Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu Lớp 4-5
A. Những vấn đề cơ bản về dạy học luyện từ - câu lớp 4-5.
I.Mục tiêu:
1.Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho HS những kiến thức sơ giản về từ, câu và văn bản.
2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.
3. Bồi dưỡng cho HS có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.
II. Nội dung dạy học:
1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các chủ điểm học tập
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯƠNG HOÀNH Trân trọng chào mừng quý thầy, cô về tham dự chuyên đề. Chuyên đề: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4-5A. Những vấn đề cơ bản về dạy học luyện từ - câu lớp 4-5.I.Mục tiêu: 1.Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho HS những kiến thức sơ giản về từ, câu và văn bản. 2. Rèn luyện cho HS các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu. 3. Bồi dưỡng cho HS có thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.II. Nội dung dạy học: 1. Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ: Từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá bao gồm các từ thuần Việt, Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ phù hợp với các chủ điểm học tập.2. Trang bị các kiến thức sơ giản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và văn bản; rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu và sử dụng dấu câu.Nội dung kiến thức:- Ngữ âm: Cấu tạo tiếng, cách đánh dấu thanh.Từ và nghĩa của từ: Mở rộng vốn từ theo chủ điểm (hán Việt, thành ngữ, tục ngữ); từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa; từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.Câu: Các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến, câu ghép.Văn bản: Liên kết câu trong bài bằng phép lặp, phép thế và phép nối từ ngữ.b.Các loại hình bài học: Dạy lí thuyết: Gồm có 3 phần: Nhận xét, ghi nhớ và luyện tập.Hướng dẫn thực hành: các bài học mở rộng, hệ thống hoá vốn từ, ôn tập, tổng kết vốn từ đều được thể hiện dưới hình thức các bài tập thực hành.3. Bồi dưỡng cho HS ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá trong giao tiếp.III. Các biện pháp dạy học:Hướng dẫn phân tích ngữ liệu: Để hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu, người dạy cần áp dụng các biện pháp sau đây:Giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập:- Một HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.- HS đọc thầm rồi trình bày lại yêu cầu bài tập.Giáo viên giải thích thêm yêu cầu (nếu cần)Tổ chức cho HS làm mẫu một phần của bài tập.b. Tổ chức cho HS thực hiện bài tập:- HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để thực hiện bài tập.- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.- Trao đổi với HS hoặc tổ chức cho HS góp ý cho nhau, đánh giá nhau trong quá trình làm bài.- Sơ kết, tổng kết ý kiến HS.2. Hướng dẫn luyện tập thực hành: Phần này gồm các bài tập thực hành nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học. GV cần phát huy đúng mức tính chủ động của HS trong quá trình luyện tập.VI. Quy trình dạy học:1. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS nêu ngắn gọn những điều đã học ở tiết trước, cho ví dụ minh hoạ hoặc giải các bài tập để củng cố, vận dụng kiến thức đã học.2. Dạy bài mới: a. Đối với loại bài dạy lí thuyết: - Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết dạy, chú ý làm nổi bật mối quan hệ giưa nội dung tiết học này với các tiết khác.Hình thành khái niệm:+ Phân tích ngữ liệu: GV hướng dẫn HS phân tích ngữ liệu như đã trình bày ở phần biện pháp dạy học.+ Ghi nhớ kiến thức: Từ những dẫn chứng cụ thể ở khâu phân tích ngữ liệu, bằng câu hỏi gợi mở giúp HS tự rút ra các kiến thức cần ghi nhớ ( có thể hợp tác dưới hình thức nhóm rồi sau đó cho HS đọc lại ghi nhớ sgk.- Hướng dẫn luyện tập: như đã trình bày ở phần biện pháp dạy học.- Củng cố, dặn dò: Bước này cần tiến hành nhẹ nhàng, sao cho đúng trọng tâm kiến thức , kĩ năng cơ bản, có thể dưới nhiều hình thức khác nhau.b. Đối với loại bài thực hành:- Giới thiệu bài.- Hướng dẫn thực hành.- Củng cố, dặn dò.B. Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS trong dạy học Luyện Từ và CâuI. Phương pháp luyện tập theo mẫu: là phương pháp mà GV đưa ra các mẫu cụ thể về lời nói (cũng có thể HS nêu ra mẫu) để thông qua đó, HS tìm hiểu đặc điểm của mẫu, từ mẫu đó HS biết cách tạo ra các đơn vị lời nói theo đặc điểm mẫu. VD: Khi dạy bài: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)TV5/2 trang 124.Bài tập 2: Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong mẩu chuyện sau. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc. Truyện kể về bình minh - Truyện kể Nga Câu chuyện này xảy ra ở một sân trường dành cho trẻ khiếm thị. Sáng hôm ấy có một cậu bé mù dậy rất sớm đi ra vườn cậu bé thích nghe điệu nhạc của buổi sớm mùa xuân. Có một thầy giáo cũng dậy sớm đi ra vườn theo cậu bé mù. Thầy đến gần cậu bé khẽ chạm vào vai cậu hỏi:Em có thích bình minh không ?...Để giúp HS làm bài tập nầy, GV có thể đọc câu đó lên (thể hiện rõ chỗ nghỉ hơi sau trạng ngữ và các thành phần cùng loại), rồi nói: Trong câu: Sáng hôm ấymùa xuân, chúng ta cần dùng dấu phẩy để tách trạng ngữ chỉ thời gian (sáng hôm ấy) với các bộ phận câu còn lại và tách các thành phần cùng loại (dậy rất sớm, đi ra vườn). Khi đọc ta nghỉ hơi nhẹ sau dấu phẩy. Sau khi làm mẫu, HS quan sát mẫu suy ra cách làm với các câu tương tự còn lại.II. Phương pháp phân tích ngôn ngữ: Đây là phương pháp dạy học, trong đó HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, tiến hành tìm hiểu các hiện tượng ngôn ngữ, quan sát và phân tích các hiện tượng đó theo định hướng của bài học. Trên cơ sở đó rút ra những nội dung lí thuyết hoặc thực hành cần ghi nhớ. Ví dụ: Dạy bài: Tính từ-TV4/1 tr 110. Đọc truyện sau: Cậu học sinh ở Ác-boa GV hướng dẫn HS phân tichs nội hàm đặc thù ngôn ngữ của các từ miêu tả như:- Tính tình, tư chất của cậu bé: chăm chỉ, giỏi.- Màu sắc của sự vật: trắng phau, xám.Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật: nhỏ, con con, nhỏ bé Giúp HS nhận thấy rằng tính đặc thù của các từ trên chỉ dùng để gợi tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. Những từ như vậy được gọi là tính từ.III. Phương pháp thực hành giao tiếp: Là phương pháp dạy học bằng cách sắp xếp các dữ liệu ngôn ngữ sao cho vừa đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ trong hệ thống ngôn ngữ, vừa phản ảnh được đặc điểm chức năng của chúng trong hoạt động giao tiếp. Đối với phương pháp nầy thì chúng ta thấy rất rõ khi dạy các bài học như:Dùng câu hỏi vào mục đích khác hoặc Gĩư phép lịch sự khi đặt câu hỏi Tuy nhiên, không có phương pháp nào là vạn năng cả, trong quá trình xây dựng thiết kế bài giảng, chúng ta cần vận dụng một cách linh hoạt, đồng bộ sao cho thật hợp lí giữa các phương pháp dạy học tích cực hoá như: Phương pháp làm việc theo nhóm, phương pháp lựa chọn đúng sai, phương pháp hỏi đáp, phương pháp ghi ý kiến lên bảng, phương pháp trực quan, phương pháp phỏng vấn nhanh, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trò chơi, phương pháp đóng vaiC. Vận dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của HS dạy học một bài cụ thể: Trong tài liệu sgkTV 4-5, các bài học Luyện Từ và Câu được xây dựng thông qua hệ thống bài tập được sắp xếp một cách hợp lí. Do vậy nhiệm vụ quan trọng của GV thông qua các biện pháp dạy học hướng dẫn HS phát huy đúng mức tính tích cực, sáng tạo của các em.* Hướng dẫn HS làm bài tập theo các bước sau:Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi, lời giải thích, bằng tranh ảnh,)Hướng dẫn chữa một phần của bài tập làm mẫu. Cả lớp tự làm thử một phần của bài tập rồi cùng chũa bài làm mẫu.Tổ chức cho HS làm các bài tập còn lại (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân tuỳ mức độ khó dễ)Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về tri thức (GV cần hướng dẫn HS nhận xét kết quả bài làm của bạn, tự đánh gúa kết quả học tập của bản thân về kiến thức, kĩ năng đạt được trong quá trình luyện tập).- Nêu yêu cầu, hướng dẫn HS thực hiện những hoạt động tiếp nối nhằm củng cố kết quả thực hành (tổ chức trò chơi), luyện tập ở lớp (viết bài ở nhà, thực hành giao tiếp ngoài lớp học, sử dụng kĩ năng đã học vào thực tế cuộc sống).Ví dụ 1: Dạy bài: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi(TV 4/1 tr 157)Bài tập 1: Sử dụng phương pháp trực quan, làm việc theo nhóm.Bài tập 2: Sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, hoạt động cá nhân.Bài tập 3: Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm. Ví dụ 2: Dạy bài: Từ đồng âm (TV 5/1 tr 51)Phần nhận xét: BT 1,2 sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, hiện tượng nghĩa của từ nằm trong ngữ cảnh cụ thể:Ông ngồi câu cá.Đoạn văn này có 5 câu.Phần ghi nhớ: Sử dụng phương pháp học tập theo nhóm để rút ra kiến thức bài học.Phần luyện tập: BT 1,2 sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ.BT 3 Sử dụng phối hợp phân tích ngôn ngữ- đóng vai.BT4 sử dụng phương pháp trò chơi. Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo !
File đính kèm:
- Doi_moi_PPDH_Luyen_tu_va_Cau_lop_45.ppt