Chuyên đề Dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng theo phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Những lần cải cách giáo dục phát huy tính tức cực là một trong những hướng cải cách nhằm đào tạo ra những con người năng động sáng tạo, làm chủ bản thân. Tuy nhiên sự chuyển biến trong quá trình dạy học trong các loại hình nhà trường còn diễn tiến chậm, chủ yếu là cách dạy truyền thống.Thế nhưng áp dụng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học cấp trung học phổ thông đã được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông (Quyết định 16/2006/QĐ/BGD- ĐT ngày 5/5/2006).
ân nhóm thế nào là hợp lý ? Thống kê sơ bộ trong tiết dạy có hoạt động học và ôn (bao nhiêu động tác ?), bài tập phát triển thể lực (bao nhiêu bài, bài tập nào ?) Kiểm tra, đánh giá nội dung nào (KT hay KN )? Xác định Lượng vận động và thứ tự thực hiện sao cho hợp lý . Một động tác của bài tập mới học (giai đoạn học ban đầu) bao giờ cũng thường mắc nhiều lổi sai (được liệt kê trong sách Thể dục), HS tham gia tập luyện thường xuyên, qua nhận xét đánh giá và rút kinh nghiệm nên những sai sót giảm dần, điều đó chứng tỏ kỹ năng thực hiện đang nâng dần lên, đến khi cơ bản hoàn thành động tác là đạt yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng ( đạt mục tiêu ) Ví dụ: Nội dung bài hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa “Kiểu ngồi” ở lớp 8: Tiết 1 yêu cầu về chuẩn kiến thức là biết cách thực hiện nhảy xa kiểu ngổi, yêu cầu về kĩ năng là thực hiện được nhảy xa “Kiểu ngồi”. Đến tiết 3 yêu cầu về kỹ năng thực hiện cơ bản đúng nhảy xa “Kiêu ngồi”. Như vậy dưạ vào mục tiêu bài dạy thì tiết 1&2 giáo viên tập trung vào giảng giải kết hợp vớt thị phạm động tác, tổ chưc tập luyện để hình thành kĩ năng và sữa sai động tác cho học sinh để đến tiết 3 đạt kỹ năng cơ bản đúng về kĩ thuật động tác 2. Soạn giáo án: Cấu trúc một giáo án Thể dục gồm các mục sau: Soạn ngày: ...tháng .....năm 201... Tiết số TÊN BÀI BÀI DẠY I. Mục tiêu : Nêu rõ mục tiêu của bài là ôn tập hoặc học mới động tác, bài tập, trò chơi và yêu cầu về mức độ mà HS cần đạt được sau khi học : Về kiến thức có các mức : Biết ,thông hiểu....... Về kĩ năng có các mức : “ thực hiện được...”, “thực hiện cơ bản đúng....”. Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng được xác định trong mối quan hệ chặt chẽ, lôgic, đó là mối quan hệ giữa lí thuyết và thực hành. Học sinh có thể thông hiểu về lí thuyết, cách thực hiện nhưng khi thực hành chỉ đạt được một phần của sự hiểu đó. II. Địa điểm và phương tiện : Địa điểm : Cần nêu rõ bài học được tiến hành ở địa điểm nào, ở đâu ( trong lớp, ngoài sân tập hay trong phòng tập...) cần phân công HS chuẩn bị sao cho đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn. Phương tiện: Học cần chuẩn bị những phương tiện gì? Giáo viên cần chuẩn bị những phương tiện gì để thực hiện tốt giờ dạy. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: A. Phần mở đầu : 6-8 phút Bao gồm các công việc : 1. Ổn định tổ chức: + Học sinh tập hợp báo cáo sỹ số + GV nhận lớp, phổ biến, mục tiêu, nội dung, yêu cầu của giờ học, kiểm tra sức khoẻ học sinh 2. Khởi động: + Khởi động chung và chuyên môn. 3. Kiểm tra bài cũ: (tuỳ thuộc vào tiết dạy) Các công việc trên ghi rõ định lượng về thời gian, số lần tập, khoảng cách cần thực hiện, đội hình tập (tập đồng loạt hay phân nhóm). Ngoài ra, giáo viên cần chỉ rõ những bài tập tối thiểu và những bài tập khuyến khích nếu còn thời gian sẽ thực hiện để đảm bảo ưu tiên đặc điểm cá nhân . B. Phần cơ bản : khoảng 28-30 phút Phần này nêu rõ các nội dung tối thiểu và khuyến khích, giáo vien sẽ tiến hành dạy cho học sinh, hình thức tổ chức, định lượng của từng nội dung đó. Để vận dụng PPDH (phương pháp dạy học), tích cực hóa HS trong từng nội dung đó cần chỉ rõ hoạt động nào của GV và HS, cách tổ chức tập luyện phân nhóm có hoặc không quay vòng, có sơ đồ, tranh ảnh kĩ thuật, nếu sử dụng phương tiện nghe nhìn (băng đĩa hình kỹ thuật ...) thì phải tổ chức hết sức hợp lý, không lạm dụng quá mức dẫn đến HS chỉ chú ý xem mà không tập luyện. Hình thức tổ chức phân nhóm không hoặc có quay vòng cũng phải tính đến thời gian luân chuyển giữa các nội dung. có sơ đồ chỉ rõ cách tổ chức tập luyện và động tác, bài tập...lưu ý ở phần này là trật tự sắp xếp các nội dung sao cho khi học bài mới hay ôn bài cũ đều theo trật tự lôgic, đảm bảo nguyên tắc dạy học bộ môn, đảm bảo kế thừa và hệ thống,tránh di chuyển mất nhiều thời gian. Củng cố bài học: Có thể tiến hành ngay sau từng nội dung lớn của bài, hoặc tiến hành chung vào cuối phần cơ bản hoặc tiến hành sau khi thả lỏng, hồi tĩnh.(tuỳ thuộc vào kiểu bài) C. Phần kết thúc : 5-7 phút Gồm các nội dung : Một số động tác hoặc kết hợp với trò chơi để hồi tĩnh. Hệ thống lại bài học (nếu chưa tiến hành ở cuối phần cơ bản) GV nhận xét giờ học cần cụ thể rõ ràng (chỉ ra ưu nhược điểm, đánh giá đúng thực trạng ) GV giao bài tập và hướng dẫn cho HS tập luyện ngoài giờ (giao bài về nhà ) phải cụ thể để giờ học sau có thể kiểm tra, đánh giá. Các nội dung trên đều có định lượng về thời gian, số lần hay khoảng cách cần tập. *Lưu ý : Mọi hoạt động trong một tiết học cần tính toán hết sức cụ thể khi chuyển đổi giữa các nội dung sao cho : + Không tốn nhiều thời gian + Duy trì được hứng thú của HS giữa những lần chuyển tiếp nội dung + Phát huy tính tự giác và tích cực chủ động của HS trong giờ học. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng. 1.Thực trạng a. Thuận lợi: Trong quá trình kiểm tra,đánh giá được công khai minh bạch, mọi HS đều biết và có thể hiểu được quy cách kiểm tra Một số nội dung kiểm tra dễ quan sát và đảm bảo tính khách quan. Sau khi học hết một chương GV cho HS kiểm tra để đánh giá kết quả, những HS tham gia học tập đầy đủ thường là đạt chuẩn Các động tác chỉ cần thực hiện cơ bản đúng là đạt yêu cầu nên nhiều HS sẽ đạt yêu cầu nếu như học tập chuyên cần và luyện tập thêm ngoài giờ b. Khó khăn : Khi dạy học thể dục thời gian kiểm tra rất ngắn nên đánh giá vẫn bằng cảm tính thiếu khách quan. Kiểm tra miệng, học sinh không ghi chép nên trình bày cũng không rõ ràng mặc dù đã có kĩ năng thực hiện động tác,. Đối với những HS có sức khỏe bình thường nhưng hình thành kĩ năng động tác còn chậm, GV cần phải nắm vững những đặc điểm cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng và yêu cầu vừa sức khi kiểm tra Vì không có sách giáo khoa Thể dục, HS khó khăn trong việc ôn tập bài ở nhà để nắm được kiến thức môn học. 2. Quan điểm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học : Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của các môn học mà học sinh cần phải và có thể đạt được sau từng giai đoạn học tập. Các mức độ về kiến thức, kĩ năng : Về kiến thức: Yêu cầu HS phải nhớ, biết, hiểu các kiến thức cơ bản trong chương trình, đó là nền tảng để có thể phát triển năng lực nhận thức ở cấp cao hơn. Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, thực hành thao tác, thực hiện được, làm được... Kiến thức, kĩ năng phải dựa trên cơ sở phát triển thể lực, trí tuệ HS ở các mức độ, từ đơn giản đến phức tạp, nội dung bao hàm các mức độ khác nhau của nhận thức và vốn vận động của HS. Mức độ cần đạt được về kiến thức: Đối với HS THCS , thường chỉ sử dụng với 3 mức độ đâu là nhận thức, đâu là nhận biết, đâu là thông hiểu và vận dụng 3. Kiểm tra đánh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: a, Mục đích của kiểm tra , đánh giá : + Kiểm tra kiến thức, kĩ năng để đánh giá trình độ xuất phát của người học có liên quan tới việc xác định nội dung, PPDH môn học. + KTĐG nhằm mục đích dạy học: Bản thân việc kiểm tra đánh giá nhằm định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kĩ năng. + Kiểm tra nhằm mục đích đánh giá thành kết quả học tập hoặc nhằm nghiên cứu đánh giá mục tiêu phương pháp dạy học. b, Chức năng của kiểm tra, đánh giá + Chức năng định hướng hoạt động + Chức năng xác nhận thành tích học tập, hiệu quả dạy học c, Hình thức kiểm tra : Kiểm tra kết quả học tập môn Thể dục có các hình thức như : Kiểm tra thực hành, kiểm tra kiến thức, kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ (theo Quy chế ). Trước khi kiểm tra cần biên soạn câu hỏi, đáp án trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng. 4. Biên soạn đề kiểm tra : a. Xác định mục tiêu: Khi biên soạn đề kiểm tra, phải xác định rõ việc ra đề để kiểm tra mức độ hoàn thành mục tiêu, nghĩa là những yêu cầu HS cần đật về kiến thức, kĩ năng và thành tích sau khi học xong một chương hoặc dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định yêu cầu cần đạt sau khi học xong một bài hay một số bài b.Lựa chọn nội dung và hình thức kiểm tra: Sau khi xác định được mục tiêu của việc kiểm tra, cần phải lựa chọn nội duung kiểm tra về kiến thức hay cả kiến thức, kĩ năng và thành tích hoặc chỉ kiểm tra kĩ năng, từ đó lựa chọn nội dung kiểm tra, hình thức ra đề, những nội dung cần kiểm tra và phương pháp tổ chức tiến hành sao cho vừa sức và thuận lợi cho HS khi tham gia kiểm tra. Việc kiểm tra phải đảm bảo cho HS bộc lộ được khả năng về kiến thức, kĩ năng và thành tích. Đối với đề kiểm tra thực hành phải kèm theo các điều kiện như: yêu cầu HS tham gia kiểm tra phải được khởi động đảm bảo về sức khỏe, thể lực, phải có quá trình tập luyện đầy đủ và có hệ thống, phải chuẩn bị sân, trang thiết bị an toàn, thuận tiện, các thiết bị đo đạc cần chính xác, tin cậy. GV chuẩn bị phương án phân nhóm và những yêu cầu cụ thể để sao cho mỗi HS khi được tham gia kiểm tra có trạng thái sẵn sàng và đảm bảo an toàn. c. Xây dựng đáp án và thang điểm: - Đáp án dành cho kiểm tra thường xuyên, cần phải bám sát mục tiêu, yêu cầu của một số bài học trong mỗi giai đoạn cuả quá trình dạy học, để xây dựng thang điểm hợp lý đối với từng nội dung trong đáp án. - Đáp án cho kiểm tra định kỳ về thành tích và kĩ thuật đã có trong sách, tuy nhiên đánh giá về kỹ thuật động tác, thành tích…cần phải thống nhất trong tổ bộ môn về tiêu chí dánh giá, thế nào là đúng, cơ bản đúng…có thể đề xuất thêm một số tiêu chí chuyên môn để phân hóa các mức đánh giá sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong trường. Đặc biệt lưu ý: sau khi xây dựng thang điểm (yêu cầu kĩ thuật, thành tích) GV trong tổ bộ môn đều phải được thảo luận để đảm bảo thống nhất một mặt bằng chung. C. ĐỀ XUẤT Phòng giáo dục tiếp tục mở các lớp tập huấn, những buổi hội thảo để trao đổi về phương pháp dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cho giáo viên trong huyện. Trên đây là những vấn đề chúng tôi nêu ra và thưc hiện trong việc dạy học và kiểm tra đánh giá chuẩn kiến thức, kỹ năng theo phương pháp dạy học tích cực. Bước đâù thực hiện nên không tránh những thiêú sót nhất định rất mong sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp để cùng nâng dần chất lượng bộ môn.. Xin chân thành cảm ơn! Kính chúc Thầy Cô Søc KhoÎ H¹nh Phóc!
File đính kèm:
- Bao cao chuyen de TD chuan kien thuc.ppt