Chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

I. TỔ CHUYÊN MÔN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Vai trò của tổ chuyên môn trong nhà trường phổ thông

 Tổ chuyên môn hoặc nhóm chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn) là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường phổ thông. Trong trường, các tổ chuyên môn coa mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

 Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, đặc biệt là hoạt động giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của giáo viên.

 Tổ chuyên môn là nơi giáo viên sinh hoạt chuyên môn và chia sẻ những tâm tư, tình cảm cũng như khó khăn trong đời sống. Chính vì thế tổ chuyên môn có vai trò tập hợp, đoàn kết các thành viên trong tổ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giáo viên trong trường phổ thông.

2. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn

Theo quy định tại khoản 2, Điều 16 Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD ĐT ngày 18/3/2011, tổ chuyên môn có các nhiệm vụ chính sau đây:.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baobinh26 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên
 cực, mâu thuẫn cá nhân
- Người chủ trì là người khơi dậy để các giáo viên được nói ý kiến của mình, do đó không nên nói nhiều, không áp đặt ý kiến chủ quan của mình lên người khác, không lên lớp bắt buộc người nghe phải chấp nhận, không nên chốt lại, nhắc lại ý kiến vừa phát biểu làm mất thời gian, gây nhàm chán.
- Người chủ trì cần lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi nhẹ nhàng để khơi gợi các ý kiến tập trung vào vấn đề trọng tâm. Ví dụ: khi giáo viên ngại phát biểu thường nói “ý kiến của tôi trùng với ý kiến của các đồng chí vừa phát biểu”. Trong trường hợp này người chủ trì nhẹ nhàng yêu cầu: Vậy bạn/cô giáo có thể nói rõ hơn ý kiến của mình hoặc nhắc lại ý kiến mà bạn đồng tình
- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên đều được phát biểu, khuyến khích giáo viên đưa ra nhiều ý kiến, kể cả ý kiến trái chiều, tránh tình trạng lấn át ý kiến của người khác.
- Khuyến khích giáo viên không chỉ nêu hiện tượng mà cần nêu rõ nguyên nhân và giải pháp khắc khục.
- Trong sinh hoạt chuyên môn mới, người chủ trì không tổng kết, không chốt lại, nhưng có thể tóm tắt lại các vấn đề cần lưu ý, các giải pháp để mỗi giáo viên tự suy nghĩ rút kinh nghiệm/áp dụng trong các giờ thực tế và các buổi sinh hoạt chuyên môn sau.
Tiến trình buổi thảo luận có thể thực hiện như sau:
(1) Người chủ trì nêu mục đích của buổi thảo luận.
(2) Giáo viên dạy minh họa đại diện cho nhóm thiết kế nêu mục tiêu cần đạt của bài, những ý tưởng thay đổi về nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học để phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể và cảm nhận sau khi dạy bài học, sự hài lòng, những băn khoăn hay khó khăn khi thực hiện bài dạy.
(3) Giáo viên dự giờ chia sẻ ý kiến về giờ học.
Sau khi giáo viên dạy minh họa trình bày, các giáo viên tham dự có thể đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn ý đồ của người dạy. Nhóm thiết kế giáo án cùng có trách nhiệm trả lời câu hỏi của người tham gia dự và bổ sung ý kiến để làm rõ hơn ý đồ thiết kế của cả nhóm.
Nếu có chụp ảnh hay quay video giờ học, người chủ trì có thể cho giáo viên xem lại hình ảnh các hoạt động trọng tâm hoặc dừng lại ở một số hoạt động tiêu biểu (học sinh hứng thú, tích cực, mệt mỏi, chán nãn, ngủ gật, không tập trung). Khuyến khích tất cả giáo viên dự giờ chia sẻ những quan sát, suy nghĩ, cảm nhận của mình về giờ học, những thông tin thu được trong quá trình quan sát. Người dự giờ có thể mô tả một tình huống học tập có vấn đề hoặc mô tả chi tiết hoạt động của một học sinh hay một nhóm học sinh, phân tích nguyên nhân của hiện tượng đó và đưa ra giải pháp nếu cần thiết
Các câu hỏi gợi ý khi thảo luận
- Những điều mình học được qua bài học minh họa?
- Những khó khăn của học sinh biểu hiện trong giờ học?
- Nguyên nhân của những khó khăn mà học sinh gặp phải?
- Giải pháp khắc khục những khó khăn của học sinh?
- Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của học sinh như: nét mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm
- Bài học có gì mới/sáng tạo so với sách giáo khoa, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của học sinh như thế nào?
- Các nội dung/hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh hay không? (đủ thời gian học, dễ hiểu, thu hút sự tham gia của học sinh).
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học có làm cho học sinh hứng thú mang lại hiệu quả thực sự hay không? Tại sao? (hoạt động nhóm. Cá nhân).
- Học sinh được quan tâm/hỗ trợ như thế nào (học sinh tích cực, học sinh yếu kém, học sinh bị “bỏ quên”).
- Học sinh có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế nào?
- Mối quan hệ giữa giáo viên- học sinh; giữa học sinh- học sinh trong các tình huống như thế nào?
- Học sinh học được gì qua mỗi hoạt động?	
- Các hoạt động có tác động đến việc hình thành nhân cách/giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như thế nào? (sự tự tin, kĩ năng trình bày, kĩ năng lãnh đạo, điều khiển hoạt động nhóm, kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng kiên định)
Để đảm bảo không khí sinh hoạt tổ chuyên môn thân thiện, cởi mở, không căng thẳng nặng nề, người chủ trì cần lắng nghe tích cực và khéo léo hướng buổi thảo luận đi đúng trọng tâm, đạt được mục đích, không nên để người dự mổ xẻ, phân tích, xoi mói những hạn chế của giáo viên dạy minh họa.
Người góp ý cần căn cứ vào mục tiêu của bài học để hiến kế đưa ra các giải pháp để giúp người dạy khắc phục những hạn chế sao cho tạo cơ hội cho tất cả học sinh đều được tham gia học tập, tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả.
Mỗi người dự tìm ra những yếu tố tích cực, suy nghĩ xem mình đã học được gì từ bài học này (kể cả việc rút kinh nghiệm từ những cái sai của đồng nghiệp) trước khi đưa ra những nhận xét về những hạn chế của người học. Người dự nên nêu những phát hiện mà giáo viên dạy minh họa có thể không nhìn thấy vì chưa bao quát hết được) điều này sẽ giúp cho giáo viên nhìn lại mình và tự điều chỉnh để hoàn thiện hơn trong các giờ học sau.
Không áp đặt ý kiến, kinh nghiệm chủ quan cá nhân, quá chú trọng đến các quy trình truyền thống của một giờ dạy. Khi đưa ra nhận xét, người dự không nên sử dụng những câu nói như: “Nếu là tôi, tôi sẽ hoặc “tóm lại, chúng ta cần/cách tốt nhất là”. Người dự cần đặt mình vào vị trí của người thực hiện giờ học để chia sẻ những khó khăn và những kết quả của giờ học. Đặc biệt là không đánh giá giáo viên, không xếp loại giờ học và không kết luận cần phải thay đổi cách nào. Trong quá trình thảo luận, các giáo viên sẽ đưa ra rất nhiều giải pháp khác nhau, tuy nhiên mỗi giáo viên sẽ tự suy nghĩ và lựa chọn giải pháp phù hợp với học sinh và điều kiện học tập của lớp mình.
Nếu cần thiết, các giáo viên có thể cùng thảo luận thiết kế lại bài học dựa trên thực tế và những kinh nghiệm, biện pháp được rút ra trong bài học minh họa để kiểm chứng cho những giải pháp đã đưa ra.
4. Công tác chuẩn bị để sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học.
Việc thay đổi thói quen từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học cần phải có thời gian chuẩn bị về tư tưởng cũng như cơ sở vật chất để đảm bảo tính khác quan và khoa học.
4.1. Nhiệm vụ của lãnh đạo nhà trường và tổ trưởng chuyên môn
Trước hết, lãnh đạo nhà trường/tổ trưởng chuyên môn phải làm thay đổi nhận thức và vai trò chủ động trong việc tạo niềm tin cho giáo viên về những thay đổi tích cực của bản thân học sinh trong các buổi dự giờ sinh hoạt chuyên môn; thực sự coi sinh hoạt chuyên môn là cơ sở, là biện pháp quan trọng để thay đổi chất lượng học tập của học sinh và văn hóa nhà trường. Để thực hiện được điều đó, lãnh đạo nhà trường cần tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách thcs thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn mới; tổ chức cuộc họp để giới thiệu mô hình sinh hoạt chuyên môn mới; nêu sự cần thiết và những lợi ích mà sinh hoạt chuyên môn mới mang lại; thành lập nhóm tư vấn cho các buổi sinh hoạt chuyên môn, gợi ý phân công người dạy minh họa, tổ chức nhóm thiết kế bài học, dự giờ, thảo luận và vận dụng những điều học được vào thực thế.
Nhà trường cần xây dưng kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn; lên kế hoạch bổ sung trang thiết bị- dạy học để đảm bảo cho các hoạt động dạt và học của trường như: máy ảnh, máy chiếu, áy quay video.
4.2. Nhiệm vụ của giáo viên
Giáo viên cần chủ động tìm hiểu nội dung, cách thức thực hiện mô hình sinh hoạt chuyên môn mới; tự nguyện xung phong dạy minh họa, tích cực sáng tạo trong việc đề xuất những nội dung và phương pháp mới để thiết kế bài học. Bên cạnh đó, giáo viên cần học cách quan sát học sinh học, ghi chép, lắng nghe, suy nghĩ; học cách lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng, tích cực tham gia thảo luận sâu về những khó khăn, nguyên nhân và hướng giải quyết khi dự giờ. Quan trọng hơn cả là tự rút kinh nghiệm cho bản thân sau khi dự giờ để điều chỉnh nội dung, cách dạy cho phù hợp với học sinh của mình.
4.3. Điều kiện cho sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
Trong sinh hoạt chuyên môn truyền thống, thông thường hiệu phó phụ trách chuyên môn chủ trì buổi sinh hoạt. Tuy nhiên, trong cách sinh hoạt chuyên môn mới thì việc hiệu trưởng chủ trì các buổi sinh hoạt có vai trò rất quan trọng. Bởi vì hiệu trưởng là người có quyền quyết định tối cao nhất đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vây, cùng với hiệu phó chuyên môn, hiệu trưởng có trách nhiệm:
- Giải đáp những thắc mắc của giáo viên trong cuộc họp để đảm bảo sự đồng thuận của giáo viên trong việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn mới.
- Cùng với giáo viên thảo luận những khó khăn có thể gặp phải và tìm phương án giải quyết.
- Chỉ đạo sâu sát hoạt động sinh hoạt chuyên môn; là người điều hành chính trong buổi sinh hoạt chuyên môn; là người đặt các câu hỏi hoặc nêu vấn đề trọng tâm để định hướng cho giáo viên thảo luận.
- Xây dưng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của nhà trường, kiên định thực hiện kế hoạch, đảm bảo và thực hiện đúng kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn mới.
4.4. Các giai đoạn sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học
(1) Giai đoạn thứ nhất
- Thay đổi thói quen về cách dự giờ, xây dựng quan hệ đồng nghiệp.
- Thay đổi cách quan sát và suy nghĩ về việc dạy của giáo viên và học của học sinh.
- Hình thành thói quen lắng nghe chia sẻ ý kiến, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
- Xác định được mục tiêu sinh hoạt chuyên môn là giúp giáo viên có cơ hội học tập lẫn nhau. Sinh hoạt chuyên môn không phải là nơi để giáo viên giỏi dạy giáo viên yếu.
(2) Giai đoạn thứ hai
- Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học.
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học hiệu quả nhằm đáp ứng được yêu cầu và khả năng học của học sinh; tìm hiểu về các mối quan hệ của học sinh với học sinh trong lớp, các kỹ năng cần thiết của giáo viên để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Tăng cường khả năng độc lập, sáng tạo, thử nghiệm những ý tưởng mới vào bài dạy minh họa. Áp dụng tất cả những ý tưởng mới, những hiểu biết về phương pháp dạy học tích cực để rút kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn và áp dụng trong các bài học hàng ngày.

File đính kèm:

  • docDoi moi SHCM dua tren NCBH.doc
Bài giảng liên quan