Chuyên đề Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -Xã hội

Trong lịch sử cách mạng nước ta, các đoàn thể quần chúng và tổ chức xã

hội đã đóng giữ vai trò quan trọng. Các tổ chức này đã động viên, tập hợp các

tầng lớp nhân dân trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đấu tranh

thống nhất nước nhà. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã

có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự hình thành và củng cố Nhà nước kiểu mới

ở Việt Nam. Vai trò này của các đoàn thể quần chúng đã được khẳng định rõ

trong Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính

quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân, tăng cường

sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, tham gia xây dựng và củng

cố chính quyền nhân dân, cùng Nhà nước chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng

của nhân dân, động viên nhân dân thực hiện quyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi

hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại

biểu dân cử và cán bộ, viên chức Nhà nước” (Điều 9)

pdf29 trang | Chia sẻ: hongmo88 | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
ớc bổ sung, hoàn chỉnh 
chủ trương, chính sách về công tác vận động quần chúng; xây dựng lực lượng 
cốt cán, phát huy vai trò những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng, gia 
đình, dòng họ trong công tác vận động quần chúng. 
3.3. Đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân và tập trung hướng 
mạnh các hoạt động về cơ sở; phát huy tính năng động sáng tạo của Mặt trậnTổ 
quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp trong công tác vận 
động quần chúng, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, cơ sở 
- Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tập hợp nhân dân phù hợp với yêu 
cầu phát triển của xã hội, để phát huy khả năng sáng tạo và giải quyết những lợi 
ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân trong công cuộc xây dựng 
cuộc sống mới hiện nay. 
- Tiếp tục thực hiện chủ trương hướng mạnh về cơ sở, Mặt trận Tổ quốc 
và các đoàn thể cần xây dựng tổ chức theo hướng dân chủ, chất lượng, thiết 
thực; không chạy theo số lượng, tích cực xây dựng, củng cố ban công tác mặt 
 26 
trận, chi hội, chi đoàn ở cơ sở vững mạnh, thu hẹp diện yếu kém, nhất là ở các 
vùng nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, các khu công nghiệp. 
- Tăng cường tiếp xúc, trao đổi, toạ đàm với đoàn viên, hội viên và nhân 
dân, lắng nghe ý kiến, giải quyết hoặc phản ánh lên cấp trên và các cơ quan chức 
năng xử lý kịp thời những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội 
viên và nhân dân. Giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công 
dân, không để xảy ra khiếu kiện vượt cấp, đông người, không để phát sinh thành 
“điểm nóng”, giữ vững ổn định chính trị ở địa phương, cơ sở. 
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội làm nòng 
cốt trong việc phát huy dân chủ, năng lực, trí tuệ, ý thức trách nhiệm công dân, 
thực hiện giám sát và phản biện xã hội; xây dựng, củng cố và hoàn thiện các 
thiết chế dân chủ ở cơ sở như: quy chế về hoạt động hoà giải, quy chế giám sát 
đầu tư cộng đồng và quy chế hoạt động thanh tra nhân dân; coi trọng và sử dụng 
rộng rãi hoạt động tư vấn trong công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở 
các cấp; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo vệ chế độ xã hội 
chủ nghĩa. 
3.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách cán bộ của Mặt trận 
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội đáp ứng yêu cầu đổi mới nội 
dung, phương thức hoạt động 
- Sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể theo hướng 
tinh gọn ở cấp trung ương, cấp tỉnh; tổ chức hợp lý bộ máy cấp huyện; mở rộng 
thành phần cán bộ bán chuyên trách cho cấp xã, phường, thị trấn. Coi trọng việc 
kết hợp, phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ: chuyên trách, bán chuyên trách và 
cộng tác viên. Quan tâm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ 
quốc và các đoàn thể có phẩm chất, năng lực và kỹ năng vận động quần chúng, 
được phát hiện từ trong phong trào quần chúng. 
- Giải thể hoặc chuyển giao những tổ chức, cơ quan, đơn vị đang hoạt 
động trong các lĩnh vực kinh tế không thuộc chức năng nhiệm vụ của Mặt trận 
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Thực hiện đúng tôn chỉ, mục 
đích hoạt động của từng đoàn thể trong công tác vận động quần chúng. 
- Xây dựng tiêu chuẩn, chức danh, cơ chế, chính sách phù hợp đối với 
cán bộ dân vận, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể; chú trọng bồi dưỡng, sử 
dụng cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở những vùng đặc 
biệt khó khăn như vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân 
tộc, đồng bào có đạo. 
 27 
- Nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác vận động quần 
chúng cho cán bộ mặt trận Tổ quốc, đoàn thể ở cơ sở và thôn, ấp, làng, bản, khu 
phố,... nơi trực tiếp triển khai ra dân để thực hiện các chủ trương, nghị quyết của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa 
phương, cơ sở. 
- Do đặc điểm cán bộ Đoàn thanh niên luân chuyển rất nhanh, cho nên cần 
quan tâm bố trí khoảng 5% biên chế cán bộ nguồn (hưởng lương và chế độ từ cơ 
quan Trung ương Đoàn hoặc tỉnh Đoàn) để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, 
luân chuyển cán bộ chủ chốt của Đoàn thanh niên. 
- Đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban 
cán sự đảng Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục-Đào tạo và các đoàn thể xây dựng đề án, 
sắp xếp và tổ chức lại các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể ở Trung 
ương . Thành lập Khoa Dân vận ở Học viện Xây dựng Đảng, thuộc Học viện 
Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, 
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân vận, mặt trận và các đoàn thể trong thời kỳ đẩy 
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Củng cố, tăng 
cường và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Khoa Dân vận đã có ở 63 
trường chính trị của các tỉnh, thành phố hiện nay. 
3.5. Tăng cường công tác quần chúng của chính quyền nhà nước các cấp; 
thể chế hoá cơ chế phối hợp giữa chính quyền nhà nước với Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội trong đổi mới nội dung, phương thức 
hoạt động 
- Đổi mới nội dung, phương thức phối hợp hoạt động giữa cơ quan 
chính quyền nhà nước với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính 
trị-xã hội. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, các 
quy chế phối hợp, ký kết liên tịch, chương trình phối hợp công tác giữa Uỷ 
ban nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính 
trị - xã hội các cấp. 
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước về 
phong cách dân vận: “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm 
với dân”; “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, thực sự vì nhân dân, phục 
vụ lợi ích của nhân dân. 
- Chính quyền nhà nước dựa vào Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để 
phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của nhân dân, tôn trọng và tạo 
 Hiện nay có: Trường Đại học Công đoàn; Trường Đại học Tôn Đức Thắng; Học viện Thanh thiếu 
niên Việt Nam; Học viện Phụ nữ Việt Nam; Trường Đào tạo Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam. 
 28 
mọi điều kiện để nhân dân thông qua đoàn thể của mình tham gia xây dựng, tuân 
thủ chức năng quản lý và bảo vệ chính quyền nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các 
đoàn thể là chỗ dựa của chính quyền, từng bước phát huy vai trò giám sát và 
phản biện xã hội, giúp chính quyền nhà nước khắc phục những hạn chế, yếu 
kém trong quản lý nhà nước; đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và 
các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước, đảm bảo quyền làm chủ của 
nhân dân được thực thi trong đời sống xã hội. 
- Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
và các đoàn thể chính trị-xã hội, phù hợp với thực tiễn công tác vận động quần 
chúng. Cần nghiên cứu để hình thành cơ chế Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 
xây dựng “quỹ hoạt động” thông qua các chương trình, dự án, góp vốn và tiếp 
nhận sự ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với chủ trương của Đảng 
và quy định của pháp luật để chủ động trong hoạt động phong trào. Không thực 
hiện việc khoán kinh phí hoạt động với số lượng biên chế của Mặt trận Tổ quốc 
và các đoàn thể như các cơ quan, đơn vị hành chính. 
- Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ với các thiết chế văn 
hoá cơ sở phục vụ nhu cầu hoạt động học tập, vui chơi, giải trí cho thanh, thiếu 
nhi và sinh hoạt cộng đồng của nhân dân. 
3.6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, 
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính 
trị-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội 
nhập quốc tế 
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và hệ thống 
chính trị về nhiệm vụ lãnh đạo, xây dựng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn 
thể chính trị-xã hội vững mạnh. Các cấp uỷ đảng tiến hành kiểm điểm sâu sắc 
việc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã ban hành về công tác 
Dân vận, công tác Mặt trận và các Đoàn thể. Đưa nội dung lãnh đạo xây dựng 
Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể vững mạnh thành một trong những tiêu chuẩn 
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp. 
- Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiền phong gương mẫu của cán 
bộ, đảng viên, phát huy tính năng động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các 
Đoàn thể phù hợp với tôn chỉ, mục đích và tính chất chính trị-xã hội của mỗi tổ 
chức trong công tác tập hợp quần chúng. 
- Chú trọng lãnh đạo phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể 
trong phát triển kinh tế, văn hoá -xã hội, quốc phòng-an ninh.Các cấp uỷ đảng 
 29 
thường xuyên tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng 
góp của nhân dân. 
- Xây dựng và ban hành quy chế công tác Dân vận của hệ thống chính trị. 
Các cấp uỷ Đảng cần thực hiện nghiêm túc việc giao ban định kỳ với Dân vận, 
Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị-xã hội. 
- Bộ Chính trị tiếp tục lãnh đạo Nhà nước bổ sung, hoàn thiện luật pháp, 
các văn bản pháp quy của Nhà nước; xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã 
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể chính trị-xã hội để góp 
phần quản lý đất nước có hiệu quả. 
- Tiếp tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, làm rõ vị trí và mối quan 
hệ giữa Đảng và Mặt trận Tổ quốc với tư cách Đảng vừa là thành viên của Mặt 
trận Tổ quốc, đồng thời lãnh đạo Mặt trận. Quy định cụ thể nhiệm vụ của người 
đại diện tổ chức Đảng trong Mặt trận Tổ quốc các cấp; đồng thời, xác định rõ 
trách nhiệm của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc trong việc tham mưu cho cấp uỷ 
cùng cấp về công tác quần chúng. 
- Quan tâm lãnh đạo công tác sơ kết, tổng kết nội dung và phương thức 
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể; định kỳ hàng năm hoặc khi 
thấy cần thiết, Bộ Chính trị, Ban Bí thư làm việc, nghe báo cáo tình hình và định 
hướng nội dung hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các 
đoàn thể chính trị - xã hội (Thực hiện theo Quyết định 290 - QĐ/TW về Quy chế 
công tác dân vận của hệ thống chính trị)./. 

File đính kèm:

  • pdf4.Chuyen_de_Mat_tran_va_cac_doan_the_CVCC2012_S.pdf
Bài giảng liên quan