Chuyên đề Đổi mới phương pháp và một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn trường trung học cơ sở

A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN

I/ Vai trò:Môn Ngữ văn thuộc nhóm khoa học xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS và là môn công cụ không chỉ trong giao tiếp, nhận thức mà còn là công cụ tư duy của học sinh.

 

ppt42 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới phương pháp và một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
làm phức tạp những đơn giản”.6/ Luôn tạo hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện những biện pháp, thủ thuật thích hợp, tác động đến học sinh như: phù hợp năng khiếu; học sinh học “được”, học có kết quả; chỉ ra được tính độc đáo, mới lạ của kiến thức truyền thụ; tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn; sự khuyến khích, động viên của giáo viên7/ Nắm chắc trình độ học tập, những lỗi sai của từng học sinh để có thể giúp học sinh khắc phục, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy. II/ Tổ chức dạy và học môn Ngữ văn THCS:1/ Đối với giáo viên: 1.1/ Chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh một cách toàn diện, thường xuyên. Tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện kỹ năng, khắc phục những hạn chế cơ bản từ lỗi chính tả, đến dùng từ, đặt câu, diễn đạt... Kinh nghiệm cho thấy những trẻ sống trong gia đình cha mẹ có trình độ thì khả năng dùng từ, diễn đạt tốt hơn, thậm chí có em mới vào lớp 1 đã có khả năng này do các em được “tắm trong ngôn ngữ” gia đình từ phát âm đến dùng từ, diễn đạt. 1.2/ Thực hiện yêu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động cho học sinh. Giáo viên phải từng bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ một chiều sang phương pháp dạy học mới, chống lối dạy đọc – chép, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho mình với sự chủ động tối đa. Làm cho “Học” là một quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, muốn vậy cần có những biện pháp yêu cầu học sinh “động não”. a/ Cần phân tích hiệu quả tác động của từng loại câu hỏi để lựa chọn phù hợp:- Câu hỏi hẹp ( kín )Chỉ có một cách trả lời thoả đáng thương là rất ngắn- Câu hỏi rộng: Loại câu hỏi này buộc học sinh phải suy nghĩ nhiều và giúp giáo viên thu thập được nhiều thông tin về mức độ tiếp thu của học sinh. +Câu hỏi tái hiện: tái hiện lại một giai đoạn trong cuộc đời một nhân vật, tái hiện lại bức tranh thiên nhiên trong một đoạn thơ + Câu hỏi tái tạo: Đối với GV dạy văn, rèn luyện được năng lực tưởng tượng của học sinh là rất quan trọng, là biện pháp tích cực để phát huy trí lực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học văn, thể hiện được sự cảm thụ, rung động tinh tế của người học trước những khám phá mới lạ, bất ngờ.b/ Khi xây dựng hệ thống câu hỏi đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với đặc trưng thể loại, đối tượng học sinh -Câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức tác phẩm:+ Đọc một đoạn thơ (văn), tóm tắt một đoạn, kể về một nhân vật+ Phân tích: một chi tiết, một hình ảnh, tên tác phẩm, một biện pháp tu từ + Phát biểu cảm nghĩ: về một nhân vật, một câu thơ, một đoạn thơMuốn trả lời câu hỏi này, đòi hỏi HS phải nhớ, phải thuộc kiến thức; bước đầu có sự khám phá về những nét đặc sắc về nghệ thuật, nội dung tác phẩm; thấy được mối liên quan về những sự việc, sự kiện, chi tiếtc/Tận dụng được công nghệ mới nhất - Ứng dụng CNTT trong dạy học. Cần chú ý khai thác tốt thế mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy họcViệc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, âm thanh sinh động, hấp dẫn làm cho người học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh.-Chú ý vai trò “thao tác mẫu của giáo viên” vẫn là rất cần thiết và khó có thể thay thế được.Cần chú ý sử dụng với liều lượng hợp lý, tránh ôm đồm gây quá tải cho học sinh; tính thời gian lướt qua một trang hợp lý, đảm bảo học sinh kịp theo dõi, nắm bắt vấn đề.Song cần lưu ý khắc phục những hạn chế như- Giúp giáo viên tiết kiệm được một số thời gian trong dạy – học ở các khâu: ghi bảng, trình bày hình ảnh, giới thiệu thêm tư liệu, ghi sơ đồ, bảng biểugiáo viên cần biết tính toán khai thác thế mạnh này để tăng thời gian hoạt động cho học sinh.Tuy nhiên cần tránh tình trạng học sinh chỉ “nhìn”, “nghe” là chính dẫn đến sau một tiết học học sinh nắm lờ mờ, không chắc, không sâu kiến thức mới, không rèn luyện, củng cố kỹ năng nào, thậm chí đối với học sinh yếu không đọng lại được chút gì sau tiết học. 1.3/ Mở rộng kiến thức phù hợp làm phong phú nội dung từng bài:Tuy nhiên giáo viên cần chọn nội dung mở rộng kiến thức phù hợp, không gây quá tải mà chỉ mang tính chất làm rõ, minh họa, kích thích hứng thú, nhu cầu tìm hiểu của học sinh. Trên cơ sở đó những học sinh có nhu cầu có thể tự tìm hiểu thêm ở nhà Mở rộng kiến thức trong giờ dạy văn là một trong những cách đem đến cho học sinh những rung động, những khám phá riêng về một tác phẩm văn chương tốt nhất.Mặt khác việc mở rộng kiến thức trong giờ dạy văn còn giúp cho giáo viên tự làm giàu vốn kiến thức cho bản thân, tạo cho học sinh có thói quen tìm tòi, sáng tạo; hứng thú.1.4/ Tổ chức tốt việc ôn tập cho HS: Học – quên là hiện tượng thông thường, phổ biến. Do đó giáo viên cần tranh thủ mọi cơ hội giúp học sinh phải “động não” huy động vốn kiến thức, kỹ năng cũ thực hiện tốt các khâu liên hoàn “Học – Luyện – Ôn” trong quá trình học tập. Học sinh có điều kiện được gặp đi, gặp lại nhiều lần và sẽ nhớ sâu, nhớ lâu. Việc ôn tập có thể thực hiện : yêu cầu học sinh nhắc lại, vận dụng kiến thức cũ giải quyết tình huống mới; so sánh, nêu nhận xét về sự phát triển của mạch kiến thức, làm bài tập tổng hợp  Nhằm khuyến khích học sinh “Học bài – Làm bài – Ôn bài ” nên tổ chức cho học sinh làm bài khảo sát chất lượng dưới dạng trắc nghiệm khách quan gắn với kiến thức, kỹ năng cần bổ trợ cho học sinh. Đối với ôn tập một chủ đề, một giai đoạn văn học, một chương  giáo viên có thể sử dụng dạng sơ đồ mạng hệ thống bảng biểu ( dùng để so sánh, ôn tập nội dung cơ bản của kiến thức). Giáo viên nên hướng dẫn học sinh tự chủ động xây dựng bảng hệ thống hóa, bảng biểu, nội dung kiến thức cơ bản .. trước, qua đó cũng góp phần phát triển sự sáng tạo đối với từng học sinh. Tác dụng giúp học sinh xác định được kiến thức cơ bản, trọng tâm, nắm chương trình một cách cô đọng, mạch lạc, rèn kỹ năng diễn đạt, trình bày theo cách riêng của mình, không cần học vẹt từng câu, từng đoạn theo sách giáo khoa Ví dụ 1: Lớp 6: Học xong truyện truyền thuyết, cổ tích Việt Nam, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết Văn. *Lý thuyết: ( HS soạn theo bảng mẫu)Truyện truyền thuyếtTruyện cổ tíchKhái niệmCác truyện được họcĐiểm giống nhauĐiểm khác nhau * Luyện tập:Kể tóm tắt, nêu nội dung ý nghĩa các truyện? Truyện yêu thích nhất? Nhân vật yêu thích nhất?Chi tiết kì lạ thích nhất trong truyện? Ý nghĩa?Đọc, kể diễn cảm truyện em thích nhất. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập sau mỗi bài. Tổ chức tiết ôn tập theo quy định của phân phối chương trình: Giáo viên có thể tổ chức dưới nhiều hình thức ôn tập phong phú, sinh động và nhẹ nhàng. Bám sát vào mục tiêu cần đạt của tiết ôn tập, dựa vào nội dung hướng dẫn ôn ở SGK, chọn lọc và sắp xếp lại kiến thức sao cho phù hợp mà vẫn nổi bật trọng tâm. Dành 2/3 thời gian của tiết học để HS thực hành. Các hình thức ôn có thể là: Đố vui ôn luyện, Thi đọc, kể chuyện diễn cảm, Thi hái hoa dân chủ. HS có thể tham gia ra đề thi, làm giám khảo, dẫn chương trình giáo viên tổ chức ôn tập như vậy sau khi đã hướng dẫn, kiểm tra, sửa bài khó cho HS và HS đã hoàn thành các yêu cầu giáo viên đề ra.Cũng ở tiết ôn tập này giáo viên có thể tổng kết được một phần kết quả ôn tập thường xuyên, định kỳ của HS, nhận ra những thành công và hạn chế trong quá trình ôn tập của các em để tiếp tục có kế hoach phụ đạo ngay trong giờ học chính khóa giúp các em làm bài kiểm tra học kỳ, cuối năm thành công. Đồng thời nắm được hệ thống kiến thức cùng các kỹ năng cơ bản của chương trình đang học để lên lớp trên học được tốt. 1.5/ Phát huy tính sáng tạo của học sinh: Sáng tạo là một hành động làm nên những cái mới. Điều quan trọng nhất đối với sáng tạo là phải có các ý tưởng. Tính sáng tạo chính là kết quả ở mức độ cao của tư duy tích cực, chủ động, độc lập. Tuy nhiên mức độ sáng tạo của học sinh có hạn nhưng đó là những cơ sở ban đầu để phát triển trí sáng tạo về sau này. Về phía học sinh, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn. Giáo viên có thể dùng biện pháp yêu cầu mỗi học sinh lần lượt trình bày ý tưởng, ý kiến sau đó tổ chức nhận xét, đánh giá (phương pháp động não). Giáo dục ý thức, khuyến khích tinh thần sáng tạo ngay từ những việc nhỏ, khen khi học sinh có những ý tưởng mới, độc đáo, dùng phương pháp nêu gương để hình thành dần ở học sinh ý thức, thói quen, tạo tiền đề cho khả năng sáng tạo sau này. Việc này có thể thực hiện nhiều lúc, nhiều nơi. 1.6/ Giáo dục tinh thần ham hiểu biết, có thói quen đọc sách. 1.7/ Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc hiểu tốt, phát triển sức đọc 2/ Đối với học sinh: a/ Từng bước giáo dục học sinh xác định đúng đắn nhu cầu học tâp bộ mônb/ Bồi dưỡng và phát huy năng lực tự học cho học sinh *./ Biết xếp thời gian biểu tự học ở nhà một cách khoa học, bao gồm các công đoạn chính: học bài, ôn bài cũ; luyện tập qua làm bài tập; chuẩn bị bài mới. */ Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt việc học bài, ôn bài cũ; luyện tập qua làm bài tập; chuẩn bị bài mới và học ở lớp. KẾT LUẬN:Đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn là yêu cầu quan trọng đòi hỏi mỗi giáo viên cần nhận thức đúng và thực hiện tốt để nâng cao chất lượng học tập, đáp ứng được mục tiêu đào tạo bộ môn, giúp học sinh yêu thích học bộ môn hơn. Bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng dạy học phải được thực hiện đồng bộ bằng nhiều giải pháp ở cả phía thầy và trò. Trên đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trường trung học cơ sở. Bản thân tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để tiếp tục bổ sung giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung góp phần đào tạo những con người và thế hệ vừa hồng vừa chuyên như lòng mong mỏi của Bác Hồ kính yêu. Trân trọng cảm ơn sự chú ý của các đồng chí!

File đính kèm:

  • pptCHUYEN DE.ppt