương 3
Nhân đơn thức với đa thức
 A( B+ C) = AB + AC
 đặt nhân tử chung
 Nhân đa thức với đa thức
(A+B)(C+D) = A( C+D) + B(C+D)
AC + AD + BC + BD
Nhóm các hạng tử và đặt nhân tử chung
 Nhân đa thức với đa thức
Phân tích thành nhân tử bằng phương pháp hđt
 * Đỏnh giỏ phương ỏn 2: 
 - Ưu điểm: Học đến đõu, thực hành đến đú, biết được những dạng bài tập này cần những kiến thức lý thuyết nào, tiết kiệm đựơc thời gian. 
 - Nhược điểm: Khó hệ thống hoỏ được cỏc kiến thức một cỏch hệ thống. Đụi khi bỏ sút kiến thức khụng ụn tập (cú thể trong bài tập khụng cú điều kiện sử dụng đến kiến thức đú).
 Phương án 3: Ôn, luyện lần lượt từng đơn vị kiến thức.
 Phương án này áp dụng với những chương có nhiều đơn vị kiến thức độc lập, vì nó khó hệ thống xâu chuỗi kiến thức (mặc dù nó có liên kết nhưng liên kết này lỏng lẻo và cũng không cần phải giới thiệu với cặn kẽ với học sinh)
 Các bài tập chương này cũng tuân theo trật tự như vậy. Tuy nhiên nếu có thể được thì ta đưa ra các bài tập tổng hợp để xâu chuỗi kiến thức ở sau cùng.
 Thực ra phương án này áp dụng hai phương án đã nêu trên. Ví dụ: Trong chương co 4 đơn vị kiến thức thì ta có thể thực hiện như sau:
 + Đơn vị kiến thức 1: Lý thuyết bài tập.
 + Đơn vị kiến thức 2: Bài tập lý thuyết.
 + Đơn vị kiến thức 3: ......
 + Đơn vị kiến thức 4: ......
 Cách làm cần linh hoạt để học sinh không bị nhàm chán và khéo léo móc xích các đơn vị kiến thức với nhau bằng những bài tập có tính mở.
Tiến hành:
Chuẩn bị:
 - Học sinh: Về nhà học và làm cõu hỏi ở sỏch giỏo khoa và làm bài tập theo hướng dẫn của giỏo viờn.
 - Giỏo viờn: Soạn hợ̀ thụ́ng cõu hỏi và chuõ̉n bị phần bài tập (hợ̀ thụ́ng bài tọ̃p này nờn sắp xếp theo những dạng cơ bản để hướng dẫn học sinh). 
 * Lên lớp: 
 Giáo viên gợi kiến thức cũ cho học sinh trả lời. Sau đó giáo viên đưa ra bài tập cần vận dụng kiến thức đó, học sinh giải xong chốt lại cách làm dạng bài vừa nêu . Cứ theo trình tự như vậy đến hết chương.
Ví dụ : đại số lớp 7
Tiết 21: ôn tập chương I - : số hữu tỉ-số thực
(Tiết 2)
 Chương 1 đại số của lớp 7 có nhiều kiến thức mang tính chất gần như độc lập, cung cấp cấp cho học sinh về số hữu tỉ, các phép toán về cộng, trừ, nhân, chia và lũy thừa, tỉ lệ thức, số vô tỉ, số thực.
 Các kiến thức của chương được chia ra hai mảng riêng biệt:
 - Mảng 1: Số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực và các phép toán trên các tập hợp số.
 - Mảng 2: Tỉ lệ thức.
 Vì bài có hai tiết và các kiến thức độc lập tương đối nên ta lần lượt ôn theo từng mảng kiến thức như phân chia ở trên.
 ở tiết 1: Mảng kiến thức về số hữu tỉ, số vô tỉ, số thực và các phép toán trên các tập hợp số đó: Sau khi ôn tập sự phát triển của tập hợp số bằng sơ đồ để nêu nên tính hệ thống của toàn chương. Thực ra điều này đối với học sinh đại trà không phải là trọng tâm. Ta tập trung giải quyết loại bài tập tổng hợp: Ví dụ như các bài tập: Thực hiện phép tính, rút gọn, tìm x.....
 Sau tiết 1, ta đã hoàn tất mảng số học gồm quan hệ giữa các số.
Tiết 2:
 Mảng kiến thức về tỉ lệ thức được chia ra: 
 - Định nghĩa, tính chất của tỉ lệ thức.
 - Tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
 - Ta cần đưa ra các bài tập luyện tập và chia dạng các bài tập vận dụng. ở mảng 2 này chúng ta đã bắt đầu xét đến quan hệ giữa các đại lượng. Vì vậy trong các dạng toán ta đưa ra tìm đại lượng chưa biết (một hoặc hai, ba đại lượng) theo các dữ liệu đã cho về mối quan hệ giữa chúng để mở đường cho chương sau và toàn bộ các chương sau này chỉ xét quan hệ giữa các đại lượng.
 Thực ra những kiến thức này học sinh đã được học ở lớp 5 (Toán tổng tỉ, hiệu tỉ. Nhưng ở đây các cách giải đã được vận dụng tỉ lệ thức và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
 Với phương án này chúng tôi thể hiện bằng tiết dạy minh họa.
Đánh giá phương án 3:
Ưu điểm: Giáo viên có thể củng cố được nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, qua phần nào hiểu ngay phần đó.
Khuyết điểm: Học sinh khó hệ thống kiến thức, học sinh yếu không nắm bắt tính lôgíc bài học.
Trên đây là ba phương án khi dạy tiết ôn tập. Thực tế tuỳ thuộc vào nội dung, mục đích yêu cầu của từng chương cụ thể mà giáo viên lựa chọn phương án cho phù hợp.
Đánh giá kết quả thực hiện:
 - Trước đây mỗi khi dạy học tiết ôn tập chương tôi luôn cảm thấy nặng nề và lúng túng khi dẫn dắt để học sinh nhắc lại kiến thức cũ. Nhưng sau khi vận dụng chuyên đề này tôi thấy rằng:
 - Đối với học sinh: Nắm vững kiến thức hơn, có hệ thống hơn vận dụng giải bài tập nhẹ nhàng hơn, yêu thích bộ môn hơn. Hơn nữa nó còn giúp cho học sinh trung bình, yếu tự ôn tập được. Bên cạnh đó còn giúp học sinh khá, giỏi có điều kiện tìm hiểu thêm một số bài tập nâng cao nhằm phát huy tính tự học, tự tìm tòi, sáng tạo của học sinh trong học toán.
 . Đối với giáo viên: Kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức của học sinh dễ dàng và chính xác, biết được kiến thức nào trong chương học sinh chưa nắm rõ từ đó giáo viên kịp thời uốn nắn, sửa sai, giảng lại.
 Với các phương án dạy học ôn tập chương như trên tôi tin tưởng mỗi tiết ôn tập chương là một tiết học sôi nổi nhiều tranh luận giữa các em học sinh. Từ đó các em hứng thú học tập hơn. Trên đây là kinh nghiệm về giảng dạy tiết ôn tập chương mà chúng tôi đã rút ra được từ quá trình tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp và chúng tôi cũng đã vận dụng bước đầu có hiệu quả. Thông qua kết quả kiểm tra cuối chương tôi nhận thấy học sinh học tập tiến bộ hơn, chất lượng kiểm tra đạt 65% từ trung bình trở lên đối với lớp đại trà.
D. ý kiến đề xuất: 
- Việc chuẩn bị cho một tiết dạy, nhất là tiết ôn tập chương đòi hỏi sự đầu tư của giáo viên rất nhiều không những kiến thức nội dung, về phương pháp mà còn về phương tiện dạy học do đó tốn rất nhiều thời gian. Làm sao giáo viên phải nắm chắc toàn bộ nội dung chương trình toàn cấp, nội dung chương trình của một khối lớp, và nội dung kiến thức trọng tậm của từng chương điều đó đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu rất nhiều, Có những nội dung kiến thức dạy ở trong chương nhưng không áp dụng ngay cho chương sau mà có khi lên lớp trên mới sở dụng đến. Nếu giáo viên không nghiên cứu, không nắm vững mà bỏ qua sẽ thiệt thòi cho học sinh.
 - Ngoài ra để tiết ôn tập không bị nhàm chán, học sinh không chán học, phải áp dụng nhiều hình thức ôn tập để gây hứng thú cho học sinh như: Tổ chức trò chơi, áp dụng công nghệ vào dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học cũng cần đến nguồn kinh phí không nhỏ. 
 - Trên thực tế kiến thức toán ở THCS là khá nặng nhưng thời lượng dành cho bộ môn rất hạn chế (4 tiết/tuần). trong một bài lượng kiến thức cũng nhiều, có đơn vị kiến thức nếu phân bổ thời gian cũng chỉ được 5 phút cho nên đảm bảo học sinh được hiểu bài một cách cặn kẽ là rất khó khăn. Chính vì vậy, công việc dồn cho tiết ôn tập là cho học sinh hiểu được tính hệ thống kiến thức trong chương là rất khó khả thi. Vì vậy đề nghị cáp trên cần nghiên cứu chương trình cho tinh giản và vừa sức học sinh (hoặc tăng thời lượng cho bộ môn toán; một số môn có thể tích hợp với các môn khác để bớt nặng cho học sinh)
 - Tôi nghĩ rằng qua việc hội thảo chuyên đề này phòng giáo dục nên thống nhất phương pháp cũng như các phương tiện dạy học, cung cấp thêm phương tiện dạy học để giúp chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cung cấp chuyên đề hay để giáo viên tham khảo, học hỏi.
 Với hiểu biết còn hạn chế trên đây chúng tôi chỉ đưa ra một số kinh nghiệm dạy học ôn tập chương, rất mong sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp để cho việc giảng dạy của tôi và của các đồng chí ngày một tiến bộ hơn./.
 Xin chân thành cảm ơn!
 Hải Phúc, ngày 29 tháng 11 năm 2009
 Người viết
 Phạm Thị Ngọc

File đính kèm:

  • docON TAP.doc
  • pptcong tao-chinh thuc.ppt
  • pptTHUYET TRINH.ppt
Bài giảng liên quan